Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông

Những ông chồng vốn rất tự hào về công việc của mình. Tuy nhiên, khi vợ bạn lớn tiếng chỉ bởi vì bạn không thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, nghĩa là không phải cô ấy đang tấn công bạn. Cô ấy chỉ muốn tấn công vào hành vi của bạn mà thôi.

Nếu thực sự không thể làm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng phân bổ việc nhà trong khoảng thời gian cố định. Có thể để vợ làm những việc lặt vặt vào những ngày trong tuần, trong khi bạn sẽ giúp đỡ thêm vào cuối tuần.

Đối với người con

Thách thức con bạn với các vấn đề tập trung đơn giản nhưng không cung cấp tất cả các giải pháp. Hãy để chúng tự giải quyết vấn đề một cách thật sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể đề ra một cuộc săn tìm kho báu bằng cách đặt câu đố và gợi ý cho chúng tự tìm kiếm và khám phá.

Đừng cung cấp các tiện ích và điện thoại thông minh cho các con quá sớm. Hãy để con được đi lang thang dạo chơi ngoài trời, tất nhiên là dưới sự giám sát của người lớn. Ngay cả khi chúng đã đủ trưởng thành để sử dụng các thiết bị này, hãy áp dụng thời gian nói không với thiết bị kỹ thuật số. Ví dụ, bạn có thể đề ra luật cấm sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ.

Rõ ràng, nghiên cứu chỉ ra người phụ nữ trung bình thì vẫn giỏi hơn đối với việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc so với một người đàn ông bình thường, do bởi sự khác biệt trong cách họ được kết nối từ cấu trúc não bộ. Tuy nhiên, nam giới có thể học hỏi từ phụ nữ để biết được cách tổ chức dưới áp lực cao và ngược lại.

Đối với gia đình, điều quan trọng cần phải nhớ là luôn tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bạn đời của bạn và tìm giải pháp. Đối với những trẻ nhỏ trong gia đình, hãy nhớ cần phải thách thức chúng để kích thích tư duy sáng tạo cho con và hạn chế thời gian sử dụng các tiện ích trên thiết bị kỹ thuật số nhé.

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu được một phần sự khác biệt giữa nam và nữ. Do đó, hãy phân công các nhiệm vụ một cách thông minh để cả hai đều có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn nhé.

- "Đàn bà mà không chịu làm việc nhà thì làm gì?".

Một câu nói được lan truyền trên mạng xã hội, từ một nick Facebook nữ giới (cũng được coi nổi tiếng trong giới truyền thông) đã khiến dân mạng bùng nổ tranh cãi. Đặc biệt, câu nói đã động chạm đến phụ nữ và những quyền lợi bấy lâu nay mà họ đang đấu tranh: Liệu phụ nữ có phải sinh ra để có thiên chức làm việc nhà?

Câu nói này khiến người đọc muốn phản biện vì nhiều lý do:

- Thứ nhất, phụ nữ sinh ra không chỉ gắn liền với công việc dọn dẹp nhà cửa hay những thứ tương tự.

- Thứ hai, những giá trị mà họ đang đấu tranh bị phủ nhận.

- Và cuối cùng, dường như có sự phủ nhận về nữ quyền, cho rằng phụ nữ đang tỏ ra yếu đuối và quá khích trong việc đấu tranh để giành quyền lợi.

Nữ quyền nên hiểu thế nào cho đúng? Phụ nữ nên làm công việc nhà ở mức độ thế nào? Chúng tôi lại có cuộc hội ý với những bạn trẻ Gen Z, những người có suy nghĩ khá mở cũng như hiểu được việc cân bằng "nữ công gia chánh" khó khăn thế nào trong hiện tại. Và đây là những suy nghĩ của họ về việc giành quyền "làm việc nhà hay không?".


“Phụ nữ không việc làm nhà” đúng hay sai?

"Tại sao lại mặc định phụ nữ sinh ra để làm việc nhà?" - Lê Huy (20 tuổi, ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM)

Theo mình “Quan điểm đàn bà mà không chịu làm việc nhà thì làm gì?” có phần phiến diện. Có thể hỏi theo chiều ngược lại sẽ thấy sự mâu thuẫn: “Tại sao lại mặc định phụ nữ sinh ra để làm việc nhà?”.

Làm việc nhà nên là một công việc được san sẻ cho các thành viên trong gia đình, thay vì được đẩy hết cho người phụ nữ phải đảm trách. Đương nhiên chúng ta không cổ xúy bằng việc đình công không làm việc nhà, nhưng vấn đề là cần sự công bằng, san sẻ trách nhiệm trong cuộc sống gia đình.

Là phụ nữ, suy cho cùng về nhiều mặt đã thiệt thòi nhiều so với đàn ông, nhưng chắc chắn không phải là thứ có thể giới hạn những điều mà họ có thể làm. Làm việc nhà lâu nay vẫn là công việc không tên, nhưng từ khi nào qua lời nói, lại trở thành sự tra tấn đối với người phụ nữ. Nếu có sự san sẻ của đàn ông hoặc những người thân trong gia đình, mình nghĩ công việc nhà sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông

"Khi phụ nữ gánh vác việc nhà thì đừng coi là điều hiển nhiên. Hãy trân trọng vì họ đã chấp nhận phần thiệt" - Phương Thảo (20 tuổi, ĐH Thương mại)

Những công việc bếp núc, dọn dẹp, chăm lo cho gia đình không chỉ là nữ công gia chánh, mà còn là nam công gia chánh, là việc của mọi người. Khi người phụ nữ gánh vác phần công việc đó thì đừng coi đấy là một điều hiển nhiên, hãy trân trọng vì họ đã chấp nhận phần thiệt về mình. Và hơn thế, hãy hành động, xắn tay lên cùng đảm đương với những người phụ nữ.

Câu chuyện bình đẳng giới ở đây không phải để phụ nữ "ngồi lên đầu" đàn ông, không phải bao biện cho sự vụng về, trốn tránh nữ công gia chánh. Nữ quyền trao cho phụ nữ quyền làm việc nhà khi muốn, quyền từ chối khi bận rộn. Và cả quyền không phải chịu sự trừng phạt hay chê trách từ xã hội vì lựa chọn “không làm”.

Suy cho cùng việc nhà là của chung, còn người phụ nữ làm, người đàn ông làm hay cả hai cùng làm đó là những sự lựa chọn. Những lựa chọn này không có đúng sai mà đúng sai nằm ở sự cảm nhận. Lựa chọn sao để cho việc nhà đừng trở thành sự tra tấn bi kịch buộc phải làm đối với bất kỳ ai. Mà hãy để việc nhà trở thành niềm hạnh phúc được chăm lo cho tổ ấm nhỏ, chăm chút cho những người mà mình yêu thương.

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông

"Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều ra ngoài kiếm tiền. Đồng nghĩa với việc: Đàn ông cũng cần chia sẻ công việc bếp núc" - Vũ Mạnh (23 tuổi, Học viện Tài chính)

Giờ đây, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể ra ngoài xã hội kiếm tiền chứ không chỉ riêng gì đàn ông mới có quyền lợi đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đàn ông cũng sẽ cần san sẻ bớt phần nào công việc bếp núc, gia đình với người vợ, người mẹ của mình. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng đại đa số các gia đình vẫn luôn tồn tại những vấn đề bất cập liên quan đến việc cân bằng cuộc sống của người phụ nữ giữa bếp núc, gia đình và công việc.

Do đó, một người phụ nữ hiện đại thành công trong cả công việc lẫn gia đình sẽ là một người có thể kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó chứ không phải chỉ thiên về một trong hai. Bên cạnh đó, đối với người đàn ông mà nói, việc ủng hộ những người phụ nữ trong gia đình thực hiện những lý tưởng riêng bằng những việc đơn giản như là phụ giúp việc gia đình, bếp núc sẽ chính là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc. Cuộc sống là để sẻ chia chứ không phải là "sự công bằng" một cách cứng nhắc trên mọi phương diện.

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông

Nữ quyền không phải "nữ ngồi chơi, nam làm việc", mà là kêu gọi sự nhìn nhận về vai trò của nữ giới nhiều hơn. - Châu Phong (22 tuổi, Đại học Kinh tế - Luật)

Mình nghĩ quan điểm “phụ nữ làm việc nhà” khá phiến diện, đang dùng trải nghiệm số ít để nói về suy nghĩ của số đông. Chẳng hạn như bạn có công việc tốt, nhà cao cửa rộng thì sẽ thấy cuộc sống bếp núc dễ chịu. Nhưng phần lớn phụ nữ không được may mắn như thế. Phụ nữ phải đi làm rồi trông con, làm việc nhà đều đổ hết cho họ. Đó chính là gánh nặng với phụ nữ.

Tuy nhiên, cũng nên hiểu quan điểm “phụ nữ làm việc nhà” theo nghĩa tích cực. Ngày nay, nhiều người kêu gọi nữ quyền mà không hiểu trường hợp nào thì nên áp dụng. Như ở chuyện bếp núc, theo xu thế thì nam nữ đều có trách nhiệm phụ giúp nhau trong việc này. Nhưng nếu phụ nữ khéo tay hơn thì giúp được nhiều hơn. Cũng giống như trong việc sửa chữa, nếu đàn ông hỗ trợ được nhiều hơn thì họ làm phần nhiều.

Nói cách khác, nữ quyền không phải khung cảnh “nữ ngồi chơi, nam làm việc”. Nữ quyền là kêu gọi sự nhìn nhận của xã hội về vai trò nữ giới nhiều hơn. Đã là xu thế bình đẳng thì mọi việc trong nhà đều là của chung, ai cũng có phần giúp sức trong đó.

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông


Nữ quyền là “không cần làm việc nhà” hay “giải phóng phụ nữ khỏi cái bếp”?

Phương Thảo (20 tuổi, Đại học Thương mại)

Bình đẳng ở đây không phải để phụ nữ “ngồi lên đầu” đàn ông, không phải bao biện cho sự vụng về hay trốn tránh nữ công gia chánh. Mà nữ quyền để trao cho phụ nữ quyền được làm việc nhà khi muốn, quyền từ chối khi vướng bận những công việc khác. Và cả quyền không chịu sự chê trách của xã hội vì lựa chọn của họ.

Vũ Mạnh (23 tuổi, Học viện Tài chính)

Mình nghĩ, nữ quyền không nên hiểu theo cách đơn giản và cứng nhắc như vậy. Công việc nhà chỉ thực sự trở thành gánh nặng khi phụ nữ không nhận được công nhận và giúp đỡ của đàn ông và xã hội. Sẽ chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi phải làm việc quần quật để nhận lại sự thờ ơ và coi là công việc hiển nhiên của người chồng. Tóm lại, nữ quyền mang ý nghĩa công nhận và quan tâm của xã hội.

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông

Minh Hạnh (19 tuổi, Du học sinh Mỹ)

Mình nghĩ, thực chất nữ quyền mang đến quyền lựa chọn cho người phụ nữ mà không bị ảnh hưởng bởi những phán xét cổ hủ. Quyền lựa chọn thực chất là quyền cơ bản của con người, và phụ nữ được thoải mái tự do chọn cách mình sống. Đó là muốn làm việc nhà hay không.

Nữ quyền giúp phụ nữ đưa ra những lựa chọn mà không bị lệ thuộc bởi những quan niệm xã hội hay rào cản nào. Nữ quyền không chỉ thu gọn ở bếp núc hay nhà cửa, mà mở rộng ở phạm vi lớn hơn, là được bình đẳng làm tất cả mọi thứ cho phụ nữ.

Hello Gen Z - Chuyên đề ra đời nhằm mang đến những góc nhìn, quan điểm hay ho của chính người trẻ thế hệ Gen Z. Các bạn sẽ được chia sẻ, tranh luận về những vấn đề cuộc sống, trường học, xã hội, tình yêu và cả sở thích. Tại đây, bạn sẽ thấy mình hiểu hơn thế giới quan màu sắc của người trẻ hiện đại.

Các bạn trẻ Gen Z muốn tham gia cộng tác có thể gửi bài về địa chỉ: .

Những người phụ nữ làm công việc của đàn ông