Những dịch vụ cơ bản của viễn thông gồm

Viễn thông có vai trò rất lớn trong việc giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng đặc biệt là trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay. Vậy Viễn thông là gì?

Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Viễn thông là gì?

Cụ thể khoản 1 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.”

Theo quy định trên thì viễn thông được hiểu là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin. Phương tiện để thực hiện những hoạt động này bao gồm đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.

Ngay từ thời xa xưa, viễn thông đã được biểu hiện ở việc con người sử dụng các tín hiệu khác nhau để truyền thông tin như tín hiệu cờ, tín hiệu đèn, tín hiệu khói, tín hiệu âm thanh như tiếng tù, tiếng còi hoặc tiếng trống. Còn ở thời hiện đại, viễn thông được biểu hiện qua quá trình hoạt động của các thiết bị điện như điện thoại, máy điện báo, máy telex và các hệ thống vô tuyến, sợi quang có kết hợp với internet và vệ tinh thông tin.

Ngày nay, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực, trong đó có viễn thông. Với nhiệm vụ giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, viễn thông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông.

Những dịch vụ cơ bản của viễn thông gồm

Dịch vụ viễn thông là gì?

Liên quan đến khái niễm viễn thông chúng ta thường bắt gặp khái niệm dịch vụ viễn thông. Vậy dịch vụ viễn thông là gì?

Khoản 7 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.”

Các loại dịch vụ viễn thông: Các loại dịch vụ viễn thông được quy định tại điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

– Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:

+ Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;

+ Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.

– Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau.

+ Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;

+ Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

– Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng.

+ Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;

+ Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

– Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng.

– Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Doanh nghiệp viễn thông là gì?

– Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

– Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;

+ Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;

+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện như trên và có vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Viễn thông là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Hiện nay, viễn thông được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ lớn với tốc độ phát triển nhanh chóng, giữ vai trò là một dịch vụ liên lạc, một phương tiện cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau về mặt điện tử. Sự phát triển của kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến cho dịch vụ viễn thông trở thành lĩnh vực tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ viễn thông là gì cũng như các nội dung của dịch vụ viễn thông, bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết.

Dịch vụ viễn thông là gì?

Để hiểu rõ bản chất khái niệm dịch vụ viễn thông (tiếng Anh: Telecommunication services) là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng khái niệm liên quan "dịch vụ là gì", "viễn thông là gì": 

Theo cách hiểu đơn giản, dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình, nó giúp giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở hữu mà không thực hiện chuyển giao về quyền sở hữu.

Thuật ngữ “viễn thông” xuất phát từ thuật ngữ “tele” của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và từ “communicate” của tiếng La tinh mang nghĩa là thông báo, miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin trong một khoảng cách nhất định mà không phải thực hiện chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể.

Theo nghĩa hẹp, viễn thông là cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác.

Theo điều 3 Luật Viễn thông Việt Nam: Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Tức là, dịch vụ viễn thông là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp. Khi nói đến dịch vụ viễn thông là nói đến một hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông, gồm các yếu tố cấu thành nên mạng lưới cung cấp như khách hàng, nhà cung ứng, môi trường trao đổi thông tin và các dịch vụ viễn thông do nhà cung ứng cung cấp.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, dịch vụ viễn thông là những quan hệ kinh tế giữa người cung ứng và người tiêu dùng sản phẩm viễn thông.

Những dịch vụ cơ bản của viễn thông gồm

Khái niệm dịch vụ viễn thông là gì?

Đặc điểm quan trọng của dịch vụ viễn thông

Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ viễn thông không phải là một sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ.

Thứ hai, sản phẩm của dịch vụ viễn thông không thể dự trữ được. Hiệu quả có ích trong quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình cung ứng. Vì vậy, dịch vụ viễn thông không thể cất giữ được trong kho mà chỉ có thể dự trữ ở dạng năng lực cung ứng. Điều này yêu cầu về chất lượng dịch vụ viễn thông phải rất tốt nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Thứ ba, dịch vụ viễn thông có sự xuất hiện không đồng đều về thời gian và không gian. Thông thường, nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc phần lớn vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội. Trong những giờ làm việc hành chính, kỳ lễ hội thì lượng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông rất lớn, trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều, để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải dự trữ đáng kể năng lực cung ứng và các nguồn lực.

Thứ tư, trong dịch vụ viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian. Mọi sự thay đổi thông tin đều có nghĩa là sự méo mó, mất giá trị sử dụng dẫn đến việc tổn thất lợi ích của khách hàng.

Thứ năm, quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người nhận và người gửi thông tin. Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh tại mọi điểm dân cư, do đó đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ tin cậy, độ phủ sóng rộng khắp.

Bài viết cùng chuyên mục

Tổng hợp đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh miễn phí mới nhất

Các loại hình dịch vụ viễn thông thông dụng

Dịch vụ cơ bản: Là dạng dịch vụ thực hiện truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc thông qua Internet mà không làm thay đổi loại hình, nội dung tin tức.

Dịch vụ giá trị gia tăng: Là dịch vụ tăng thêm giá trị thông tin cho người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện các loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên nền tảng sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet.

Dịch vụ kết nối Internet: Là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, cơ quan hay các nhân dịch vụ Internet có khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.

Dịch vụ truy cập Internet: Là dịch vụ cung cấp cho người dùng khả năng truy cập vào Internet để thực hiện các nhu cầu của mình.

Dịch vụ viễn thông cố định: là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất.

Dịch vụ viễn thông di động: Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết hoặc âm thanh, hình ảnh và các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng di động.

Những dịch vụ cơ bản của viễn thông gồm

Các loại hình dịch vụ viễn thông

Vai trò của dịch vụ viễn thông đối với nền kinh tế là gì?

Ngành viễn thông được xem là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng đối với mọi nền kinh tế phát triển ngày nay. Sự phát triển của ngành viễn thông tác động đến sự phát triển của xã hội và phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông. Giữa nền kinh  tế và ngành viễn thông có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, sự phát triển của ngành viễn thông được thể hiện ở mỗi nền kinh tế thông qua các chủ thể của nền kinh tế là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với nhà nước, ngành viễn thông thực hiện cung cấp các dịch vụ viễn thông theo yêu cầu để nhà nước thực hiện chức năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng thường nhằm phục vụ các cơ quan Đảng Nhà nước, phục vụ công tác an toàn, cứu hộ cứu nạn,…Ngành viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt các đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước. Ngành viễn thông là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước,…

Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, các dịch vụ cơ cơ bản là cơ sở hạ tầng viễn thông cung cấp là liên kết thiết yếu đối với cả hai phía người tiêu dùng. Trong mối quan hệ này, cơ sở hạ tầng viễn thông phản ánh vai trò là ngành sản xuất xã hội, hỗ trợ trực tiếp mọi khâu trong chu trình phát triển kinh tế như hỗ trợ xây dựng mối quan hệ, thiết lập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh,…

Có thể thấy rằng, ngành viễn thông tham gia trực tiếp vào việc tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Bên cạnh đó, ngành viễn thông cũng gián tiếp tác động đến nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy các ngành cơ sở hạ tầng khác phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng bưu chính. Xu thế hội tụ giữa tin học- viễn thông- bưu chính đã tạo điều kiện cho ngành bưu chính có những biến chuyển mạnh mẽ trong công tác cải tổ ngành. Với việc phát triển dựa vào truyền thông, ngành Bưu chính Viễn thông với mạng lưới rộng khắp ngày càng phát huy hiệu quả kinh tế mạnh.

Những dịch vụ cơ bản của viễn thông gồm

Vai trò của ngành viễn thông đối với nền kinh tế là gì?

Xem thêm

Dịch vụ bưu chính là gì? Quy trình quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính

Chất lượng dịch vụ viễn thông là gì?

Chất lượng dịch vụ viễn thông được hiểu là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ viễn thông hay sự thỏa mãn của khách hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mà khách hàng mong đợi so với chất lượng đạt được. Sự mong đợi của khách hàng được tạo nên từ 4 nguồn sau: Thông tin truyền miệng, nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua và quảng cáo, khuếch trương. Trong đó, quảng cáo và khuếch trương là nằm trong tầm kiểm soát của công ty và ảnh hướng mạnh mẽ đến việc hình thành chất lượng mong đợi của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ viễn thông trở thành sự đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển của doanh nghiệp viễn thông, là yếu tố cạnh tranh giữa doanh nghiệp và là sự cam kết của khách hàng về cung cấp dịch vụ.

Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông

Có 2 nhóm chính đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng mạng lưới kỹ thuật:

  • Độ khả dụng của mạng: Tức là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Sự cố đường dây thuê bao: Sự cố đường dây thuê bao là những hỏng hóc liên quan đến đường dây thuê bao ảnh hưởng đến việc không thực hiện dịch vụ điện thoại hoặc thực hiện được nhưng không đạt yêu cầu.
  • Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công: Là tỉ số giữa có cuộc gọi được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi thực hiện.
  • Độ chính xác ghi cước: Bao gồm tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai và tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai.
  • Độ chính xác tính cước và lập hóa đơn: Việc này cần đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hóa đơn rõ ràng theo đúng quy định tại thể lệ dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng.

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng phục vụ:

  • Thời gian sửa chữa sự cố đường dây thuê bao: Thời gian chờ sửa chữa được tính từ lúc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhận được thông báo hư hỏng của khách hàng đến lúc sửa chữa xong.
  • Thời gian thiết lập dịch vụ: Được tính từ lúc doanh nghiệp và khách hàng hoàn thành thủ tục cung cấp dịch vụ điện thoại cho đến khi khách hàng sử dụng được dịch vụ điện thoại.
  • Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ: Là sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ báo cho doanh nghiệp qua đơn khiếu nại.
  • Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng: Doanh nghiệp cần phải xem xét và hồi âm cho khách hàng khi nhận được đơn khiếu nại.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Bao gồm giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sự dụng, cung cấp thông tin liên quan,…
  • Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ: Là hài lòng khi khách hàng nhận xét chất lượng đạt mức tốt và rất tốt.

Các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ viễn thông là gì?

Khách hàng: Khách hàng là người hưởng thụ dịch vụ nên là người đánh giá chất lượng dịch vụ thực chất nhất. Doanh nghiệp cần nghiên cứu tốt nhu cầu cũng như đòi hỏi của khách hàng đối với nhà cung cấp để mang đến cho khách hàng dịch vụ với chất lượng cao nhất.

Công nghệ: Việc trang bị thiết bị trang ngày càng hiện đại là yếu tố làm nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần cập nhật các công cụ, thiết bị mới hiện đại để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, kết nối chính xác, truyền đưa thông tin trung thực,…

Trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp: Để cung cấp dịch vụ viễn thông cần qua nhiều khâu với sự tham gia của nhiều bộ phận và quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng là tức thời khi có yêu cầu. Vì vậy, việc tổ chức bộ máy sản xuất khoa học, các khâu tiếp nhận từu đầu vào đến đầu ra phải khép kín hợp lý, quy trình thiết lập dịch vụ hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng chính xác.

Trình độ nhân viên: Nhân viên là tài sản và là nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên cần có trình độ kỹ thuật cao, khả năng làm việc và nắm bắt nhu cầu của khách hàng tố cũng như có kiến thức và am hiểu về dịch vụ marketing, khả năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm dịch vụ viễn thông là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời cho vấn đề mà mình đang tìm kiếm. Ngoài ra, nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp trọn gói & từng phần, tham khảo chi tiết dịch vụ của chúng tôi tại: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html