Nhà thầu phụ trong mua sắm hàng hóa

Mô tả: Điều kiện lựa chọn nhà thầu phụ theo quy định luật đấu thầu – Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, hỗ trợ nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.

Cơ sở pháp lý:

-Luật đấu thầu 2013;

-Nghị định 63/2014 Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu;

Giải quyết vấn đề: 

Thứ nhất: Nhà thầu phụ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định về nhà thầu phụ như sau:

“36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Nhà thầu phụ trong mua sắm hàng hóa
Điều kiện lựa chọn nhà thầu phụ theo quy định luật đấu thầu – Luật 24H

Luật sư tư vấn, gọi: 19006574

>>Xem thêm: Hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được thực hiện khi nào – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định về thương thảo hợp đồng trong đấu thầu – Luật 24h

>>Xem thêm: Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng – Luật 24h

>>Xem thêm: Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu – Luật 24h

Như vậy, theo quy định trên thì nhà thầu phụ có bao gồm nhà thầu phụ bình thường và nhà thầu phụ đặc biệt. Đối với nhà thầu phụ bình thường thì để nhà thầu được tham gia thực hiện gói thầu chỉ cần nhà thầu chính lựa chọn và ký hợp đồng. Tuy nhiên, đối với nhà thầu đặc biệt là những nhà thầu giữ vị trí quan trọng thực hiện phần việc quan trọng thì để nhà thầu phụ đó được tham gia thực hiện gói thầu đó thì nhà thầu chính trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có đề xuất nhà thầu phụ cụ thể, để bên mời thầu xem xét và đánh giá đối với phần việc đó thì nhà thầu phụ đó có đầy đủ năng lực để thực hiện.

-Khi xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu thì đối với nhà  thầu quốc tế (nhà thầu nước ngoài) thì bắt buộc để có tư cách hợp lệ để  tham gia đấu thầu tại Việt Nam bắt buộc phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ khi đối với gói thầu đó không một nhà thầu phụ trong nước nào có thể đảm nhận, không có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu đó.

“Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.”

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia lựa chọn nhà thầu rất nhiều nhà thầu không để ý đến việc nhà thầu phụ được thực hiện bao nhiêu phần trăm trong gói thầu nên có thể dẫn đến hành vi bị cấm trong đấu thầu cụ thể như sau:

“Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên trường hợp nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ mà có giá trị gói thầu từ 10% hoặc dưới 10% nhưng có giá 50 tỷ đồng thì sẽ bị coi là chuyển nhượng thầu và thuộc một trong những tường hợp bị cấm, nếu vẫn cố tình thực hiện thì công trình thi công hoặc viêc mua sắm hàng hóa thì sẽ không được nghiệm thu.

Nhà thầu phụ trong mua sắm hàng hóa
Điều kiện lựa chọn nhà thầu phụ theo quy định luật đấu thầu – Luật 24H

Luật sư tư vấn, gọi: 19006574

>>Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường – Luật 24h

>>Xem thêm: Lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn nhà thầu – Luật 24h

>>Xem thêm: Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu – Luật 24h

>>Xem thêm: Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình – Luật 24h

Dịch vụ Luật 24h:

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đấu thầu;

-Đại diện xây dựng hồ sơ đấu thầu, hồ sơ mời thầu;

-Đại diện giải quyết tranh chấp trong đấu thầu.

Trên đây là quy định về Điều kiện lựa chọn nhà thầu phụ theo quy định luật đấu thầuLuật 24H. Tại thời điểm quý đọc giả tham khảo có thể văn bản pháp luật đã hết hiệu lực hoặc để được giải thích rõ hơn, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng

> Xem thêm: Công ty Luật 24h

>>Xem thêm: Thủ tục hủy thầu trong hoạt động đấu thầu theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu – Luật24h

>>Xem thêm: phiếu đăng ký thông báo hủy/ gia hạn/ điều chỉnh/ đính chính thông tin đã đăng tải trong đấu thầu – Luật 24h

Nhà thầu phụ trong mua sắm hàng hóa

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : 

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Nhà thầu phụ trong mua sắm hàng hóa
Hỏi:

“Cơ quan chúng tôi hiện đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, trong Hồ sơ dự thầu của mình nhà thầu A có đề xuất sử dụng nhà thầu phụ B để thực hiện một phần của gói thầu, trong quá trình thương thảo Hợp đồng, nhà thầu A muốn nhà thầu phụ B được ký hợp đồng trực tiếp và xuất hóa đơn cho Chủ đầu tư đối với phần việc mà nhà thầu B thực hiện, vậy xin hỏi  như vậy có được không?”

Chuyên gia tư vấn đấu thầu xin trả lời như sau:

Theo khoản 35, 36 Điều 4 của Luật đấu thầu thì:
– Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
– Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Theo Mục 31 – Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu – Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT, ngày 16 tháng 6 năm 2015, Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá có quy định: – Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 17(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ). – Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu”  theo quy định tại Mục 3 CDNT. – Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”. Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.

Do vậy, theo quy định của Bộ Tài chính thì người bán phải lập hóa đơn cho người mua, trong trường hợp nhà thầu phụ ở trên thì nhà thầu phụ là bên bán ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với nhà thầu chính, nhà thầu phụ phải thực hiện việc xuất hóa đơn cho nhà thầu chính và tuân thủ theo các quy định về nhà thầu phụ đã nêu ở trên.

Related Articles