Nguyễn mạnh tường là ai

Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường

GS Nguyễn Văn HoànLuật sư

02:11 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười Một, 2017

Sau khi đi học ở Ý về (1978-1979) cùng với Văn học Việt Nam, tôi còn phải làm về Văn học Ý và thường gặp khó khăn trước các câu trích dẫn La tinh, nhất là khi dịch Thần khúc của Dante Alighieri (1265-1321). Tôi đã đi hỏi các đồng nghiệp cao tuổi nhưng vẫn không khắc phục được hoàn toàn trở ngại đó, cuối cùng tôi nghĩ đến việc cầu cứu Thầy Nguyễn Mạnh Tường. Thầy là Tiến sĩ Luật, phải nghiên cứu sâu Luật La Mã, do đó thấy phải rất giỏi tiếng La-tinh. Nhưng đến làm phiền một giáo sư - học giả như Thầy mà chỉ là để nhờ dịch mấy câu La-tinh thì e không thích hợp, thế là tôi đe đạt thêm nguyện vọng thứ hai: muốn được nghe kinh nghiệm của Thầy trong việc thâm nhập vào các nền Văn học châu Âu. Thầy vui vẻ nhận lời.

Chiều ngày 18/9/1991, tôi đến nhà Thầy ở số 34 phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Đi qua một cái sân nhỏ có nhiều bong cây, tôi đi vào phòng khách của một biệt thự cổ, toàn bàn ghế cổ sau bao “tang thương dâu bể”. Thầy đã quá già, so với hồi năm 1953, tôi học với Thầy ở Ban Sư phạm cao cấp của Trường dự bị Đại học Liên khu IV ở Thanh Hóa. Và đúng như tôi dự đoán, mấy câu La-tinh trích từ Kinh Thánh, từ các Thánh Ca đã làm tôi lúng túng, Thầy chỉ giảng khoảng 15 phút là xong. Hầu như cả buổi chiều hôm ấy Thầy nói như trút hết cả nỗi niềm, tâm sự. Sau đây tôi xin được lược ghi lại lời Thầy.

“Tôi sinh năm 1909, năm 1927 sang Pháp. Bạn bè khuyên tôi đừng lên Paris, lạnh quá, ở Montpellier, một năm có 300 ngày nắng, hợp với ta hơn. Sau hai năm tôi đỗ Cử nhân Văn khoa, với 4 chứng chỉ: Văn học Pháp, Văn học Hy Lạp, Văn học La Mã, Ngữ Pháp.

Năm 1930, tôi đỗ Cử nhân luật Sau đó xin thi Thạc sĩ. Đây là một kỳ thi tuyển, nếu đậu sẽ được bổ làm giáo sư trung học, nhưng họ không cho vì tôi không có quốc tịch Pháp. Các giáo sư bảo, vậy thì học lên để thi Tiến sĩ. Thời đó, Tiến sĩ Pháp có hai loại: Tiến sĩ đại học và Tiến sĩ quốc gia. Tiến sĩ Đại học chỉ là một danh nghĩa, chứ chưa đem lại cho mình quyền lợi gì cụ thể. Tiến sĩ quốc gia thì khó lắm, trước hết phải có bằng chuyên sâu cao đẳng, như phó Tiến sĩ Liên Xô, sau đó phải trình hai luận án, một chính, một phụ, lại phải thi vấn đáp hai ngoại ngữ Anh và Đức.

Năm 1932, tôi thi đậu Tiến sĩ Luật, một tháng sau thi đậu Tiến sĩ Văn, đều ở Đại học Montpellier, 22 tuổi rưỡi tôi đậu hai bằng Tiến sĩ là như vậy.

Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty, gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp. Năm năm trời đi du lịch và nghiên cứu các nước châu Âu: Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Hy Lạp, Thồ Nhĩ Kỳ, Ai Cập. . . Trong thời gian này tôi viết bốn cuốn sách bằng tiếng Pháp:

1. Nền tảng Pháp.

2. Kinh nghiệm Địa Trung Hải.

3. Kinh nghiệm và nước mắt tuổi trẻ.

4. Du lịch và cảm xúc (Kịch).

Dụng ý của tôi là cung cấp cho công trường Việt Nam và châu Á những nguyên vật liệu xây dựng của văn minh châu Âu.

Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là quãng một thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý. Các học trò xuất sắc, tôi còn nhớ có Lê Kim Chung sau làm ngoại giao, Lê Khắc làm ngoại thương, Nguyễn Sĩ Quốc, Tiến sĩ về Y khoa.

Năm 1940, Pháp thua trận, Nhật đưa quân vào Đông Dương, lập ra một Hội đồng, do Phạm Lê Bổng đứng đầu, vận động nông dân bán lúa, gạo cho Nhật. Họ muốn tôi tham gia nhưng tôi từ chối. Họ lại gây khó khăn, tôi nộp đơn xin từ chức, ra mở văn phòng luật sư ở phố Trần Hưng Đạo, đây là nghề tôi đã tập sự bên Pháp.

Tháng 9 năm 1945, Cách mạng thành công. Chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập ở quảng trường Ba Đình, cụ Hồ ký sắc lệnh lập thêm Trường Đại học Văn Khoa, bổ sung vào hệ thống trường đã có, do Pháp lập, ông Đặng Thai Mai làm Giám đốc, tôi được cử dạy Khoa Văn chương Tây Phương.

Năm sau, cụ Hồ lại mời tôi đến giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Người đến mời là Nguyễn Hữu Đang. Tôi biết Đang từ hồi này.

Cụ Hồ nói: Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt), sau ở Pháp. Nhờ Ngài xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh. Tôi từ chối, nói còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. (Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là Ngài !).

Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam. Phó là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh, nhưng khi họp đoàn ở Bắc Bộ phủ thì không thấy hắn đến. Không thuộc đảng phái nào thì có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên và tôi.

Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên!

Vì thế, thời kỳ 1947 - 1949, nhiều trí thức tên tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về đây: Bùi Kỷ, Tăng Xuân An, Trịnh Đình Rư, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tường Phượng, Hoàng Như Mai, Nguyễn Mạnh Tường...

Tiến sĩ luật khoa Đào Quang Huy, học trò luật sư (LS) Nguyễn Mạnh Tường ở Trường Bưởi (nay là Trường trung học quốc gia Chu Văn An, Q.Tây Hồ, Hà Nội), kể lại một chuyện có thật nhưng đầy huyền thoại về một phiên tòa diễn ra ở làng Xuân Thọ, H.Đông Quan, Thái Bình.

Vào thời kỳ 1947 - 1949 có một câu chuyện dân gian xuất hiện, lan truyền rất nhanh. Chuyện rằng: Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh đại đội trưởng đóng tại nhà, đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, đại đội trưởng chết ngay. Phiên tòa mở ra với ý định xử thật nghiêm tội giết người và làm mờ nhạt các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội. LS Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa. Ông chỉ có ít phút gặp thân chủ của mình. Diễn biến phiên tòa đúng như chủ định: Anh nông dân chịu án tử hình và được phép nói lời cuối cùng. Anh nhìn chánh tòa, nhìn LS, ngập ngừng nói: “Xin phép được hôn bà chánh tòa trước khi chết”. Bị bất ngờ, chánh tòa không kịp trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng tội lỗi đến thế mà còn dám hỗn láo, nói liều. Nhân đó, LS Nguyễn Mạnh Tường nói thêm: “Thưa ông chánh tòa, ông là người có học thức, suy nghĩ chín chắn, mà trước một câu nói không đâu của người sắp chết, còn nổi giận ghê gớm như thế. Phương chi, anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông khác trong buồng vợ mình thì sự giận dữ đến mức hành động thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu được”. Kết quả cuối cùng, anh nông dân được giảm án, thực chất là tha bổng vì hồi ấy Thái Bình đâu có trại giam. Sau phiên tòa, LS Lê Văn Chất “mắng” LS Nguyễn Mạnh Tường: “Toa xỏ moa”, rồi hai ông cả cười. Chánh tòa là LS Lê Văn Chất, có người vợ trẻ đẹp. Và ai cũng hiểu rằng câu nói cuối cùng của anh nông dân do “ai” mớm lời, là “nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường”. Đoạn trên được trích từ bài viết Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường: người thầy giáo, nhà sư phạm tài danh của nhà giáo Phạm Viết Hoàng, trong cuốn Gương mặt người thầy (NXB Giáo dục, 2008) .

Nhìn lại danh sách những trí thức tên tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về Thái Bình trong bài viết của nhà giáo Phạm Viết Hoàng thấy chỉ còn duy nhất GS-NGND Hoàng Như Mai - nguyên Hiệu trưởng Trường trung học Phan Thanh (tỉnh Thái Bình) trong kháng chiến chống Pháp (thời điểm người viết đọc cuốn sách này). Trưa 13.8.2009, theo lời hẹn trước, tôi đến ngôi biệt thự trong một con phố ở Q.1, TP.HCM. Như một ẩn sĩ trầm mặc

giữa phố thị, GS-NGND Hoàng Như Mai chống can (ba-toong) nhẹ bước ra thanh thoát, gương mặt hồng hào nhân hậu toát lên cùng mái tóc bạc như mây trời. Ông mới ra viện được 5 ngày, sức khỏe hãy còn yếu, nhưng vẫn đồng ý tiếp, để kể cho tôi nghe chuyện về GS-TS-LS Nguyễn MạnhTường. GS-NGND Hoàng Như Mai mở đầu câu chuyện với một giọng thanh, ấm và truyền cảm, nếu không được biết từ trước có lẽ tôi không đoán được người học trò của thầy Nguyễn Mạnh Tường ở Trường Bưởi năm xưa, nay đã 91 tuổi.

Ông nhớ lại, hồi sắp đại hội văn nghệ Khu 3, thì ông Trần Thiếu Bảo - Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức, chơi trội, đăng cai cả một cuộc “luận chiến văn nghệ” tại đình làng Khuốc (Cổ Khúc, Tiên Hưng, Thái Bình) trong 3 ngày. Địa điểm tổ chức là mượn của một gia đình giàu có. “Dịp này thầy Nguyễn Mạnh Tường về để dự hội nghị văn nghệ Thái Bình kết hợp bào chữa cho một vụ án. Độ mới đầu kháng chiến cũng có tòa án xử đàng hoàng cả. Anh lục sự ở đấy nghe tiếng ông Nguyễn Mạnh Tường hùng biện nổi như cồn thì muốn thử xem sự thực hư ra sao. Anh ta mời thầy Tường đến và cứ thao thao bất tuyệt kể chuyện nọ xọ chuyện kia để thầy không có thì giờ xem hồ sơ. Thầy Tường lật lật qua hồ sơ rồi ra ngoài ngồi nói chuyện. Hôm sau, trước tòa, thầy cãi rất hay. Anh lục sự phải sợ khiếp vía. Vì ông chỉ xem qua vài sự kiện trong hồ sơ thôi mà ông cãi được. Vụ thầy Tường cãi đó là: cô con dâu cầm dao đâm bố chồng. Tôi không dự cái cuộc ấy nhưng được nghe người ta kể lại. Thầy Tường bào chữa: Xưa nay chuyện bố chồng con dâu, nhất là mẹ chồng nàng dâu xung đột với nhau là chuyện rất điển hình ở xã hội Việt Nam, xảy ra coi như cơm bữa. Nhưng vì sao cô này lại đâm bố chồng? Vì khẩu hiệu của kháng chiến: Mỗi người sẵn sàng cầm vũ khí trong tay để giết giặc. Cho nên lỗi tại có vũ khí kia chứ không thì chị ấy không phạm tội giết bố chồng.

Thành ra người ta kính trọng thầy Nguyễn Mạnh Tường tại sao ông giỏi thế.

Vụ cãi của thầy Tường tôi nghĩ cái đó cũng rất điển hình - thầy thông minh lắm”, GS-NGND Hoàng Như Mai bồi hồi.

Tin liên quan