Nguyên nhân tranh chấp đất đai hiện nay

Tranh chấp đất đai là gì? Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai? Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp? Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Giải quyết vấn đề

Đất đai là tài nguyên rất quan trọng và có ý nghĩa trong sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có vai trò quan trọng và là một loại hàng hóa đặc biệt bởi nhu cầu sử dụng cần thiết. Dẫn tới việc xảy ra có nhiều tranh cấp liên quan đến đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng. Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nhằm tạo lập một hành lang pháp lý lành mạnh cho hoạt động khai thác và sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.

Đồng thời, cũng là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết dứt điểm và có hiệu quả những tranh chấp đất đai nảy sinh trong quá trình sử dụng và quản lý đất.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tranh chấp đất đai là gì?
  • 2 2. Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai:
  • 3 3. Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp:
  • 4 4. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Đất đai: Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT  quy định về khái niệm Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Tranh chấp đất đai:  Quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2. Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai:

Nguyên nhân dấn tới tranh chấp đất đai: Về nguyên nhân chủ quan xuất phát từ việc công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều thiếu sót, không chặt chẽ. Kèm theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai còn nhiều sai phạm, trình độ quản lý của cán bộ địa phương còn non kém. Quy hoạch sử dụng đất đai còn lộn xộn, sử dụng đất không hợp lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và quản lý đất đai không rõ ràng. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bán bộ còn tiếu sát sao. Về nguyên nhân khách quan do đất đai trở thành tài sản có giá trị nên tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng bất chấp để tranh chấp để kiếm lợi ích.

Quan hệ đất đai là  quan hệ dân sự nhưng vì phạm vi và tính đặc thù của nó nên trở nên rất đặc biệt. Vì cũng là một giao dịch dân sự nên mang các đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự thì tranh chấp đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng như sau:

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động

Chủ thể của tranh chấp đất đai là chủ thể có quyền quản lý và quyền sử dụng đất bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Quyền sử dụng đất của các chủ thể nêu trên được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc sự công nhận, cho phép chuyển nhượng  của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng.

Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất .Do đó khi tranh chấp chỉ xảy ra khi  các chủ thể tranh chấp đất đai có mâu thuẫn và bị xâm phạm đến quyền lợi về quản lý và sử dụng đất đai. Và những chủ thể có liên quan đến những quyền này mới được đề nghị giải quyết tranh chấp

Về đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai. Đối tượng mà các chủ thể tranh chấp hướng tới là quyền được sử dụng và quản lý trên một phần đất cụ thể, chỉ khi đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng và quản lý đất đai thì mới được gọi là tranh chấp đất đai. Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp liên quan đến các vấn đề liên quan đến đất đai như diện tích, quyền sử dụng, mục đích sử dụng, các giao dịch dân sự liên quan.

Về hậu quả của tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả về nhiều mặt như gây mất ổn định về chính trị và phá vỡ mối quan hệ xã hội, trật tự quản lý đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước

3. Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp:

Trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai nhìn chung có các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai được chia thành những trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp đất đai thuộc vào dạng tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất

Tranh chấp về  quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai đó có quyền sử dụng đát hợp pháp với thửa đất, mảnh đất nào đó. Đây là các trường hợp liên quan đến việc công nhận người nào mới thật sự là người có quyền sử dụng đất trên một phần đất đang có tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp diện tích đất do bị cấp trùng, lấn chiếm đất đai, tranh chấp ranh giới đất liền kề mà cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lối đi, tranh chấp về một thửa đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất. Chủ yếu phân định quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân, tổ chức nào.

Trường hợp thứ hai, là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Đây chính là các tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự uy tín

Các giao dịch dân sự liên quan quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, bảo lãnh quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặc dù đây là các tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng đều có liên quan đến vấn đề chủ đạo là đất đai. Tuy nhiên về bản chất đây vẫn là tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Trường hợp thứ ba, là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực thừa kế thường xảy ra khi có sự kiện phân chia thừa kế theo quy định của luật hoặc theo yêu cầu được phân chia di sản thừa kế của những người ở hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp thứ tư, là trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản  được gắn liền với đất như: cây cối, nhà ở, tường rào, các công trình trên đất được giao. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đát và những tài nguyên khác gắn liền với mảnh đất đó

4. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh cấp đất đai  cụ thể tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế, chia thừa kế, tranh chấp thừa kế

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

 Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thuộc vào các dạng tranh chấp được trình bày như trên thì nếu các đương sự điều đầu tiên các bên phải tiến hành  hòa giải tại UBND cấp xã. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đầu tiên các bên sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Xem thêm: Tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp nhà đất tại Hà Nội

Trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 

Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.