So sánh nhân vật huấn cao và ông lái đò các quận đặc biệt của tokyo, tôkyô

Đề bài: So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng tám 1945.

Bài văn mẫu

    Nguyễn Tuân được biết đến là “một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn” với cá tính mạnh và ngông. Ông là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Và chính cái nhìn độc đáo về con người như vậy, ông đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình ở chất tài hoa nghệ sĩ mà tiêu biểu phải nhắc đến hai nhân vật: Huấn Cao (Chữ người tử tù) và người lái đò (Người lái đò sông Đà). Đây là hai nhân vật được khắc họa trong hai giai đoạn sáng tác khác nhau (trước và sau Cách mạng tháng Tám) của nhà văn. Ở hai nhân vật này đều có sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân.

    Trước hết, điểm nhất quán đầu tiên ở Huấn Cao và ông lái đò đó là họ đều được tiếp cận ở góc độ văn hóa nghệ thuật, theo tiêu chuẩn tài hoa nghệ sĩ. Nhân vật này đều là những con người nghệ sĩ tài hoa trong nghề nghiệp của mình, họ đều là những anh hùng kiên cường, bất khuất. Và đặc biệt hơn tâm hồn họ luôn trong sáng và cao đẹp. Huấn Cao mang vẻ đẹp thiên lương, nổi loạn không vì tư lợi cá nhân mà vì dân, vì nước, mục đích thể hiện một cái khao khát xây dựng công bằng, xóa sạch mọi bất công, ngang trái trong cuộc đời. Không vì vàng ngọc quyền thế mà ép mình viết chữ và chỉ cho chữ những người tri âm, tri kỉ trong đó có viên quan cai ngục. Khi Huấn Cao nhìn thấy tấm lòng trong sáng viên quản ngục, đã sẵn sàng nhận lỗi và cho chữ “thiếu một chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao quan điểm sống riêng đó là phải sống sao cho xứng đáng với những tấm lòng, phụ tấm lòng của người khác là điều không thể tha thứ. Ông thật sự là một nhân cách cao đẹp kết hợp giữa tâm và tài. Cũng giống như Huấn Cao, ông lái đò cũng được khắc họa chất vàng mười trong tâm hồn nhưng nó là vàng mười của người anh hùng lao động bình thường trên sông nước. Sau khi vượt qua ba chặng thác đầy nguy hiểm, nhưng ông lái đò không bàn tán một lời nào mà chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh. Đây chính là vẻ đẹp của người nghệ sĩ lớn, phẩm chất anh hùng lập nên bao chiến công phi thường nhưng lại rất đỗi bình thường. Đó cũng chính là vẻ đẹp của con người thời đại Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng xã hội mới, con người mới.

    Nhưng ngay cả khi miêu tả nét tài hoa, uyên bác của họ thì Nguyễn Tuân vẫn cho thấy sự khác biệt. Đầu tiên trong cách giới thiệu hai nhân vật này, nếu như Nguyễn Tuân giới thiệu gián tiếp về Huấn Cao, nhà văn đứng ngoài cuộc, ông không đưa bất kì lời bình luận nào mà người đọc chỉ biết đến Huấn Cao qua cuộc trò chuyện với viên quan coi ngục và thầy thơ lại, đây là một con người tài hoa trong viết chữ, trong khi đó nhà văn giới thiệu ông lái đò là người “Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã mười năm liền và thôi làm đò cũng đôi chục năm nay”, một sơ yếu lí lịch đầy đủ nhưng không cụ thể. Khác với Huấn Cao, ông lái đò không có một cái tên riêng. Như vậy, nếu trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chỉ tìm thấy những bông hoa lạc lõng còn vương sót lại trong quá khứ thì sau Cách mạng, nhà văn tìm thấy những bông hoa, trong cuộc đời thật của đại bộ phận nhân dân mà tiêu biểu là ông lái đò.

    Điểm khác biệt tiếp theo được thể hiện chính trong tài năng của hai nhân vật, có nghĩa là dù nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng nét tài hoa ở Huấn Cao khác với nét tài hoa ở ông lái đò. Huấn Cao được xây dựng là một người có tài thư pháp, tài viết chữ đẹp siêu phàm. Cái tài đó nức danh, nổi tiếng khắp vùng. Ông viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Chữ của ông “vuông lắm, đẹp lắm”, có được chữ ông Huấn treo trên nhà là có được vật báu trên đời. Không xin được chữ thì đó là niềm ân hận suốt đời của viên quan cai ngục. Và tài năng ấy càng được khẳng định qua thái độ biệt đãi Huấn Cao của viên cai ngục, ông nhìn tử tù Huấn Cao bằng con mắt hiền lành, kiêng nể, sai người quét dọn phòng giam, nhẫn nại và dũng cảm để xin được chữ của Huấn Cao, cho dù Huấn Cao đã đuổi đi “người hỏi ta muốn gì ư, ta chỉ muốn nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”. Tài năng của Huấn Cao được thể hiện ngay trong nét chữ của ông, đó là nét chữ nhưng cũng là nét người, nét chữ ấy không chỉ vuông, tươi tắn mà còn nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người. Có thể khẳng định chữ viết của Huấn Cao là những tác phẩm mỹ thuật dành riêng cho những tao nhân mặc khách, những người có khiếu văn hóa thẩm mĩ và biết yêu cái đẹp. Nhưng không chỉ tài hoa với nghề viết chữ, Huấn Cao còn hiện lên là một anh hùng khí phách, hiên ngang và bất khuất. Ông dám một mình đứng lên lãnh đạo chống lại triều đình phong kiến thối nát. Khi dấy binh việc lớn không thành, dù có tài vượt ngục bẻ khóa nhưng ông cũng không chạy trốn ngược lại vẫn mang phong thái ung dung, thanh thản đến giây phút cuối cùng. Nửa tháng trời ở trong buồng giam, vẫn thản nhiên nhận rượu thịt giống như lúc bình sinh. Điều này chứng tỏ ông coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, khinh ghét cái xấu chính vì thế ông coi khinh quan cai ngục. Trước cái chết ngày mai vào kinh, pháp trường lập ở đó nhưng Huấn Cao vẫn ung dung chủ động đón nhận cái chết, dám làm dám chịu và vẫn khai sinh ra cái đẹp trong lòng của cái ác, cái xấu đang ngự trị. Đó thật sự là tính cách của người anh hùng kiên cường, bất khuất.

    Khác với Huấn Cao, ông lái đò là người tài hoa, trí dũng trong nghề chở đò của mình. Ông làm nghề chở đò đã suốt mười năm liền và vô cùng am hiểu dòng sông Đà mà ông vẫn chở khách hằng ngày. Để tô đậm vẻ tài hoa trong nghề chèo đò của ông lái đò, Nguyễn Tuân đã miêu tả ba chặng vượt thác đầy thử thách. Trong chặng vượt thác thứ nhất, sóng nước Đà giang hiện lên với tính cách của loài thủy chiến, đưa ra những đòn hiểm độc nhằm “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”, chúng bày thiên la địa võng hò reo vang trời để uy hiếp tinh thần đối phương. Tuy nhiên, ông lái đò vẫn hiện lên là một con người trí tuệ, tài hoa khi nén cơn đau chống đỡ ngón đòn hiểm độc nhất của dòng sông, kiên cường dũng cảm vượt qua hỗn chiến dù cuộc chiến không cân sức này nhiều lúc làm ông rơi vào tình thế bị động nhưng ông vẫn phá được trùng vi thạch trận thứ nhất. Đến chặng thứ hai khi sóng nước Đà giang trở nên nham hiểm, xảo quyệt hơn, nó hiện lên như một con thú muốn đòi ăn chết con thuyền. Nhưng nhờ kinh nghiệm chèo đò và sự am hiểu về con sông Đà cùng tài năng chở đò của mình, ông đã không hề nao núng, tỉnh táo phóng đúng vào cửa sinh làm cho cái thằng đá tướng phải tiu nghỉu cái mặt. Ông lái đò như dũng sĩ tung hoành trên chiến trận, luôn luôn sáng suốt ứng phó kịp thời thay đổi chiến thuật để chế ngự dòng thác man dại, độc địa, xáo trá đó. Như vậy trong chặng thứ nhất ông lái đò ở thế thủ thì đến chặng thứ hai ông đã ở thế công để rồi đến chặng thứ ba đã làm nên chiến tích của mình, ông đã dành phần thắng trong cuộc chiến, đem lại phần thắng vinh quang cho cuộc đời mình. Đó chính là người anh hùng lao động vất vả trong cuộc sống bình thường. Ở ông lái đò, luôn ánh lên vẻ tài hoa, trí dũng, cái mà Nguyễn Tuân gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa”.

    Như vậy qua việc so sánh hai hình tượng nhân vật Huấn Cao và ông lái đò, ta có thể thấy rằng Nguyễn Tuân luôn hướng vào những con người phi thường, khác thường. Đó phải là những con người tài hoa nghệ sĩ, mang cái nhìn văn hóa bền vững trong phong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân. Nhưng qua đây ta cũng nhìn nhận được điểm khác biệt trong phong cách tiếp cận của nhà văn, nếu trước Cách mạng cái đẹp hiện lên trong sự hoài niệm, hoài cổ, nó đối lập với thực tại nghiệt ngã thì sau Cách mạng cái đẹp được nhìn trong sự hiện hữu của đời thường, trong thực tài và nó hòa nhập vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Nhưng cho dù có sự khác biệt đi chăng nữa thì cả hai nhân vật Huấn Cao và ông lái đò đều được thể hiện bởi một ngòi bút tài hoa và uyên bác. Tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, những so sánh, liên tưởng táo bạo, bất ngờ; uyên bác trong việc vận dụng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau để làm phong phú và tăng khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương, làm tăng khả năng tổ chức câu văn xuôi giàu tính tạo hình, vốn từ vựng phong phú.

    Nhìn chung, qua việc khắc họa hai hình tượng nhân vật Huấn Cao và ông lái đò đã cho thấy sự ổn định, nhất quán trong việc tiếp cận con người của Nguyễn Tuân, đồng thời cũng thấy được sự vận động trong phong cách ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Từ đây, ta thấy được tài năng của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề. Đó là một Nguyễn Tuân đầy cá tính, tài hoa, uyên thâm, với tấm lòng tha thiết yêu thương, trân trọng cái đẹp.

✅ Văn mẫu lớp 12 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

HUẤN CAO VÀ ÔNG LÁI ĐÒ Đề thi: So sánh hai nhân vật Huấn Cao (truyện ngắn “Chữ người tử tù”) và ông lái đò (tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”) để làm nổi bật cách xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân.

So sánh nhân vật huấn cao và ông lái đò các quận đặc biệt của tokyo, tôkyô

1. Hoàn cảnh

* Điểm chung

– Phải đối mặt với một môi trường sống chứa đựng nhiều nguy hiểm, đầy thử thách.

– Môi trường ấy đồng thời cũng là cơ hội để họ bộc lộ trọn vẹn những vẻ đẹp độc đáo trong tâm hồn, tính cách, khả năng của họ.

* Điểm riêng

– Huấn Cao

+ Chế độ phong kiến suy tàn, bắt đầu bộc lộ tính chất xấu xa, đen tối.

+ Vì chống lại triều đình phong kiến, Huấn Cao bị bắt, bị kết án tử hình, bị giam cầm chờ ngày hành quyết rồi bị xử chém. Những ngày cuối đời anh phải sống trong cảnh tử tù, nơi không còn chỗ cho sự duyên dáng, mỹ miều. Vì vậy, Huấn Cao luôn phải chuẩn bị cho mình những thủ đoạn xấu xa và cạm bẫy của những kẻ tiểu nhân.

– Người lái thuyền

+ Môi trường lao động nguy hiểm: Sông Đà hung bạo, tàn ác như kẻ thù số một.

+ Nghề lái đò là nghề nguy hiểm đến tính mạng vì nó đầy rẫy nguy hiểm, buộc người lái đò phải luôn tay, mắt, gân, tim. Nguy hiểm nhất là những thác – nơi mà dòng sông thể hiện hết sức mạnh khủng khiếp của mình.

2. Đặc điểm

Tài năng phi phàm, xuất chúng:

– Huấn Cao:

+ Tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật – đòi hỏi sự uyên bác và một tâm hồn phóng khoáng.

+ Năng khiếu viết chữ: Nét chữ vuông vắn, tươi tắn, nhanh và đẹp. Cái hồn của con chữ – thứ lắng đọng trong từng nét chữ chính là hoài bão cả đời người. Danh tiếng: Chữ Huấn Cao nổi tiếng khắp đất Sơn, ngay cả một người vô danh cũng biết và ngưỡng mộ. Chữ người của Huấn Cao là báu vật trong cuộc sống, là niềm ao ước của những ai có hiểu biết về chữ hiền và cảm nhận được giá trị của cái đẹp. Chữ người Huấn Cao có sức lay động và chinh phục lòng người.

– Ông lái đò

Tài năng bộc lộ trong lao động với một công việc rất bình thường: lái đò

+ Tay lái ra hoa: Những động tác chèo lái chứa đựng vẻ đẹp. Cái đẹp đời thường, giản dị mà cũng vô cùng độc đáo.

+ Linh hoạt trong từng động tác đáp trả, hóa giải các đòn tấn công, đòn thế sông ngòi không chỉ tàn khốc mà còn có tài quân sự tuyệt vời.

Sông Đà đã kết hợp được sức mạnh của cả đá và nước. Người lái đò chỉ đứng trên con thuyền một mình chèo chống, một mình ôm sóng nước mênh mông. Những tảng đá sông Đà chằng chịt những măng đá với những cửa ải sinh tử, vô lượng. Nước sông Đà có đất dụng võ, đủ sức quật ngã những tay đua non kinh nghiệm, non nớt. Mái chèo chỉ là một công cụ bình thường, nhưng khi có trong tay người lái đò lại hoạt động như một chiếc đũa thần, giúp anh ta ổn định trận chiến, hóa giải sức mạnh của mọi đòn tấn công.

Với sự uyển chuyển của động tác, người lái đò đã đưa con thuyền vượt qua trận đá. Có khi phải đè sóng để đi, cắt đôi sóng để tiến … Thuyền chịu sự điều khiển của người lái đò khi tiến khi lùi, khi tấn công khi phòng thủ. Có lúc nó bay vút lên như một mũi tên tre, nhanh chóng xuyên qua mặt nước, bơi lội, rồi tự động bẻ lái và lướt đi.

Qua mỗi trận chiến vi mô, người lái phà thay đổi tay lái và thay đổi chiến thuật của mình. Trong trận chiến trên sông, không hiếm trường hợp người lái đò biến sắc mặt vì những vết thương do sóng âm, những cú đánh mạnh vào những nơi hiểm trở. Nhưng chính nhờ sự uyển chuyển trong động tác, biến hóa chiến thuật đã khiến những người đá dưới nước phải xanh mặt vì thất vọng. Người lái đò đã bỏ lại sau lưng tiếng sóng, tiếng thác để bình yên đắm mình vào một không gian mới, một không khí mới trên chính dòng sông mà gần đây chỉ là đối thủ trong trận chiến sinh tử.

Dũng cảm kiên cường, bất khuất trước hiểm nguy, thử thách, không bỏ cuộc, lùi bước mà sẵn sàng đối mặt với thái độ bình tĩnh, ung dung nhất có thể. Thậm chí, họ còn coi nguy hiểm như một con vật trong cuộc sống của mình.

* Điểm chung: Coi những hiểm nguy như một niềm sinh thú trong cuộc sống của mình.

– Huấn Cao: Vì tình cảm với Huấn Cao, muốn anh ta được sống những ngày cuối đời thoải mái nên đã đặc biệt đối xử với viên quản ngục nguy hiểm. Hàng ngày, cai ngục cử người mang rượu, thịt đến cho tử tù. Vì không hiểu rõ viên quản ngục nên trong mắt Huấn Cao, rượu thịt đưa vào là cạm bẫy. Nhưng anh ta không hề né tránh mà vẫn chấp nhận nó như một con vật bình thường.

– Người lái đò: Người lái đò là người không thích chèo đò trên những con sông phẳng lặng vì nó gây cảm giác hoang mang ở chân, tay và dễ buồn ngủ. Ông coi những thác nước hiểm trở là tình cảm bền chặt mà dòng sông dành cho nhà thuyền.

* Điểm đặc biệt: Tình huống phải đối mặt

– Huấn Cao: Bản án tử hình, nhà tù bẩn thỉu với bọn tay sai uy nghiêm, với thế lực xấu xa và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Trước hoàn cảnh đó, Huấn Cao luôn giữ thái độ bình tĩnh, tự tại, tự tại. Sự uy nghiêm của kẻ thủ ác không ngăn cản được anh ta thực hiện ý đồ của mình. Anh sẵn sàng đối mặt với quyền lực đen tối. Ngay cả cái chết cũng không lay chuyển trong anh dù chỉ một chút do dự. Nếu cái tin ngày mai Huấn Cao bị đưa về nhà giam để bị xử chém, làm cho quản ngục tái mặt và lòng thảng thốt của nhà thơ, thì Huấn Cao cũng chẳng bận tâm chút nào. Mối quan tâm của Huấn Cao lúc bấy giờ chỉ là có nên cho chữ quản giáo hay không.

– Người lái đò: những trận thủy chiến trên sông, hiểm nguy luôn hiện hữu trong cuộc sống của những người lao động trên sông. Ngay cả cuộc sống của người lái đò cũng là một cuộc chiến hàng ngày với thiên nhiên để giành lấy sự sống từ tay nó. Vì sông Đà, người lái đò phải đối mặt với bạo lực, tàn ác như mụ dì ghẻ, kẻ thù số một. Tuy nhiên, người lái đò cả đời dám sống với nghề chèo thuyền, dám đối mặt đến cùng (cưỡi thác sông Đà thì phải cưỡi ngựa đến cùng như một con hổ) với tư thế kiêu hãnh không chịu khuất phục, lùi bước, luôn bình tĩnh. . , tỉnh táo để chỉ huy con thuyền vượt qua sóng gió.

Tấm lòng, nhân cách đáng quý

Đều đem cái tâm trong sáng, cao quý để đối xử với cuộc sống, con người để vun đắp những mối quan hệ tốt đẹp, để xây dựng những mối tri kỉ, tri âm.

* Huấn Cao

Là người có tài viết chữ nhưng ông không dùng cái tài để mưu lợi cá nhân. Bởi ông biết rằng cái quý của chữ nằm ở giá trị tinh thần của nó. Vì thế, ông chỉ cho nhữ những người tri âm tri kỉ, những con người hiểu được tấm lòng của ông.

Huấn Cao cho viên quản ngục vì ông nhận ra ở quản ngục một thiên tài trong sáng, một tấm lòng đáng kính. Trao bức tranh lụa với nét chữ vuông vắn, tươi tắn vào tay người chăm là trao cái đẹp vào tay người say mê cái đẹp, là trao cả trái tim cho người có tâm. Hơn nữa, từ khi nhận ra viên quản ngục, Huấn Cao đã thể hiện sự kính trọng trong cách xưng hô, chọn không gian, thời gian để viết thư. Mong muốn bảo vệ công lao của người đáng kính đó được thể hiện qua những lời khuyên chân thành. Chính tấm lòng và nhân cách của Huấn Cao đã chạm sâu vào tình cảm của viên quản ngục, khiến viên quản ngục phải nghẹn ngào cúi đầu tỏ lòng kính phục.

Như vậy, cái đẹp do Huấn Cao sáng tạo ra có thể tồn tại bất tử và có ý nghĩa đối với con người, cuộc đời.

* Ông lái đò

Gắn bó trung thành với sông Đà, ông coi sông Đà là kỳ phùng địch thủ để thi tài. Đồng thời, đối với ông, sông Đà với bao tài hoa còn là một người bạn tâm giao. Chính sự hiểu biết của mình đã giúp anh chinh phục được sông Đà.

– Tấm lòng và trách nhiệm đối với Tổ quốc

+ Quá khứ: Khi chúa đất ngăn sông cắt bến, giặc truy lùng, không thể trực tiếp chèo thuyền đưa bộ đội qua sông, thuyền bị bỏ dọc sông cùng với quy ước ngầm của người lái đò (sự viên chức) Không muốn cho giặc biết bến mình vừa đi, thì cứ cho thuyền trôi sông, người dưới gửi lại người trên) là tấm lòng của những người lao động theo cách mạng và kháng chiến.

+ Hiện tại: Khi đất nước đang xây dựng, người lái đò rất tự hào kể về việc được chở đoàn chuyên gia Việt Nam và Nga sang khảo sát địa hình, chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện. điện. Đây là niềm tự hào thực sự của một công dân khi góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

3.Đánh giá chung

– Cả hai nhân vật đều được xây dựng bằng phương pháp lí tưởng hoá, xuất phát từ cơ sở cái nhìn độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân về con người: Nhìn con người bằng tài năng như một nghệ sĩ mới có thể làm nổi bật con người. làm bật lên vẻ đẹp phi thường trong tài năng và nhân cách của các nhân vật. Nhà văn đã đặt các nhân vật vào những tình huống thử thách, những mối quan hệ nhìn bề ngoài đối lập nhưng bên trong lại là tri kỉ, để nhân vật vừa bộc lộ khí phách, nhân cách, vừa có tài năng xuất chúng. hơn người. Đồng thời, để tạo sức thuyết phục cho hình tượng nhân vật, Nguyễn Tuân đã huy động vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực kết hợp với trí tưởng tượng độc đáo.

* Chữ người tử tù

Sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân hiện là nhà văn lãng mạn, ông đã tìm kiếm sự độc đáo bằng cách xây dựng những nhân vật đặc biệt – hình mẫu lý tưởng của những con người vang bóng một thời. Những anh hùng bất đắc dĩ, những nho sĩ cuối mùa dù thua thiệt vẫn kiên quyết không chịu dung hòa với môi trường tăm tối, với xã hội hỗn loạn, lố lăng.

* Người lái đò sông Đà

Sáng tác từ những năm 60, đến nay Nguyễn Tuân đã trở thành một nhà văn cách mạng. Anh không còn đối lập với quá khứ – hiện tại, cổ – kim, cũng không phải tìm kiếm vẻ đẹp của một thời huy hoàng, mà ở hiện tại cuộc sống với những người bình thường. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò tuy chỉ là một người lao động bình thường nhưng có khí phách của người anh hùng và tài năng, tấm lòng của một nghệ sĩ.

– Nếu khi xây dựng Huấn Cao, Nguyễn Tuân chủ yếu vận dụng kiến ​​thức nghệ thuật thì khi xây dựng nhân vật ông lái đò, nhà văn lại cần nhiều kiến ​​thức cuộc sống. Vì vậy, những chuyến đi thực tế, gắn bó với người lao động, tìm hiểu tỉ mỉ cuộc sống và công việc của họ là điều kiện cần thiết để ngòi bút của nhà văn thăng hoa. Chính điều đó đã giúp nhà văn Nguyễn Tuân giữ được sức mình, giữ được tài năng của mình. Tác phẩm văn học thống nhất về tư tưởng nhưng phong phú và sáng tạo về nghệ thuật biểu hiện.