Môn quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

Đề cương quản lý nhà nước về  tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (300.6 KB, 43 trang )

Mục lục

1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QLNN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1.

Anh/Chị hãy trình bày mối quan hệ và vai trò của tài nguyên và môi

trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người?
2.
Anh/Chị hãy trình bày ứng phó với biến đổi khí hậu, phân tích bản
chất của thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu đến phát triển
kinh tế - xã hội  môi trường?
3.
Anh/Chị hãy nêu xu hướng QLNN về TNMT trên thế giới và khu
vực?
-Kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu;
-Tìm ra nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo;
-Ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và sự phá vỡ các hệ thống đại dương;
-Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước ngọt trên đất liền;
-Quản lý chất thải;
-Gia tăng dân số và di dân không kiểm soát do thảm họa thiên nhiên và chiến
tranh;
-Ô nhiễm không khí tại các siêu đô thị và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của thị
dân;
-An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gien;
-Bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng đất;
-Kết nối chính sách và sáng kiến khoa học  công nghệ mới.
4.



Anh/Chị hãy phân tích vai trò và nhiệm vụ QLNN về TNMT. Nêu các quan điểm,
nguyên tắc và mục tiêu chủ yếu của hoạt động quản lý TNMT của các nước phát
triển?
2


Tài nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia
Thứ nhất, tài nguyên có vai trò cơ bản trong phát triển:
+ Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình
sản xuất. Nếu không có tài nguyên đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có
sự tồn tại của con người.
+ Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ
là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố dịnh thì lưu lượng
của TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp
sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép
+ TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng
một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài
nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi, song vẫn là nước nghèo và kém phát
triển, ví dụ như Cô-oét, Arập-Sêút, Vê nê zuê la, Chi lê. Ngược lại nhiều quốc gia có ít
tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát triển như
Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia
= > TNTN là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triền thường
quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực
tiếp từ nguồn TNTN của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn
TNTN cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công
nghiệp chế biên, các ngành công nghiệp năng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
thủy tinh, sành sứ
Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cho tài chính phát triển. Nguồn tài

nguyên thiên nhiên thương mại có thể là một nguồn lực quan trọng cho lợi nhuận và
giao thương quốc tế. Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu
3


dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài
nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các
sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguốn tích lũy vốn ban đầu
cho sự công nghiệp hóa đất nước.
*Vai trò của môi trường
-

Môi trường là không gian sống của con người

Con người để duy trì hoạt động và phát triển sự sống của mình cần có một không
gian cần thiết như: nhà ở, vui chơi, giải trí, đất dùng sản xuất lương thực, thực phẩm
và không gian dành cho tái tạo chất lượng môi trường sống (rừng, biển, hồ
3
chứa).Mỗi người một ngày cần 4 m không khí sạch để thở, 2,5 lít nước uống, một
lượng thực phẩm và lương thực tương ứng với 2000-2500 calo.
Con người cần phải có một không gian để tái tạo lại chất lượng môi trường đã bị
các hoạt động sản xuất làm suy giảm. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng
tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống trên Trái Đất không
thể phục hồi được.
-

Môi trường là nguồn tài nguyên của con người

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin

cần thiết cho hoạt động sản xuất và phát triển của con người. Đòi hỏi này không ngừng
tăng lên về số lượng, chất lượng và độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay
trở lại dạng ban đầu thường được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát,
biến đổi hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không
tái tạo.

4


-

Môi trường là nơi chứa đựng chất thải

Chất thải được sinh ra do các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của con người trong
một chu trình sinh địa hoá nhờ các hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi
trường khác, chất thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban đầu.
-

Môi trường có chức năng tự điều chỉnh

Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có các điều kiện môi trường
thuận lợi cho duy trì và phát triển sự sống. Nhờ các hoạt động của các quyển như: khí
quyển, thuỷ quyển, thạch quyển và sinh quyển luôn duy trì Trái Đất trong hệ cân bằng
động có khả năng tự điều chỉnh như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy
và các chất khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất
liền.
-

Môi trường có chức năng lưu trữ, cung cấp thông tin


Chức năng này thể hiện qua:
+ Ghi chép và lưu trữ địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật xuất hiện
và phát triển văn hoá của loài người.
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các
nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất
+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loại động
thực vật
5.

Anh/Chị hãy trình bày quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu QLNN

về tài nguyên và Bảo vệ Môi trường của nước ta hiện nay?
Từ nhiều năm qua, vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường
thường xuyên được đề cập đến trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Gần đây
nhất, nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã đưa
ra hệ thống quan điểm và các mục tiêu của nước ta về chủ đ ng ứng phó với biến đổi
5


khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020 và tầm
nhìn 2050. Quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay như sau:
Thứ nhất, khẳng định chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn; là cơ sở, tiền đề cho
hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và an sinh xã hội.
Thứ hai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường phải tr n cơ sở quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên
vùng, đảm bảo cả yêu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài; toàn diện nhưng vẫn có trọng
tâm phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính bên cạnh sử dụng nguồn

lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
Thứ ba, khẳng định biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân
loại, do đó ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu.
Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí
hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
Thứ tư, tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt
quan trọng để phát triển đất nước.
Thứ năm, môi trường là vấn đề toàn cầu. Tăng cường bảo vệ môi trường phải
theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa
là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hang đầu; kiên
quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng.
Nguyên tắc QLNN về Tài nguyên và bảo vệ môi trường
* Nguyên tắc QLNN về Tài nguyên
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng;
- Đáp ứng nhu cầu về khai thác, sử dụng tài nguyên cho sinh hoạt, sản xuất, phát
triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên và khả năng hợp
tác quốc tế; điều ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên;

6


- Kết quả điều tra cơ bản, dự báo tài nguyên, dự báo tác động của biến đổi khí
hậu đối với các nguồn tài nguyên.
* Nguyên tắc QLNN về bảo vệ môi trường
Thứ nhất, bảo đảm tính hệ thống: Bản chất của môi trường là một hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo khác nhau có tác động tới sự tồn tại và phát triển

của con người và sinh vật. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần đảm bảo duy
trì các yếu tố môi trường hoạt động bình thường theo các quy luật riêng, nhưng vẫn
cân đối, hài hoà với sự phát triển chung của cả hệ thống.
Thứ hai, bảo đảm tính tổng hợp: Các hoạt động phát triển của MT diễn ra dưới
nhiều hình thức đa dạng, với những quy mô, tốc đ rất khác nhau và chúng đều gây ra
tác động về nhiều mặt lên đối tượng quản lý. Vì vậy, khi ra các quyết định QLMT cần
phải tính đến tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển.
Thứ ba, bảo đảm tập trung dân chủ: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được
thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, do đó nó đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa
tập trung và dân chủ trong công tác quản lý. Tập trung được biểu hiện thông qua kế
hoạch hoá các hoạt động, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường, thực
hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia
đình, ở tất cả các cấp quản lý. . . Dân chủ được biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách
nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, áp dụng r ng rãi kiểm toán, hạch toán môi
trường, sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý, nhằm tạo ra sự bình
đẳng cho mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Thứ tư, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: Các thành phần của môi
trường có thể chịu sự quản lý của nhiều địa phương và của nhiều ngành. Chính vì thế,
cần phải kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì mới
đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường.
Thứ năm, kết hợp hài hoà các lợi ích: Quản lý bảo vệ môi trường trước hết là
quản lý các hoạt động phát triển do cá nhân, tổ chức tiến hành có khai thác tác động
tới môi trường. Cần chú ý khuyến khích họ có những hành vi có lợi với môi trường mà
vẫn không mất đi lợi ích cho họ; kết hợp hài hoà các lợi ích trên cơ sở quy luật khách
quan. Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia với lợi
ích của khu vực và lợi ích quốc tế.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ, hài hoà với quản lý kinh tế và quản lý xã hội: Cần có
sự kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình, kế hoạch đầu tư bảo vệ môi trường với các
7



chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp, mọi ngành, mọi
khâu của quản lý để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thứ bảy, tiết kiệm và hiệu quả: xuất phát từ yêu cầu thực tế đối với lĩnh vực quản
lý bảo vệ môi trường khi phải sử dụng nguồn lực lớn trong khi vẫn phải đảm bảo
nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phù hợp với
việc giảm tiêu hao nguyên liệu (tài nguyên) bằng cách áp dụng khoa học - công nghệ,
sử dụng vật liệu thay thế, tiết kiệm lao động, coi trọng đầu tư đồng bộ, có trọng tâm,
trọng điểm
Mục tiêu QLNN về tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý cũng
như những ưu tiên phát triển chung của đất nước trong từng giai đoạn, mục tiêu quản
lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ nay đến 2020:
Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh
thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử
dụng tài nguy n theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô
nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường
sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và
cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện
nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Về quản lý tài nguyên:
+ Đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất
liền. Đạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển.
+ Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các
nguồn tài nguyên quốc gia. Hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô. Ngăn chặn xu

hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt và tài nguyên rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng
nước tính trên một đơn vị GDP.

8


+ Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ và sử dụng linh
hoạt đất chuyên trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất. Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật.
+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái
tạo, năng lượng mới; giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP.
- Về bảo vệ môi trường:
+ Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ, xử lý
trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác
thải sinh hoạt.
+ Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến
tranh.
+ Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư.
+ Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn.
+ Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích
các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng đ che phủ của rừng lên trên 45%.
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các
cơ quan chuyên môn. Hình thành trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại do thiên tai.
+ Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập
mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển; giảm mức phát thải khí nhà kính trên
đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010.

6.

Anh/Chị hãy trình bày hệ thống cơ quan QLNN về TNMT được tổ

chức như thế nào? Liên hệ với thực tiễn quản lý ở địa phương?
a. Cơ quan QLNN về Tài nguyên
- Chính phủ thống nhất quản lý tài nguyên trên phạm vi cả nước, giao cho các cơ
quan chuyên môn quản lý các lĩnh vực tài nguyên khác nhau.

9


- Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì chung, là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản
đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ
công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Trong đó:
+ Tổng cục quản lý đất đai là cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên  Môi trường thực
hiện việc tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước
và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước.
+ Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc Bộ , có chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông trên
phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định
của pháp luật
+ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có chức năng tổ chức điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản; tham gia xây dựng và thực hiện các dự án về di sản địa chất, bảo tồn
địa chất, mạng lưới công viên địa chất; tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; đăng ký
về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, theo quy định của pháp luật; thống kê, kiểm kê trữ
lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.

+ Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về khí tượng, thủy văn và
biến đổi khí hậu
+ Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam có chức năng quản lý tổng hợp và thống
nhất về biển, hải đảo, tổ chức dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
- Ngoài những loại tài nguyên do Bộ Tài nguyên  Môi trường chủ trì quản lý còn
có các loại tài nguyên khác được giao cho các cơ quan chuyên ngành khác nhau quản
lý, chẳng hạn như:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
+ Bộ Công Thương chịu tránh nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về sử dụng tài nguy n năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b. Cơ quan QLNN về Môi trường

10


Hệ thống cơ quan quản lý Môi trường được tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, trong đó:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả
nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Các bộ , cơ quan ngang bộ khác phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo
vệ môi trường như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an
- Ở cấp địa phương, ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương mình
- Trong mỗi cấp quản lý đều hình thành các cơ quan chuyên môn QLNN về Môi

trường từ trung ương đến địa phương:
+ Bộ tài nguyên và môi trường, trong đó tổng cục Môi trường là cơ quan trực
thuộc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức
thực thi pháp luật về môi trường trong phạm vi cả nước.
+ Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Bộ cũng thành
lập các chi cục bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố nhằm giải quyết các vấn đề môi
trường địa phương.
+ Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện.

11


+Các cán bộ địa chính kiêm quản lý môi trường hoặc chuyên trách môi trường
cấp xã.
c. Liên hệ
Ở TP HN, cơ quan chuyên môn phụ trách việc bảo vệ TNMT là Sở tài nguyên và
môi trường thành phố HN. Sở tài nguyên và môi trường thành phố HN là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND TP HN thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND TP HN
QLNN về tài nguyên và MT gồm: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản,
địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; QL và
TC thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở. Đơn
vị quản lý hành chính trực thuộc Sở là Chi cục Bảo vệ môi trường HN.
7.

Anh/Chị hãy trình bày các nội dung cơ bản về công cụ điều chỉnh vĩ mô?
Công cụ này còn được gọi là công cụ pháp lý, chính sách bao gồm: các văn bản
luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các văn bản đặc thù liên quan trực
tiếp đến vấn đề tài nguy n và môi trường như các kế hoạch, chiến lược về tài nguyên
và môi trường quốc gia
Luật quốc tế

+Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế trong việc
ngăn ngừa, loại trừ thiệt hại gây ra môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài
phạm vi sử dụng của quốc gia
+ Việt Nam đ tham gia ký kết rất nhiều các văn bản luật quốc tế về môi trường
như: công ước về bảo vệ tầng ozôn (1985), công ước về khung biến đổi khí hậu của
Liên Hợp Quốc (1992), công ước về đa dạng sinh học (1992), công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển (1982)
Luật môi trường quốc gia là 1 hệ thống các luật, bao gồm 1 luật chung
về bảo vệ môi trường và các luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc
bảo vệ môi trường cụ thể ở 1 địa phương hoặc của 1 ngành.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 hiện nay là văn bản pháp lý quan
trọng nhất về bảo vệ môi trường của nước ta. Ngoài ra, Quốc h i cũng đ ban hành các
luật về các thành phần môi trường như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004),
12


Luật Khoáng sản (2010), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Biển Việt Nam
(2012), Luật đất đai (2013) và mới đây nhất là Luật Tài nguy n, môi trường Biển và
Hải đảo (2015). Bên cạnh đó còn có các luật, pháp lệnh có liên quan như Luật, Thủy
sản (2003), Luật đ điều (2006), Luật Dầu khí (sửa đổi, bổ sung 2008), Luật thuế tài
nguyên (2009)
Các văn bản dưới luật
+Thứ nhất, nhóm các văn bản được ban hành nhằm cụ thể hóa n i dung, chi tiết
điều, khoản, điểm được giao trong luật
+Thứ hai, nhóm các văn bản có n i dung làm rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như
trách nhiệm, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các tổ chức, cơ quan thực thi quản lý nhà
nước trong lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+Thứ ba, nhóm các văn bản đặc thù liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tài nguyên và
bảo vệ môi trường như các chương trình mục tiêu quốc gia, các chiến lược, quy hoạch

quốc gia về m t số loại tài nguyên, chiến lược bảo vệ môi trường, các văn bản quy định
các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
Việt Nam đã xây dựng khá đầy đủ các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia
trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và biến đổi khí như: Chiến lược quốc gia về
biến đổi khí hậu và chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu,
các chiến lược quốc gia về tài nguy n nước, về tài nguyên biển, về bảo vệ môi trường,
hay đa dạng sinh học
8.

Anh/Chị hãy trình bày các nội dung cơ bản về công cụ hành động?

Các loại thuế, phí
Thuế tài nguyên


là loại thuế đánh vào hành vi khai thác hợp pháp các tài nguyên thiên nhiên trên

lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam của các cá nhân, tổ chức.

13




đối tượng: chịu thuế tài nguy n phần lớn là tài nguyên khoáng sản, như: khoáng

sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí than, khí thi n nhi n, nước thiên nhiên, hải
sản tự nhiên

bao gồm: 1 số các sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế khai thác khoáng sản,

thuế sử dụng rừng, thuế sử dụng nguồn nước

mục đích: hạn chế các nhu cầu không quá quan trọng hoặc không cấp thiết
trong sử dụng tài nguyên, từ đó hạn chế các tổn thất về tài nguyên, khuyến khích
doanh nghiệp áp dụng các kỹ thuật hướng tới mục tiêu vì môi trường. Không chỉ thế,
đây cũng là m t nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên quốc gia.

nguyên tắc chung khi tính thuế tài nguyên là thuế phải n p dựa trên mức đ gây
tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường. Cá nhân hay tổ chức có hoạtđ ng gây tổn
thất tài nguy n, suy thoái môi trường càng nhiều thì thuế phải n p càng cao.
Thuế môi trường


là khoản thu của ngân sách nhà nước do các cá nhân, tổ chức có sử dụng các

thành phần môi trường phải nộp, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi
trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Mục đích của việc đánh thuế môi trường là để tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước và hạn chế việc sử dụng các sản phẩm hay hoạt đ ng có hại tới môi trường.

Thuế môi trường có thể chia thành 2 loại: thuế trực thu nhằm đánh vào lượng
chất

thải

đ

c


hại

với

môi

trường

do



sở

sản

xuất

gây

ra

thuế gián thu nhằm đánh vào giá trị hàng hóa gây ô nhiễm môi trườngmôi trường.

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa việc xả thải ra môi trường các
chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, phí môi trường góp phần làm thay đổi hành vi
của người gây ô nhiễm và tăng nguồn thu cho NSNN. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi
trường dùng được sử dụng cho những hoạt đ ng cải thiện môi trường.
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng 1 số loại phí như sau:

14


- Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải, duy trì vệ
sinh môi trường đô thị. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí
do HĐND cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thu c vào từng
địa phương.
- Phí BVMT đối với nước thải (bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp):
Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước theo Nghị định
25/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/03/2013 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
do nước thải, tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ môi
trường.
- Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở
Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh
chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp m t phần chi phí xử lý chất thải rắn.
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện
trong cả nước tr n cơ sở Nghị định 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/08/2011.
Phí được thu tính trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác.
Các biện pháp tài chính nhằm ngăn ngừa việc gây ô nhiễm
Giấy phép môi trường
+Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguy n môi trường khó có
thể quy định sở hữu và vì thế thường dễ bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương
+ Giấy phép môi trường có thể mua bán được, trong đó người bán là các đơn vị sở
hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép xả thải.
Hệ thống đặt cọc  hoàn trả

15


+Đây là loại công cụ kinh tế bảo vệ môi trường bằng cách quy định cá nhân, tổ chức

phải trả thêm 1 khoản tiền khi mua các sản phẩm tiêu dùng có khả năng gây ô nhiễm
môi trường nhằm đảm bảo sau khi tiêu dùng, sản phẩm (hoặc phần còn lại của sản
phẩm) đó sẽ được thu gom theo quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo
cách an toàn đối với môi trường. Người tiêu dùng sẽ nhận lại khoản đặt cọc đó nếu
thực hiện đúng quy định trên.
+Mục đích của việc yeu cầu đặt cọc là nhằm đảm bảo các sản phẩm gây ô nhiễm đ sử
dụng sẽ được tái chế hoặc tái sử dụng 1cách an toàn với môi trường. Phương thức đặt
cọc này được áp dụng những trường hợp sau đây:


Sản phẩm khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể tái

chế hoặc tái sử dụng;

Sản phẩm có lượng chất thải lớn, gây tốn kém khi ti u hủy;

Sản phẩm độc hại, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý hoặc gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường nếu không xử lý đúng cách.
+Khi áp dụng công cụ đặt cọc  hoàn trả cần lưu ý đến mức đặt cọc để phát huy tính
hiệu quả của công cụ này trong bảo vệ môi trường.
Kỹ quỹ môi trường
+Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt đ ng kinh tế có khả
năng gây ra ô nhiễm và tổn thất môi trường. Các doanh nghiệp trước khi đầu tư được
yêu cầu phải ký gửi tại ngân hàng hoặc 1 tổ chức tín dụng 1 khoản tiền (hoặc kim loại,
đá quý, giấy tờ có giá trị) đủ lớn để đảm bảo cho việc cam kết thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải đủ lớn để có thể khắc phục hậu quả về môi
trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái.
+Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp không để xảy ra
ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, sẽ được hoàn trả lại đúng số
16



tiền ký quỹ. Trong trường hợp ngược lại, số tiền ký quỹ tr n sẽ được chi cho công tác
khắc phục sự cố ô nhiễm.
+Mục đích của ký quỹ là làm cho các doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm
luôn ý thức cao về trách nhiệm của mình, từ đó họ sẽ chủ đ ng tìm kiếm những biện
pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường gây ra do hoạt đ ng sản xuất kinh doanh của
chính họ.
+Ký quỹ môi trường vừa tạo ra lợi ích đối với nhà nước do không phải đầu tư
kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, vừa khuyến khích doanh nghiệp hoạt
động tích cực bảo vệ môi trường.
Trợ cấp môi trường
+Được xem như 1 công cụ kinh tế nhằm giúp đỡ các ngành khắc phục sự ô nhiễm môi
trường hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp khi việc xử lý ô nhiễm vượt quá khả năng tài
chính của doanh nghiệp.
+ hỗ trợ, khuyến khích các cơ quan nghi n cứu khoa học, triển khai áp dụng các
công nghệ kỹ thuật mới trong sản xuất có lợi cho môi trường hoặc công nghệ xử lý ô
nhiễm.
+ gồm các dạng: trợ cấp không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, cho phép
khấu hao nhanh, và ưu đãi thuế.
Quỹ môi trường
+ là tổ chức được thiết lập nhằm mục đích tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ khác
nhau theo quy định, sau đó sử dụng các nguồn này để hỗ trợ tài chính cho các chương
trình, dự án, các hoạt đ ng li n quan đến cải thiện chất lượng môi trường.

17


+Nguồn thu cho quỹ có thể là: phí và lệ phí môi trường; hỗ trợ, đóng góp của các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà tài trợ trong và ngoài nước; tài trợ bằng tiền hay

hiện vật của chính quyền địa phương và chính phủ trung ương trong nước; tiền lãi và
các khoản thu được từ hoạt đ ng của quỹ
+Tại Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở
trung ương, ngành, lĩnh vực, đơn vị hành chính cấp tỉnh để hỗ trợ cho hoạt động bảo
vệ môi trường. Nhà nước ta cũng khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành
lập quỹ bảo vệ môi trường.
Nhãn sinh thái
+là m t loại nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện
hơn với môi trường của sản phẩm, hoặc dịch vụ so với các sản phẩm hoặc dịch vụ
khác.1 sản phẩm được cấp nhãn sinh thái đồng nghĩa với việc ở 1 góc đ nào đó, sản
phẩm đó được công nhận có ý nghĩa với môi trường
+ Nó mang lại lợi ích cho cả người ti u dùng do có được thông tin về sản phẩm và
cho cả doanh nghiệp do tiêu thụ được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn..
Tại Việt Nam, chương trình nhãn sinh thái với tên gọi Nhãn Xanh Việt Nam
được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục ti u tăng cường sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích sản xuất và tiêu
dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm được cấp nhãn sinh thái sẽ được
hưởng những ưu đ i, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật.
. Công cụ phụ trợ
- Công cụ kỹ thuật
18


Công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ
chức trong việc thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát về chất lượng môi trường, đồng
thời hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường.



Hệ thống thông tin
Là hệ thống các cơ sở dữ liệu, thông số kỹ thuật về tài nguyên và môi trường.

Công cụ này có vai trò quyết định sự đúng đắn, đ chính xác của việc xác định hiện
trạng, dự báo diễn biến tình trạng TN và MT quốc gia. M t hệ thống thông tin quản lý
trên nền thông tin địa lý có tích hợp các lĩnh vực tài nguy n và môi trường sẽ hỗ trợ
đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền m t cách hiệu quả và
đồng bộ . Bên cạnh đó, tạo lập cơ sở dữ liệu quản lý ngành tai nguy n và môi trường
còn phục vụ việc kết nối thông tin đa ngành; tăng cường khả năng chia sẻ, cung cấp
thông tin cho người dân và doanh nghiệp.


Quan trắc môi trường
"Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với

các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt đ ng bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững" (Tổng cục môi trường). Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm
hoạt động lấy mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích các thông số ngay tại hiện trường; xử
lý mẫu và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.


đánh giá tác động ts môi trường
Đây là m t công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường, làm cho các kế hoạch, chương

trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững.
- Công cụ truyền thông, giáo dục


Truyền thông môi trường
19



Truyền thông môi trường nhằm mục tiêu lớn nhất là cung cấp thông tin liên quan
đến tình trạng môi trường cho những đối tượng chịu ảnh hưởng, giúp họ quan tâm, tìm
kiếm các giải pháp khắc phục, từ đó tăng cường sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ
năng tham gia các chương trình bảo vệ môi trường giữa các địa phương, tạo cơ h i cho
mọi thành phần trong xã h i tham gia vào bảo vệ môi trường, cải thiện các hành vi ứng
xử với môi trường theo hướng có lợi.
Giáo dục môi trường



Khác với truyền thông, giáo dục môi trường nhằm mục đích trang bị kiến thức,
kỹ năng, sự hiểu biết về sử dụng và bảo vệ môi trường theo cách bền vững. Bởi vậy,
giáo dục môi trường không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa học tập, bổ sung kiến thức, mà
còn bao hàm cả đào tạo nguồn nhân lực (các chuyên gia) về bảo vệ môi trường cũng
như sự vận dụng những kiến thức, kỹ năng có được để giải quyết những vấn đề môi
trường hiện tại và phòng ngừa những bất lợi có thể phát sinh..
9.

Anh/Chị hãy trình bày các nội dung cơ bản về công cụ phụ trợ trong quản lý môi
trường?
- Công cụ kỹ thuật
Công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các
tổchức trong việc thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát về chất lượng môi trường, đồng
thời hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường.


Hệ thống thông tin


Là hệ thống các cơ sở dữ liệu, thông số kỹ thuật về tài nguyên và môi trường.Công
cụ này có vai trò quyết định sự đúng đắn, chính xác của việc xác địnhhiện trạng, dự
báo diễn biến tình trạng TN và MT quốc gia. Một hệ thống thông tinquản lý trên nền
thông tin địa lý có tích hợp các lĩnh vực tài nguyên và môi trườngsẽ hỗ trợ đắc lực cho
20


công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền mộtcách hiệu quả và đồng bộ .
Bên cạnh đó, tạo lập cơ sở dữ liệu quản lý ngành tàinguyên và môi trường còn phục vụ
việc kết nối thông tin đa ngành; tăng cường khảnăng chia sẻ, cung cấp thông tin cho
người dân và doanh nghiệp.


Quan trắc môi trường

"Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trườngvới
các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môitrường và
phát triển bền vững". Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm hoạt động lấy mẫu, đo,
thử nghiệm và phân tích các thông số ngay tại hiện trường; xử lý mẫu và phân tích các
thông số trong phòng thí nghiệm. Trên cơ sở các thông số được phân tích, quan trắc
môi trường hỗ trợ việc bảo vệ môi trường bằng cách: Cung cấp các đánh giá về diễn
biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia hay từng vùng trọng điểm phục vụ
các yêu cầu quản lý và việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường; cảnh báo kịp thời
các diễn biến bất thường, nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường; xây dựng cơ sở dữ
liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin.


Đánh giá tác động môi trường

Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường, làm cho các kế hoạch,chương

trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững. Luật Bảo vệmôi trường
Việt Nam quy định rõ các đối tượng phải thực hiện đánh giá môitrường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, hay kế hoạch bảo vệ môi trườngvà nộii dung cụ thể của
từng loại văn bản quy định.Ngoài các công cụ kể trên, còn có một số loại công cụ kỹ
thuật khác như: kiểm toán môi trường; kiểm soát và giám sát môi trường
- Công cụ truyền thông, giáo dục


Truyền thông môi trường

21


Điều 154 Luật Bảo vệ môi trường quy định phổ biến, giáo dục pháp luật vềbảo vệ
môi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi đồng thời bộ vàcác cơ quan
nganh bộ , các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông
về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý. Truyền thông môi trường nhằm mục
tiêu lớn nhất là cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng môi trường cho những đối
tượng chịu ảnh hưởng, giúp họ quan tâm, tìm kiếm các giải pháp khắc phục, từ đó tăng
cường sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng tham gia các chương trình bảo vệ môi
trường giữa các địa phương, tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hộii tham gia vào
bảo vệ môi trường, cải thiện các hành vi ứng xử với môi trường theo hướng có lợi.


Giáo dục môi trường

Khác với truyền thông, giáo dục môi trường nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ
năng, sự hiểu biết về sử dụng và bảo vệ môi trường theo cách bền vững. Bởi vậy, giáo
dục môi trường không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa học tập, bổ sung kiến thức, mà còn
bao hàm cả đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường cũng như sự vận dụng

những kiến thức, kỹ năng có được để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và
phòng ngừa những bất lợi có thể phát sinh.
10.

Anh/Chị hãy cho biết khái niệm tài nguyên đất. Nội dung QLNN đối với tài
nguyên đất đai cần chú ý đến những vấn đề gì? Liên hệ thực tiễn?
Về cơ bản nội dung QLNN về đất đai từ khi đất nước đổi mới đến nay cũng đều
định hướng quản lý đất đai sao cho sử dụng hiệu quả đúng mục đích. Theo luật Đất đai
năm 2013 có 15 nội dung QLNN về đất đai:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
22


3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp

luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Một số nội dung QLNN về đất đai cơ bản:

23


1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtt về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản
Luật Đất đai 2003 nội dung này được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung
khác trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nên nó được xếp lên vị trí đầu tiên.
Luật đất đai năm 2013 nội dung này không đề cập đến trực tiếp, song trong các nội
dung khác cũng đã lồng ghép công tác ban hành văn bản pháp luật. Khi ban hành văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quan quản lý hành
chính nhà nước về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức
hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp
luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao. Việc ban hành văn bản
pháp luật ở tất cả các cấp, các cơ quan có thẩm quyền. Đến nay cả nước có khoảng
1559 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai nhà ở, trong đó Chính phủ
ban hành 162 văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 32 văn bản, còn lại của
các cấp ngành và địa phương. Mặc dù với hệ thống văn bản pháp luật đất đai đồ sộ
nhưng vấn đề đất đai hiện nay cũng gây ra nhiều khiếu kiện, tranh chấp.
2. QLNN về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian

sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy
hoạch sử dụng đất theo thời gian đểthực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

24


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của quá trình xây dựng các
chiến lược về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề cho việc thực hiện đúng các mục tiêu
quản lý đất đai. Đây là nội dung quan trọng cần phải tiến hành trước một bước làm
điều kiện tiền đề cho hoạt động phân bổ về điều chỉnh đất đai. Quy hoạch sử dụng đất
và kế hoạch sử dung đất là hai khái niệm khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết,
gắn bó với nhau không thể tách rời. Chúng giống nhau ở một điểm là đều là công cụ
quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai. Sự khác nhau giữa chúng thể hiện ở
điểm: Quy hoạch sử dụng đất là việc lập phương án sử dụng đất cho một giai đoạn
nhất định và thường là dài hạn, mang tính chất định hướng chiến lược cho sự phát
triển. Kế hoạch sử dụng đất là việc lập các công việc chi tiết, cụ thể với việc xác định
thời gian cụ thể để sử dụng đất theo đúng quy hoạch, như vậy, kế hoạch sử dụng đất là
việc xác định các biện pháp, cách thức cụ thể, chi tiết trong một khoảng thời gian nhất
định để sử dụng đất theo đúng quy hoạch. Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai có ý
nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo
việc sử dụng đất đai hợp lý,tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định và phù hợp với các
quy định của Nhà nước.Đồng thời, giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá
trình sử dụng đất.Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai là công việc của tất cả các cơ
quan quản lýđất đai và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước.Pháp luật điều
chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai ở chỗ:quy định trách nhiệm của
mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch hoá sử
dụng đất, đồng thời bảo đảm cho các quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu lực trong thực

tế.
3. QLNN về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Hoạt động giao cho thuê đất là hoạt động cơ bản và trực tiếp nhất của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nhằm phân bố và điều chỉnh quỹ đất cho các chủ thể có nhu
cầu sử dụng đất trong nước và ngoài nước. Theo đó, giao đất là quá trình chuyển giao
25