Miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc

       Viết về đề tài nông dân trước cách mạng, "Lão Hạc" là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

       Truyện Lão Hạc được miêu tả và kể lại bằng những tâm sự của nhân vật chính và xung quanh nhân vật chính. Đó là tâm sự của Lão Hạc về con chó, về người con trai của lão, về kiếp người, về cái chết, về mảnh vườn. Đó là tâm sự của ông giáo, của vợ ông giáo, của Binh Tư về thân phận lão Hạc. Có đoạn Nam Cao tả ngoại hình nhân vật bằng những từ tượng hình rất ấn tượng, đó cũng là một gương mặt mang nỗi đau của cõi lòng quặn thắt: (cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra...). Đây là một tâm sự đau nhất của một tâm hồn trong trẻo, chân thật: "Thì ra tôi già bằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Sự xuất hiện của các nhân vật khác trong truyện đều không được miêu tả ngoại hình, mỗi người chỉ hiện diện bằng một tâm sự về lão Hạc và bằng một tâm sự của nhà văn về thân phận họ. Có tâm sự hoài nghi, miệt thị của Binh Tư “làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão hạc bởi vì lão lương thiện quá”. Có tâm sự của người con trai lão Hạc, rất thương cha nhưng phải bỏ làng ra đi và mang trong lòng một niềm u uất.

       Nhân vật ông giáo trong truyện là một mạch tâm sự có biến động, từ “dửng dưng” đến “ái ngại” “muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc” đến kính trọng.

       Bàng hoàng: “Hỡi ôi lão Hạc... con người đáng kính ấy”. Sau cùng là thái độ vững tin thầm lặng, bền bỉ, sáng ngời vào nhân cách của lão Hạc. Lão Hạc kết thúc đời mình trong khung cảnh “nhốn nháo”, “chẳng ai hiểu” của dư luận, nhưng câu chuyện lại truyền đi một thông điệp cuối cùng, thông thiết, son sắt như một lời thề: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt... Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn”.

       Cốt truyện lão Hạc thể hiện trực tiếp tấm lòng của nhà văn về con người, một quan niệm nghệ thuật đựơc thể hiện thành một mạch tâm sự rung động của các mạch tâm sự, để hiện ra một tâm thế của người nông dân.

       Lão Hạc là chân dung của một tâm hồn lão nông Việt Nam “đáng kính”, nói theo ngôn ngữ của nhân vật ông giáo trong truyện. Phần đáng kính ấy là cõi lòng của lão, một khối tâm sự nhức nhối bởi sự vò xé, xô đẩy không nguôi giữa một bên là cảnh đời túng quẩn, với một bên là cõi lòng lão Hạc đôn hậu, trong sáng.

       Cảm hứng nổi bật của Nam Cao trong truyện ngắn lão Hạc là khẳng định mãnh liệt về tình thương, niềm tin đối với con người. Lão Hạc tin vào đứa con của mình, lão tin vào con trai lão sẽ trở về.

       Có lần lão nói một cách rất ấn tượng làm người nghe phải run lên: “Nếu kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...” Lão hồn nhiên và trung thực, tự trọng, đến mức trong trẻo: “tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”Và ngay cả khi chết lão cũng tính toán kĩ bằng ý thức trung thực và tự trọng.

       Đặc sắc của Nam Cao trong việc diễn đạt về người nông dân lao khổ là ở chỗ đó. Đây là một “dụng công” nghệ thuật của nhà văn. Con chó gắn với kỉ niệm đau buồn và dục vọng hạnh phúc của lão Hạc về đứa con, gắn với nỗi ân hận cao thượng về đức tính trung thực, về triết lý chua chát quanh kiếp người. Truyện ngắn Lão Hạc, cao vút một niềm tin sâu sắc của Nam Cao vào con người.

Loigiaihay.com

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ… cho thấy nỗi buồn, sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc sau khi bán chó

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

Xem đáp án » 24/06/2020 4,121

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, trang 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Xem đáp án » 24/06/2020 3,186

Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Xem đáp án » 24/06/2020 1,823

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

Xem đáp án » 24/06/2020 1,098

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Xem đáp án » 24/06/2020 340

I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?

2. Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

       Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

II. LUYỆN TẬP

1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, trang 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
Trả lời: 
a) - Những câu thơ tả cảnh là:

+ “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

+ “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

………..

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

- Những câu thơ tả tâm trạng là:

+ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương những luống rày trông mai chờ

…………….…

Có khi gốc tử đã mười người ôm”

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ mật thiết với việc thể hiện nội tâm nhân vật. Những câu thơ tả cảnh thiên nhiên hoang vắng, mênh mông quanh lầu Ngưng Bích cho thấy tâm trạng cô đơn của Kiều. Những câu thơ tả cảnh ở phần 3 là cảnh bát ngát, rộng lớn, đơn điệu cho thấy tâm trạng lo âu, khiếp sợ của Kiều.c) Miêu tả nội tâm có tác dụng khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện những rung động tinh tế trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật.

Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: 

Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

       Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Trả lời:

    Đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc thông qua cách miêu tả gián tiếp: qua nét mặt, cử chỉ…để giúp người đọc thấy được tâm trạng đau khổ, day dứt, ân hận của Lão Hạc khi phải bán chó.

 

Ghi nhớ:

+ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

+ Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, ...của nhân vật.

 

II. LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, trang 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Trả lời:    

    Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, một mụ mối đã đưa một người đàn ông đến nhà Kiều. Đó là một gã ngoài bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt, đỏm dáng. Khi vào tới nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã tót tên ghế trên một cách ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han, trò chuyện thì gã đã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc cằn, thô lỗ. Hắn tham gia cuộc mua bán, mặc cả, trả giá nàng Kiều như một món hàng. Kiều chết lặng trong sự tủi nhục, ê chề, đớn đau. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại có lúc như thế! Chao ôi, một người con gái tài sắc vẹn toàn, đoan trang hiếu thảo mà cũng chỉ đáng giá “ngoài bốn trăm” trong cuộc đời đen bạc!

 

Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

Trả lời:

    Cuối cùng thì ngày ta mong chờ cũng đã đến, ngày ta được báo ân trả oán với những người đã đi qua những ngày tháng dâu bể của cuộc đời ta. Người đầu tiên mà ta mời tới là chàng Thúc Sinh. Ta nhắc lại với chàng những chuyện đã qua ở Lâm Tri và gửi chàng lụa là, gấm vóc đền ơn cho chàng đã đưa ta ra khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Và khi Hoạn Thư xuất hiện, bao cảm xúc đã trào dâng trong lòng ta. Đó là sự hả hê khi được nhìn thấy kẻ chà đạp mình giờ đây phải khom lưng quỳ gối, sợ hãi khẩn cầu. Nhưng rồi Hoạn Thư cũng đã nhanh chóng lấy được bình tĩnh và tự bào chữa cho mình bằng những lí lẽ sắc sảo. Quả đúng là một người đàn bà hiếm có trong cuộc đời. Trước sự nhũn nhặn, ân hận chân thành của Hoạn Thư, ta cũng thấy mủi lòng và quyết định tha bổng cho bà ta.

Câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Trả lời:

    Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm... Mình phải làm thế nào bây giờ?...