Sách Cách ta nghĩ

Cách Ta Nghĩ

Cách ta nghĩ của John Dewey nói về bản chất tư duy của con người. Thông qua những ví dụ hằng ngày, Dewey mô tả chi tiết các quy trình khác nhau của quá trình suy nghĩ và rèn luyện trí nghĩ. Ông cho rằng suy nghĩ là một hành động tự nhiên, việc dạy một người nào đó suy nghĩ là một việc bất khả.

Tuy nhiên, có thể giúp phát triển tư duy của con người thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo, sự tò mò và cách đặt câu hỏi. Để có thể làm như vậy, thay vì nhồi nhét kiến thức, chúng ta có nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường kích thích tư duy sáng tạo.

“Các nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và quy tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một số đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa. Cuốn sách này thể hiện niềm tin vững chắc rằng, việc nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy - những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy - trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng đến niềm tin ấy..."

(Trích Lời tựa, Cách ta nghĩ, John Dewey, Vũ Đức Anh dịch, NXB Tri thức, 2013)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

1. Về tác giả:
John Dewey (1859-1952, Hoa Kỳ) là một nhà triết học thuộc chủ nghĩa thực dụng, nhà tâm lý học và là nhà giáo dục - thường được coi là cha đẻ của phong trào cải cách giáo dục. Năm 1875, Dewey vào học ở Đại học Vermont và nhận bằng cử nhân ở đây. Năm 1894, Dewey chuyển đến Đại học Chicago với vai trò là Trưởng khoa Triết học, Tâm lý và Giáo dục học. Năm 1896, ông thành lập Đại học Thực nghiệm, ngày nay được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Trường Dewey”.
Dewey rời Chicago đến Columbia vào năm 1904 do có xung đột về cách quản lý Trường Thực nghiệm. Sau đó, ông trở thành một triết gia, một nhà giáo dục xuất chúng được nhiều người biết tới. Dewey nghỉ hưu vào năm 1930, mặc dù ông tiếp tục giữ cương vị giáo sư danh dự cho đến năm 1939; ông vẫn hoạt động cống hiến không ngừng cho đến khi qua đời trong ngôi nhà của mình ở New York.
2. Về tác phẩm:
Cách ta nghĩ của John Dewey nói về bản chất tư duy của con người. Thông qua những ví dụ hằng ngày, Dewey mô tả chi tiết các quy trình khác nhau của quá trình suy nghĩ và rèn luyện trí nghĩ. Ông cho rằng suy nghĩ là một hành động tự nhiên, việc dạy một người nào đó suy nghĩ là một việc bất khả. Tuy nhiên, có thể giúp phát triển tư duy của con người thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo, sự tò mò và cách đặt câu hỏi. Để có thể làm như vậy, thay vì nhồi nhét kiến thức, chúng ta có nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường kích thích tư duy sáng tạo.

Sách Cách ta nghĩ

  • Home
  • My Books
  • Browse ▾

    • Recommendations
    • Choice Awards
    • Genres
    • Giveaways
    • New Releases
    • Lists
    • Explore
    • News & Interviews

    • Art
    • Biography
    • Business
    • Children's
    • Christian
    • Classics
    • Comics
    • Cookbooks
    • Ebooks
    • Fantasy
    • Fiction
    • Graphic Novels
    • Historical Fiction
    • History
    • Horror
    • Memoir
    • Music
    • Mystery
    • Nonfiction
    • Poetry
    • Psychology
    • Romance
    • Science
    • Science Fiction
    • Self Help
    • Sports
    • Thriller
    • Travel
    • Young Adult
    • More Genres

Discover new books on Goodreads

Meet your next favorite book

Trần Hải Đăng's Reviews > Cách ta nghĩ

Sách Cách ta nghĩ

Cách ta nghĩ
by

Sách Cách ta nghĩ

Cuối cùng thì cũng đọc xong cuốn sách hại não nhất năm 2018 :)) chắc phải mở tiệc =))

#Review: Cách Ta Nghĩ (How we think)
Điểm nội dung: 9,5/10

Bạn muốn tư duy của mình thêm sâu sắc? Bạn quan tâm đến tâm lý giáo dục? Bạn có đủ sự kiên nhẫn để cố gắng đọc những lý thuyết khô khan và trừu tượng? Bạn muốn một chút thử thách khi đã quá chán những cuốn sách dễ ăn dễ nuốt, khẩu vị nhạt? Vâng cuốn sách này sẽ cho bạn tất cả những điều đó :v

Một ngày có lẽ bạn chỉ nên đọc từ 1-2 chương cuốn sách này nếu không muốn trí não của mình nổ tung vì sự "khó tiêu" của nó tuy nhiên đổi lại thì lượng kiến thức thu được cũng như quá trình tập rèn tư duy và trí nghĩ ngay khi bạn đọc cuốn sách này theo tôi thì khá xứng đáng cho điều đó.

NXB Tri Thức thì luôn có những cuốn sách khá kén người đọc, nhưng quả thực cuốn này theo tôi sẽ còn ế dài nếu như không có những review chi tiết cho nó. 🤣😂🤣

Nội dung: Bao hàm cả cuốn sách là về vấn đề trui rèn tư duy và trí nghĩ đặc biệt tác giả cực kỳ nhấn mạnh đến khía cạnh giáo dục của việc luyện trí năng bởi bản thân ông là 1 nhà cải cách giáo dục. Phần 1 và 3 thì có lẽ sẽ dễ tiêu hơn 1 chút so với phần 2 đặc biệt là chương "SUY LUẬN HỆ THỐNG QUY NẠP VÀ DIỄN DỊCH" có lẽ tôi dù đọc rất kĩ mới chỉ thẩm thấu được 40% kiến thức chương này. Xuyên suốt tác phẩm qua các yếu tố tâm lý của trí nghĩ và các khía cạnh của nó tác giả luôn lồng ghép nó vào vấn đề giáo dục. Hơi bất ngờ so với dự định ban đầu của tôi khi nghĩ đây chỉ là 1 cuốn tâm lý học thuần túy. Có 1 số chương tôi khá thích ở cả 3 phần đặc biệt một vài lý luận về sự phản tỉnh trong nhận thức khiến tôi thực sự phải nghi ngờ hơn nữa mọi quan điểm để không bị sa vào sự sói mòn của thói hời hợt.

Kiến thức mà Dewey truyền tải rất nhiều cách trình bày khá "xương xẩu" không dễ nuốt nhưng phải thừa nhận nếu ngẫm nghĩ kĩ kiến thức của nó mang lại là rất nhiều so với những cuốn sách khác bởi từng câu từng chữ không thể đọc nhanh được vừa đọc vừa ngẫm nghĩ như quá trình rèn luyện tâm trí. Có lẽ do đó mà tác giả cố ý viết như thế chăng?

Điểm trừ của tác phẩm là nhiều chi tiết quá chi li. Tôi không nghĩ là nên dùng từ "tiểu tiết" nhưng thật sự cách diễn đạt đó của Dewey hơi khiến cho người đọc dễ mất tập trung đọc trước quên sau, đặc biệt với tính hàn lâm "cực nặng" cứ phải căng não hoặc đọc đi đọc lại vài lần những đoạn khó hiểu mới nắm bắt được ý chính tác giả muốn truyền đạt. Khá là "toát mồ hôi", tuy nhiên đây không phải cuốn sách đọc để giải trí, thực sự là cứ phải tập trung hơn bình thường thì mới thẩm thấu được tác phẩm này. Tôi cũng đọc được kha khá các tác phẩm tâm lý học và triết học trước khi đến với "Cách Ta Nghĩ" nhưng chưa tác phẩm nào lại nặng đô đến vậy.

Một điều nữa mà tôi thấy không hài lòng đó là dịch giả có vẻ rất thích dùng những từ ngữ ít phổ biến chứ ko phải kiểu thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ như "bé cái lầm", "thức nhận" thay vì "nhận thức", "giác độ" thay vì "góc độ" hoặc 1 số từ mà tôi tra google cũng ko thể tìm ra được ý nghĩa của chúng như "xác quyết" "chung cùng" xét theo ý tứ trong câu thì hoàn toàn có thể thay thế những từ khác dễ hiểu hơn mà không khiến câu văn trở nên tối nghĩa và khó hiểu.

Tổng quan thì nội dung sâu sắc giàu tính suy tư nhưng bản dịch có lẽ hơi tệ khiến tác phẩm bị hạn chế đi phần nào sự rành mạch và sáng sủa.


Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Cách ta nghĩ.

Sign In »


Reading Progress

June 23, 2018 – Started Reading

June 24, 2018 – 10.27% "cuốn sách hại não nhất tôi từng đọc :v"

December 3, 2018 – Shelved

December 3, 2018 – Finished Reading


Comments Showing 1-2 of 2 (2 new)


back to top

Add a reference:


Search for a book to add a reference


add:    link cover


Welcome back. Just a moment while we sign you in to your Goodreads account.

Sách Cách ta nghĩ