Mẫu quyết định thành lập Công đoàn công ty

Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở là gì, mục đích của mẫu đơn? Các bước thành lập công đoàn cơ sở? Mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn?

Công đoàn cơ sở là tổ chức tham gia trực tiếp đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động. Vậy đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

  • 1 1. Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở là gì, mục đích của mẫu đơn?
  • 2 2. Các bước thành lập công đoàn cơ sở?
  • 3 3. Mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở?
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn

1. Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở là gì, mục đích của mẫu đơn?

Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở là văn bản được soạn thảo bởi doanh nghiệp cần thành lập công đoàn gửi cho Ban thường vụ Liên đoàn lao động quận, huyện với nội dung đề nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Mục đích của mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở: đối với doanh nghiệp mới thành lập sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Công đoàn địa phương có trách nhiệm thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

2. Các bước thành lập công đoàn cơ sở?

Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập Cơ sở công đoàn:

1. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Theo quy định tại điểm a khoản 1, Điều 16 Chương III Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI “CĐCS là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khí có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam”.

Các đơn vị có số CNLĐ đã là đoàn viên công đoàn từ các nơi khác chuyển đến, có đủ năm đoàn viên thì tiến hành thành lập ngay CĐCS và chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành lâm thời CĐCS.

Lưu ý: Ban Chấp hành lâm thời CĐCS ít nhất phải có từ 03 đến 05 người, đang làm việc tại đơn vị, phải là những đoàn viên nhiệt tình, hiểu biết về công đoàn, có khả năng vận động CNLĐ gia nhập vào Công đoàn (có thể đề cử các anh, chị phụ trách hành chính tổ chức, kế toán tham gia vào Ban chấp hành lâm thời để phối hợp với lãnh đạo đơn vị giải quyết các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động).

Đối với BCH lâm thời có 03 người (đơn vị có dưới 30 CNLĐ) gồm:

– 01 Chủ tịch.

– 02 ủy viên.

– Phân công 01 đ/c trong BCH phụ trách công tác kiểm tra (không đồng thời làm chủ tịch).

Đối với BCH lâm thời có 05 người (đơn vị có từ 30 CNLĐ trở lên) gồm:

– 01 Chủ tịch.

– 01 Phó Chủ tịch.

– 03 Ủy viên.

Đồng thời thành lập ủy ban kiểm tra công đoàn (từ 03 đến 05 người) gồm:

– 01 chủ nhiệm (là 01 trong 04 UV.BCH, không phải là chủ tịch).

– 02 ủy viên (là ĐVCĐ, không phải là thành viên BCH).

Bước 2: Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:

1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

2. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

– Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.

– Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

– Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

– Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

– Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

3. Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3: Đơn vị thực hiện các thủ tục thành lập CĐCS bao gồm: 02 bộ.

Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở (theo mẫu) gồm có:

1. Tờ trình về việc đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

Lưu ý: Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

3. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

4. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.

5. Danh sách trích ngang đề cử BCH lâm thời CĐCS của từng thành viên.

6. Danh sách trích ngang đề cử Ủy ban Kiểm tra CĐCS lâm thời (nếu đơn vị có trên 30 đoàn viên).

7. Một bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư đối với những đơn vị có vốn nước ngoài hoặc quyết định thành lập cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Bảng khai trình lao động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị thời gian gần nhất (có thông qua Phòng LĐ & TBXH quận ).

Bước 4: Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận ra quyết định công nhận đoàn viên, CĐCS và BCH lâm thời CĐCS (căn cứ vào hồ sơ hội nghị thành lập CĐCS).

Bước 5: Tổ chức lể ra mắt công bố quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS:

Sau khi LĐLĐ quận 11 đã ra quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS, LĐLĐ quận sẽ hướng dẫn tổ chức hội nghị thành lập CĐCS và công bố các quyết định công nhận.

Nội dung buổi lễ, thời gian dự kiến khoảng 30 phút bao gồm một số nội dung:

1. Chào cờ – tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.

2. Công bố quyết định công nhận đoàn viên công đoàn, trao thẻ đoàn viên.

3. Công bố quyết định công nhận CĐCS.

4. Công bố quyến định công nhận BCH lâm thời công đoàn.

5. BCH lâm thời ra mắt và trình bày chương trình hoạt động trong thời gian sắp tới, động viên CNLĐ và đoàn viên góp ý xây dựng chương trình để CĐCS chính thức đi vào hoạt động.

6. Phát biểu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ DN.

7. Phát biểu của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận.

8. BCH lâm thời tiếp thu – Bế mạc.

Bước 6:

Đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:

– Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho toàn thể CNLĐ tại đơn vị, nói rõ mục đích ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn qua đó vận động CNLĐ đơn vị gia nhập tổ chức Công đoàn.

– Ban Chấp hành lâm thời CĐCS sẽ xem xét, tiếp tục ra quyết định kết nạp đoàn viên, cấp thẻ và báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động quận.

– Vận động đoàn viên công đoàn và tiến hành thu 1% đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời trích nộp 40% đoàn phí về LĐLĐ quận.

– Sau 12 tháng hoạt động BCH lâm thời CĐCS phải tiến hành tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ thứ I theo điểm b khoản 1 điều 13 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ doanh nghiệp:

– Tạo điều kiện thuận lợi để CĐCS hoạt động có hiệu quả.

– Có trách nhiệm thực hiện trích nộp 2% kinh phí công đoàn theo nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ qui định chi tiết về tài chính Công đoàn. Tất cả đều trích nộp về Ban Tài chính Liên đoàn Lao động quận.

3. Mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở?

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

………., ngày … tháng … năm 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

V/v: Thành lập CĐCS và chỉ định Ban chấp hành CĐCS Lâm thời

Kính gửi: – Ban Thường Vụ Liên Đoàn Lao Động Quận …………

Công ty, Doanh Nghiệp, cơ sở ……… được thành lập theo giấy phép số: …… ngày …… tháng …….… năm ………. do ………(có bản sao giấy phép đính kèm).

Địa chỉ văn phòng: ……… điện thoại:………

Địa chỉ xưởng sản xuất: … điện thoại: …

Với tổng số lao động: …… Trong đó lao động thường xuyên: ……… (nữ: ……); Công nhân trực tiếp sản xuất:…………(nữ: …………)

Ngành nghề sản xuất: ………

Xem thêm: Thủ tục thay đổi, miễn nhiệm, xin thôi chủ tịch công đoàn công ty

Căn cứ Điều 153 chương XIII của Bộ luật lao động quy định đối với doanh nghiệp mới thành lập sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Công đoàn địa phương có trách nhiệm thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Công đoàn sớm được thành lập.

Do nhu cầu về tình hình phát triển của Doanh nghiệp và để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tập thể lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động, luật Công đoàn.

Sau khi có sự trao đổi và thống nhất với Liên Đoàn Lao Động Quận …… về việc thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty (doanh nghiệp)……, đồng thời anh, chị em công nhân lao động đã nghiên cứu học tập Điều lệ Công đoàn Việt Nam và hoàn toàn tán thành, tự nguyện làm đơn xin gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam theo đúng quy định của Điều Lệ Công đoàn Việt Nam. Do vậy, chúng tôi đề nghị Ban Thường Vụ Liên Đoàn Lao Động Quận ……. ra quyết định thành lập Công đoàn cơ sở và chỉ định Ban chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời (có danh sách đề cử đính kèm) để Công đoàn cơ sở hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt nam.

Trân trọng kính chào!

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

(Ký tên và đóng dấu)

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn

Doanh nghiệp cần thành lập công đoàn cơ sở tức chủ thể viết đơn cần ghi đầy đủ thông tin, giấy phép kinh doanh, địa chỉ văn phòng, địa chỉ sản xuất, tổng số lao động, lao động thường xuyên, công nhân trực tiếp sản xuất. Nội dung mẫu đơn cần đề cập đến mục đích muốn thành lập công đoàn, cam kết thực hiện đúng Điều lệ công đoàn.