Nghiên cứu nội dung kỹ thuật của dự án nhằm xác định

Nhóm 4. Lập dự án đầu tư_11. Doãn Thị Huệ2. Đỗ Thị Thu Hương3. Nguyễn Minh Tú4. Nguyễn Huy Hoàng5. Lê Minh HiếuNGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯI/ MỤC ĐÍCH- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư là việc phân tích, lựachọn phương pháp sản xuất, công nghệ, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác;lựa chọn địa điểm, giải pháp xây dựng công trình phù hợp với những ràngbuộc về:•Vốn•Trình độ quản lý và kỹ thuật•Quy mô thị trường•Yêu cầu của xã hội về việc làm•Giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường…..- Mục đích:•Trang bị những kiến thức cơ bản về nghiên cứu kỹ thuật công nghệcủa dự án đầu tư để vận dụng•Đánh giá tính khả thi, tạo ra phương án đầu tư đạt hiệu quả kinh tếcao nhấtII/ VỊ TRÍ VÀ YÊU CẦU- Vị trí:•Phân tích kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành phântích mặt kinh tế, tài chính. Các dự án đầu tư không có số liệu của phân tíchkỹ thuật - công nghệ thì không thể tiến hành phân tích kinh tế tài chính tuyrằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật.•Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật công nghệ không chỉlà loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là chấp nhận dựán khả thi về mặt này. Điều này cho phép, một mặt tiết kiệm được cácnguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm nguồn lực. Ngượclại, nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặcdo coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật dobảo thủ, do quá thận trọng thì hoặc là gây tổn thất nguồn lực, hoặc đã bỏ lỡmột cơ hội để tăng nguồn lực.- Yêu cầu:•Đảm bảo tính khoa học của dự án•Bảng phân tích kỹ thuật phải đủ chi tiết, có số liệu đáng tin cậy•Đưa ra nhiều phương án để lựa chọn để có được phương án tối ưu•Phân tích kỹ thuật công nghệ là công việc phức tạp đòi hỏi phải cóchuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật công nghệ củadự án. Chi phí nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án thông thường chiếm tớitrên dưới 80% chi phí nghiên cứu khả thi, và từ 1 - 5% tổng chi phí đầu tưcủa dự án.•Các dự án không có khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ đểtránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quảđầu tư sau này.III/ NỘI DUNG PHÂN TÍCHTuỳ thuộc vào dự án cụ thể mà nội dung phân tích kỹ thuật có mức độphức tạp khác nhau. Không có một mô hình tiếp cận nào về mặt phân tíchkỹ thuật có thể thích ứng với tất cả các loại dự án được. Trong đó môhình phân tích kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệpbao gồm tương đối đầy đủ các vấn đề kỹ thuật cơ bản như đặc tính sảnphẩm và kiểm tra chất lượng, phương pháp và kỹ thuật sản xuất, đặc tínhvà công suất máy móc thiết bị, đặc tính và nhu cầu nguồn vốn, các cơ sởhạ tầng, địa điểm xây dựng nhà máy, vấn đề xử lý chất thải...Do đó, tuỳ theo từng dự án cụ thể mà các vấn đề kỹ thuật được chútrọng xem xét ở mức độ khác nhau trong nghiên cứu. Dự án càng lớn cácvấn đề kỹ thuật càng phức tạp, càng cần phải xử lý nhiều thông tin. Ở đâychúng ta xem xét nội dung phân tích kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộclĩnh vực công nghiệp với các vấn đề sau.1.Mô tả sản phẩm của dự ánSau khi nghiên cứu thị trường, thì người soạn thảo đã chọn sản phẩm sẽđưa vào sản xuất. Nhưng việc mô tả đặc tính kĩ thuật và các tiêu chuẩn kĩthuật khác, có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn công nghệ và phươngpháp sản xuất sản phẩm đó, đến việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp. Môtả sản phẩm phải nêu bật được các điểm chính sau:Mô tả các tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng của sản phẩm: kíchthước, hình dáng…Mô tả các đặc tính: lý, hóa, cơ của sản phẩm.Mô tả tính năng, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm.Ngoài ra, còn phải so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm tươngtự trong nước và ngoài nước, so sánh với tiêu chuẩn kinh tế, kĩ thuật quốcgia và quốc tê quy định với sản phẩm. Các sản phẩm của dự án bao gồm:sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài.2. Lựa chọn hình thức đầu tư2.1. Khái quát các hình thức đầu tưĐể sản xuất sản phẩm, thực hiện mục tiêu đã đề ra, dự án có thể áp dụngmột trong các hình thức đầu tư sau:Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị vàmáy móc mới toàn bộ.Đầu tư cải tạo, mở rộng: Trên cơ sở nhà máy xí nghiệp đã có sẵn,chỉ đầu tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện có đã lạchậu, hoặc mở rộng hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp với quy môlớn hơn.Hình thức đầu tư này có thể phân ra làm 2 loại:•Đầu tư theo chiều rộng: là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kĩthuật và công nghệ lặp lại như cũ.•Đầu tư theo chiều sâu: là đầu tư để mở rộng bằng kỹ thuật và côngnghệ tiến bộ và hiệu quả hơn.2.2. Các căn cứ lựa chọn hình thức đầu tưTùy từng loại sản phẩm mà nên lựa chọn hình thức đầu tư khácnhau.Phương án đầu tư cải tạo,mở rộng không phải lúc nào cũng có lợi hơnphương án đầu tư mới.Do đó cần phải tính toán cụ thể, chỉ nên quyết địnhsau khi đã so sánh các phương án về các mặt kinh tế - kĩ thuật, có xét đếnkhả năng phát triển trong tương lai.Nếu tận dụng cơ sở hiện có, cải tạo, mở rộng thêm, thì người soạn thảodự án cần phải mô tả cơ sở hiện có với các nội dung:Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay.Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện cóThống kê tài sản cố định hiện có, gồm các công trình kiến trúc,thiết bị máy móc, phương tiện vận tải…3.Xác định công suất của dự ánĐể có phương án công nghệ thích hợp, trước hết phải xác định công suấthoặc năng lực phục vụ của dự án. Công suất hoặc năng lực phục vụ của dựán được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụđược thực hiện trong 1 đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép.Dự án có công suất lớn:•Ưu điểm: dễ áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí tính cho một sảnphẩm có thể hạ.•Nhược điểm: đòi hỏi vốn lớn, thời gian hòa vốn lâu, thiệt hại lớnkhi nhu cầu thị trường đột nhiên giảm xuống.Dự án có công suất nhỏ:•Ưu điểm: đòi hỏi vốn ít, xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh, dễthay đổi thích ứng với thị trường.•Nhược điểm: khó áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí cho một sảnphẩm có thể lớn.3.1. Công suất của máy móc thiết bị3.1.1.Công suất lý thuyếtCông suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể đạt đến trongcác điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc thiết bị chạy suốt 24h/ngày và365 ngày/năm. Công suất lý thuyết chỉ tính để biết giới hạn trên chứ khôngthể đạt được, còn gọi là công suất trần.3.1.2.Công suất thiết kếCông suất thiết kế là công suất mà thiết bị có thể thực hiện được trongđiều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường đượckể đến là:Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng quy trình công nghệ, khôngbị gián đoạn vì những lý do không dự tính được trước, như bị hỏng độtxuất, mất điện,…- Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ.3.2. Công suất của dự án3.2.1. Công suất khả thi của dự án- Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiệnđược và đem lại hiệu quả kinh tế cao.- Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc thiết bị cócông suất tương ứng.- Người soạn thảo dự án phải chọn thiết bị có công suất cao hơn côngsuất khả thi của dự án và thông thường cao hơn khoảng 10%, phòng trừ rủiro,trục trặc bất thường.* Căn cứ để lựa chọn công suất khả thi của dự án:+ Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sảnphẩm của dự án.+ Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư.+ Các thông số kĩ thuật và kinh tế của các máy móc hiện có.+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loạinguyên vật liệu nhập khẩu.+ Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư củachủ đầu tư.+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất.3.2.2. Công suất thiết kế của dự ánSố giờCôngCông suất thiếtSố caSố ngàylàmsuấtkế trong 1h củatronglàm việc=× việc ××thiết kếmáy móc thiết1trong 1trong(1năm)bị chủ yếungàynăm1ca3.2.3. Công suất thực tế của dự ánCông suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiến đạt đượctrong từng năm đi vào vận hành khai thác.Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn công suất lý thuyết nhưngvẫn khó đạt được vì trong thực tế sản xuất khó đảm bảo được các điều kiệnsản xuất bình thường mà hay xảy ra các trục trặc kỹ thuật, tổ chức, cungcấp đầu vào…Thông thường công suất thực tế chỉ nên lấy tối đa bằng 90% công suấtthiết kế. Ngoài ra, trong những năm hoạt động đầu tiên do phải điều chỉnhmáy, công nhân chưa thạo việc… nên công suất thực tế còn đạt thấp hơnnữa so với công suất thiết kế.Trong khi lập dự án, công suất thực tế thường được lấy như sau:Năm 1 Công suất thực tế = 50% công suất thiết kếNăm 2 Công suất thực tế = 70% công suất thiết kếNăm 3 Công suất thực tế = 90% công suất thiết kế3.2.4. Công suất tối thiểu ( công suất hòa vốn)Công suất tối thiểu là công suất tương ứng với điểm hòa vốn. Ta khôngthể chọn công suất của dự án nhỏ hơn công suất hòa vốn vè làm như vậy dựán sẽ bị lỗ. Công suất tối thiểu còn gọi là công suất sàn.3.2. Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án- Sau khi xác định được công suất của dự án,cần phải xác định thời gianbiểu cho sản xuất: thời gian bắt đầu sản xuất, các khoảng thời gian sản xuấtđạt mức công suất thực tế khác nhau, cho đến khi đạt công suất tối đa, thờigian giảm dần công suất và chấm dứt hoạt động của dự án.- Khi các yếu tố trên chưa thể xác định được rõ ràng hoặc có thể xảy racác biến động, rủi ro… người ta thường áp dụng phương pháp phân kì đầutư, đưa công suất tăng lên dần dần cho đến khi đạt được công suất yêu cầu.Phương pháp phân kì đầu tư có nhiều ưu điểm rõ rệt:+ Vốn đầu tư ban đầu không phải bỏ ra một lúc quá căng thẳng.+ Ổn định dần dần các yếu tố đàu vào, đầu ra.+ Ổn định dần dần bộ máy quản lý điều hành, rèn luyện đào tạo đượccông nhân.+ Hạn chế được tổn thất khi có những biến động đột xuất, bất lợi.Do có những ưu điểm trên nên phương pháp này được áp dụng rộng rãihiện nay, nhất là đối với dự án đầu tư trực tiếp bằng vốn nước ngoài.Việc phân kì, chia ra các giai đoạn đầu tư dài, ngắn khác nhau tùy thuộcvào dự án cụ thể. Thông thường các dự án hiện nay được phân ra 2,3 giaiđoạn. Không nên phân ra quá nhiều giai đoạn gây khó khăn cho việc tổchức thực hiện.4.Lựa chọn công nghệ kĩ thuật cho dự án4.1. Khái niệm công nghệ•Trong Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp , quy trình, kỹ năng, bí quyết, côngcụ, phương tiện, dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.•Công nghệ bao gồm 2 phần:+ Phần cứng: các máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, nhà xưởng.+ Phần mềm: bao gồm con người, thông tin, tổ chức.4.2. Các căn cứ lựa chọn công nghệ cho dự ánKhi lựa chọn công nghệ cho dự án, phải dựa vào các điều kiện sau:Các yêu cầu về chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, chấtlượng sản phẩm của dự ánCông suất của dự án được dự tính ở bước trướcCác loại máy móc và dây chuyền công nghệ hiện có trên thị trườngvới các thông số kĩ thuật và kinh tế khác nhau có thể áp dụng cho dự ánKhả năng cung cấp đầu vào về vốn, vật tư, máy móc, nhân lực,nhất là tính chất của nguyên vật liệu được áp dụngTrình độ hiện đại của công nghệ định áp dụngYêu cầu về bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện lao độngCác kết quả của tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế của các phươngán công nghệ.4.3. Yêu cầu đối với công tác lựa chọn công nghệ cho dự ánMột dây chuyền công nghệ được coi là thích hợp với điều kiện ViệtNam hiện nay là:Cho phép sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặcbiệt trên thị trường xuất khẩu.Cho phép sử dụng có hiệu quả những lợi thế so sánh của ViệtNam: sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,…Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu và nănglượng nhập khẩu.Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuấtGiá cả công nghệ phải hợp lý, nếu là công nghệ nhập khẩu thì giácả nên phù hợp với nguồn ngoại tệ khiêm tốn của đất nước.Phù hợp với kiến thức và trình độ khoa học của công nhân ViệtNam, nếu không phù hợp thì phải có kế hoạch đào tạo.Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Đối vớinhững ngành kinh tế mũi nhọn nên lựa chọn công nghệ tiên tiến để đảmbảo sức phát triển của ngành4.4. Nội dung và trình tự lựa chọn công nghệ cho dự án4.4.1.Định hướng trình độ hiện đại của công nghệTrước khi đi vào lựa chọn phương án công nghệ cần phải định hướngxem nên áp dụng công nghệ với mức độ hiện đại như thế nào. Với các dựán đầu tư mũi nhọn, có thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài và lớn, hiệu quảđảm bảo và được đảm bảo nguồn vốn đầu tư thì nên đi ngay vào áp dụngcông nghệ hiện đại.Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ cần tránh sử dụng những công nghệquá mới mẻ hoặc đang thử nghiệm, cũng ko nên chọn những công nghệ đãlỗi thời, kém hiệu năng, tạo ra sản phẩm kém chất lượng.4.4.2.Xác định dây chuyền công nghệ* Đối với các công nghệ được nhập khẩu toàn bộ, với mỗi phương áncông nghệ cần làm rõ các nội dung sau:- Mô tả đầy đủ các công đoạn- Nguyên lý hoạt động về mặt kĩ thuật- Các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng- Chế độ làm việc cho phép đối với máy móc- Trình độ cơ giới hóa, tự động hóa- Độ tin cậy của máy móc, độ chính xác yêu cầu- Các phế thải và biện pháp xử lý- Yêu cầu về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động…Sau đó, người soạn thảo dự án phải so sánh các phương án công nghệ đểchọn phương án tối ưu bằng cách áp dụng một trong các phương pháp sosánh sau:+ Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp kết hợpvới một hệ chỉ tiêu bổ sung+ Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạngphương án+ Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng…* Đối với công nghệ tự sáng tạo, có kết hợp sử dụng máy móc và thiết bịcủa nước ngoài, trong dự án phải mô tả rõ nguyên lý hoạt động và nhữngđiểm tương tự như trên, phải so sánh với một vài phương án khác và vớiphương án nhập ngoại hoàn toàn.4.4.3. Xác định phương án tổ chức sản xuấtNgười soạn thảo phải dự kiến phương án tổ chức sản xuất của nhà máysau này dựa trên cơ sở lý thuyết về tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp táchóa và liên hợp hóa trong nội bộ nhà máy và đối ngoại, sao cho phương áncông nghệ đã chọn phát huy đạt hiệu quả cao nhất.4.4.4. Xác định phương án cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuậtCần xác định trình độ cần thiết và các yêu cầu đặc biệt đối với cán bộquản lý cũng như công nhân trực tiếp tham gia vận hành dây chuyền côngnghệ.4.5. Lựa chọn thiết bị máy móc4.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thiết bị máy móc- Nhu cầu thị trường với sản phẩm- Nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất- Khả năng tài chính, ngoại tệ ( đối với máy móc nhập khẩu)- Nguồn cung cấp thiết bị máy móc( trong nước, hay nước ngoài)- Chính sách bảo hộ mậu dịch của Việt Nam4.5.2. Tiêu chuẩn để lựa chọn thiết bị máy móc cho dự án- Nhà cung cấp máy móc thiết bị có uy tín để đảm bảo tính tốt bền, chấtlượng cao của thiết bị máy móc- Phù hợp với công suất của dự án- Đảo bảo tính đồng bộ của thiết bị máy móc- Cho phép sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong và ngoài nước- Máy móc phải thích hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam về thờitiết, khí hậu, độ ẩm, về năng lượng sử dụng, về trình độ tay nghề của côngnhân điều khiển…- Phụ tùng đơn giản, dễ kiếm, có thể sử dụng những phụ tùng thay thế dễdàng- Giá cả và hình thức thanh toán hợp lý4.5.3. Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bịSau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án, phải lập bảng liệtkê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn.( Tham khảo bảng 4.2, tr 143 GT)5.Nguyên vật liệu đầu vào5.1. Phân loại nguyên vật liệu- Nguyên liệu là nông sản- Nguyên liệu là lâm sản và gia cầm, gia súc- Nguyên liệu là các sản phẩm dưới nước ( thủy sản, hải sản)- Nguyên liệu là khoáng sản( kim loại, phi kim loại, cả đất sét).- Các nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp: kim loại cơ bản, sản phẩmcông nghiệp trung gian, linh kiện.- Nguyên vật liệu phụ: các hóa chất, các chất phụ gia, sơn, dầu bóng, baobì, chất rửa, vật liệu bảo dưỡng, dầu nhờn,….5.2. Lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án5.2.1. Nguyên tắc- Phải chọn những nguyên vật liệu có đặc tính và chất lượng phù hợp vớichất lượng sản phẩm của dự án.- Là những vật liệu thông dụng, dễ tìm kiếm trên thị trường trong nướcvà thế giới- Chọn loại nguyên liệu nào mà có thể dễ dàng kiếm nguyên vật liệuthay thế( khi nguyên vật liệu đó cạn kiệt) mà không phải thay đổi dâychuyền công nghệ nhiều.- Giá cả thích hợp- Nên có nhiều phương án về nguyên vật liệu để chọn được phương ántối ưu.5.2.2. Những vấn đề cần chú ý* Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: Chọnnguyên vật liệu có chất lượng thích hợp với chất lượng sản phẩm sẽ đượcsản xuất dựa vào các đặc tính:- Tính chất lý học như kích cỡ, dạng, tỉ trọng, thể trạng(khí, lỏng, rắn),điểm nóng chảy, điểm sôi, độ xốp…- Tính chất hóa học: thành phần hóa học, độ tinh khiết, độ cứng củanước, chỉ số ô xi hóa, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt…- Tính chất cơ học: độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng, sức nén…- Các đặc tính về điện và từ: khả năng dẫn điện, điện trở, từ tính, hằng sốđiện môi.* Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu:- Nguồn cung cấp nguyên liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng cho dựán hoạt động hết đời.- Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toànbộ, cần xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này.- Nếu nguyên vật liệu là những nguyên liệu hiếm thì người soạn thảophải xem xét những gì hiện có, những gì sẽ có và những gì sẽ phải xúc tiếnđể có nó.* Giá thu mua, vận chuyển và kế hoạch cung ứng:- Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá mua hiện tại có đối chiếu vớigiá trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai. Chi phí thu gom, chuyênchở phải được tính đầy đủ.Nếu là nguyên liệu nhập thì tính theo giá CIF cùng với chi phí bốc dỡ, lệphí cảng, phí bảo hiểm, các loại thuế, chi phí vận chuyển đến nhà máy.- Phải lập kế hoạch thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu theo yêu cầusản xuất.- Phải ước tính tổng nhu cầu và chi phí các loại nguyên vật liệu hàngnăm cho dự án6. Cơ sở hạ tầng6.1. Năng lượngNăng lượng phổ biến được sử dụng là điện.Năng lượng được lựa chọn sử dụng cho dự án phải thỏa mãn các yêu cầusau:- Nguồn ổn định và cung cấp với khối lượng ổn định thỏa mãn yêu cầucủa sản xuất- Có nguồn dồi dào trong nước- Ít gây ô nhiễm môi trường- Tính kinh tế cao6.2. NướcĐây là dạng nguyên liệu đặc biệt và rất cần cho một số ngành sản xuấtdịch vụ. Cần chú ý:- Khối lượng nước cần sử dụng- Xác định nguồn cung cấp nước- Tính toán hệ thống cấp thoát nước- Tính toán chi phí về nước6.3. Nhu cầu vận tải và hệ thống giao thông- Xác định nhu cầu vận tải phục vụ cho sự hoạt động sản xuất và bánhàng cảu dự án- Nếu danh mục các phương tiện giao thông vận tải và mô tả các phươngtiện vận tải cần cho dự án, từ đó xây dựng hệ thống đường giao thông chophù hợp.6.4. Các cơ sở hạ tầng khácHệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý các chất thải, khí thải, hệthống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy… đều cần đượcxem xét tùy thuộc vào từng loại dự án.7. Địa điểm thực hiện dự án7.1. Nguyên tắc lựa chọn địa điểm- Lựa chọn vùng đặt địa điểm, sau đó mới chọn địa điểm cụ thể- Khi lựa chọn địa điểm thì các tiêu chuẩn về kỹ thuật bao giờ cũng đượcxem xét trước, rồi mới đến các tiêu chuẩn kinh tế vì tính tối ưu của kinh tếchỉ có thể thực hiện được nếu các tiêu chuẩn kĩ thuật cho phép.- Địa điểm được chọn phải phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm anninh, không gây ô nhiễm môi trường.- Môi trường tự nhiên của địa điểm phải phù hợp với yêu cầu đặt ra củadự án.- Địa điểm được chọn nên có diện tích đủ rộng để dễ bố trí các cơ sở sảnxuất, dịch vụ của dự án và dễ mở rộng dự án sau này.- Khi lựa chọn địa điểm phải đảm bảo trữ lượng của tài nguyên thiênnhiên phục vụ cho khâu vận hành của dự án được đầy đủ về số lượng vàchất lượng.- Địa điểm nên gần nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụsản phẩm của dự án, hoặc gần nguồn cung cấp lao động- Địa điểm được chọn nên có cơ sở hạ tầng thuận lợi nhất là về điện,nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc- Địa điểm nên có điều kiện thuận lợi trong hợp tác với các cơ sở sảnxuất trong vùng, đồng thời đảm bảo ưu thế cạnh tranh với các doanh nghiệpcùng loại- Phải xét đến tính kinh tế của địa điểm- Nên có nhiều phương án địa điểm để chọn được phương án tối ưu.7.2. Các bước chọn địa điểm7.2.1. Chọn khu vực địa điểmCác vấn đề cần xem xét:- Các chính sách kinh tế-xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, đặc biệtlà các chính sách khuyến khích đầu tư và các chính sách có liên quan- Ảnh hưởng của khu vực địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trongcung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.- Môi trường kinh tế-xã hội của khu vực địa điểm: về lao động, trình độphát triển KT-XH, các điều kiện về địa hình, khí hậu…7.2.2. Chọn địa điểm cụ thểTa cần giải quyết những vấn đề sau:- Tại địa điểm dự kiến, mặt bằng có đủ rộng đề dự án có thể hoạt độngthuận lợi và mở rộng sự hoạt động khi cần thiết sau này từ 5-15 năm hayko?- Tình hình ô nhiễm môi trường ở thời điểm hiện tại và khả năng xử lýchất thải chống ô nhiễm môi trường trong tương lai?- Cơ sở hạ tầng( điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc…)thích hợpđến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm ko? Mức độ đầu tư có chấp nhậnđược ko?- Điều kiện tự nhiên của địa điểm như thế nào?8. Giải pháp xây dựng công trình của dự án8.1. Các căn cứ để lập phương án và giải pháp xây dựng- Tình hình của địa điểm xây dựng về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội- Công suất và dây chuyền công nghệ đã được lựa chọn- Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyênvật liệu xây dựng, máy móc xây dựng, nhân lực xây dựng.- Thời gian xây dựng yêu cầu ( phân theo từng đợt nếu có)- Các quy định và luật pháp có liên quan đến xây dựng- Các kết quả so sánh về hiệu quả kinh tế8.2. Những nội dung cơ bản của phần giải pháp xây dựng8.2.1. Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựngCác nội dung chính cần giới thiệu:- Tình hình về điều kiện tự nhiên:+ Tình hình về địa hình+ Tình hình về thời tiết và địa chất-thủy văn+ Tình hình địa chất công trình- Tình hình kinh tế - xã hội:+ Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội và ảnh hưởng của chúng đến các giải pháp xây dựng+ Tình hình về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nhân công tạichỗ, khả năng hợp tác với lực lượng xây dựng tại chỗ.8.2.2. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựngcủa dự ána. Nguyên tắc- Phù hợp với dây chuyền công nghệ đã chọn- Phù hợp với yêu cầu kĩ thuật xây dựng đối với quy hoạch tổng mặtbằng- Bố trí các công trình đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môitrường, bảo vệ các công trình hiện có…- Sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm đất, bảo đảm nhu cầu phát triển tươnglai.Ngoài ra cần 2 tiêu chuẩn:Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựngBảo đảm chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhấtb. Nội dung- Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính- Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất phụ- Quy hoạch các hạng mục công trình phụ trợ- Quy hoạch các công trình giao thông vận tải nội bộ nhà máy- Quy hoạch các công trình về đường điện, đường cấp nước và thoátnước- Quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin- Quy hoạch về các công trình bảo vệ môi trường- Quy hoạch về các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý,các công trình phục vụ đời sống vật chất và văn hóa cho công nhân.- Các hạng mục công trình về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ.8.2.3. Các giải pháp về kiến trúc- Giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà- Xác định số tầng và độ cao của nhà hợp lý- Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình- Giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh8.2.4. Các giải pháp về kết cấu xây dựnga. Căn cứ- Yêu cầu của công nghệ đã chọn- Tính chất chịu lực của công trình (sơ đồ tải trọng)- Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình- Khả năng cung cấp vật tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu chịu lực củakết cấu- Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo, dễ mở rộng của mặt bằng côngtrình- Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công, có khả năng cung cấp máymóc thi công xây dựng phù hợp- Yêu cầu của thời gian xây dựng- Tính kinh tế của giải pháp kết cấub. Nội dung- Cấp công trình về độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống động đất và độchống ăn mòn- Các loại vật liệu được dùng làm kết cấu- Sơ đồ kết cấu tổng quát- Các kết cấu đặc biệt cần lưu ý từ nền móng, khung nhà, mái và trang tríhoàn thiện8.2.5. Các giải pháp về công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựngNội dung yêu cầu gồm:- Tổng tiến độ xây dựng- Khả năng mua hay thuê thiết bị thi công=> dự trù kinh phí- Dự kiến khó khăn khách quan cho khâu thi công- Các yêu cầu bảo vệ môi trường trong khâu thi công- Dự kiến các phương thức thực hiện xây dựng8.2.6. Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xây dựng8.2.7. Thống kế các kết quả tính toán thành các bảng biểu( Tham khảo bảng 4.4, tr 161 GT)9. Đánh giá tác động môi trường của dự án9.1. Ý nghĩaNội dung này nhằm mục đích phát hiện các tác động xấu của dự án đếnmôi trường, tìm các công cụ để quản lý, hạn chế và ngăn ngừa chúng,đưacác biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường vào các bước sớm nhất củaquá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, trên cơ sở đó đảm bảo dự án pháttriển gắn liền với bảo vệ môi trường.9.2. Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trườngCó thể có những tác động tiêu cực sau:- Làm thay đổi điều kiện sinh thái- Gây ô nhiễm môi trường- Gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, làm giảm tiềmnăng của ngành du lịch cũng như việc mở rộng các khu nghỉ ngơi andưỡng.- Ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.9.3. Nội dung đánh giá tác động môi trường- Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọigiai đoạn của dự án.- Đề xuất các giải pháp khắc phục.10. Lịch trình thực hiện dự ánViệc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việctrong mỗi hạng mục công trình của dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùngcủa dự án có thể bắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt đông theo đúng thời giandự định.Có nhiều phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khácnhau, tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạp về kĩ thuật xây dựng và sảnxuất của dự án. Đó là:- Phương pháp sơ đồ “ GANTT”- Phương pháp sơ đồ mạng PERT và CPM