Làm thế nào để phát triển khả năng chú ý của trẻ

Khi còn nhỏ, nhận thức của trẻ chủ yếu là không chủ động, khả năng tập trung chú ý không cao. Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý của bé tăng lên và bắt đầu hình thành chú ý có chủ định.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho biết quá trình hình thành và phát triển nhận thức ở trẻ theo từng lứa tuổi. Trước 3 tuổi, trẻ chủ yếu chú ý không chủ định; khả năng tập trung chú ý không cao, thường di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo nguyên nhân không rõ ràng. Các em chỉ có thể hướng sự quan tâm vào một đối tượng. Sự chú ý của bé đi liền với đối tượng chứ khó hướng chú ý vào lời nói.

Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý tăng lên. Bé có khả năng phân phối chú ý vào hai hay nhiều đối tượng. Tính bền vững của chú ý cũng phát triển, đặc biệt trong trò chơi, trẻ bắt đầu vào mẫu giáo có thể tập trung chú ý vào trò chơi khoảng 30-50 phút, đến cuối tuổi mẫu giáo thời lượng này tăng lên khoảng 1,5 giờ. Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào hứng thú của bé với các đối tượng. Giai đoạn này, trẻ đã hình thành chú ý có chủ định.

Làm thế nào để phát triển khả năng chú ý của trẻ

Để giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, người lớn nên lôi cuốn các em vào những dạng hoạt động mới và dùng những phương tiện nhất định để tổ chức sự chú ý của trẻ. Ảnh: Thi Trân.

Khoảng 4-5 tuổi, các em bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng tập trung vào đối tượng nhất định. Sự chú ý của trẻ gắn liền với hành động có mục đích, ví dụ phải chú ý trong giờ học vẽ, nặn, âm nhạc thì mới có thể làm đúng yêu cầu.

Chú ý có chủ định hình thành nhờ việc người lớn lôi cuốn trẻ vào những dạng hoạt động mới, đồng thời dùng những phương tiện nhất định để hướng dẫn và tổ chức chú ý của trẻ. Sự hình thành kiểu chú ý này có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, là phương tiện để người lớn hướng dẫn trẻ hành động để đạt được mục đích, sau đó các em tự biểu đạt bằng lời những điều cần chú ý, giúp tính chủ định phát triển.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, các trò chơi, các dạng hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy sáng kiến, việc thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động sẽ giúp duy trì khả năng chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách bền vững.

Trí nhớ

Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế (thường không đặt ra cho mình mục đích hay nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều gì, mà việc ghi nhớ thường diễn ra một cách tự nhiên). Khi khối lượng trí nhớ tăng lên, bé có khả năng ghi nhớ tốt một lượng lớn những bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ, các phép đếm, câu đố, truyện cổ tích, phim hoạt hình mà không cần phải có sự cố gắng.

Giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu nếu các em có hành động trực tiếp, tích cực với đối tượng và nhìn thấy trực tiếp trong khi hoạt động, chẳng hạn vật thật, tranh ảnh, mô hình; bị gây ấn tượng, có cảm xúc mạnh

Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh (trí nhớ có mục đích, gắn với nhiệm vụ nhận thức và có sự nỗ lực của ý chí). Trẻ có thể học hát, múa để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ dặn đi mua ở cửa hàng.

Trẻ còn biết sử dụng thủ thuật ghi nhớ như lặp lại các từ theo người lớn; nhẩm to hoặc nhẩm thầm, nhắc đi nhắc lại; xác định mối quan hệ giữa chúng; giơ ngón tay đếm theo người lớn… Các em có thể nhớ theo điểm tựa, phân loại, tạo nhóm khi nhớ, ví dụ: các từ chỉ tên đồ vật, nhóm các con vật. 

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Minh, việc nắm bắt được những đặc điểm về sự hình thành và phát triển nhận thức, trí nhớ của trẻ như trên sẽ giúp cha mẹ và thầy cô lựa chọn những phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với từng độ tuổi.

Thi Trân

Khi trẻ bước vào bậc tiểu học, trẻ có những bước chuyển biến lớn về quá trình nhận thức. Ở giai đoạn này, tư duy trực quan sơ đồ ở trẻ được diễn ra một cách ưu thế. Song song đó, đây là độ tuổi trẻ bước đầu tiếp cận với lượng kiến thức mới, mang tính hệ thống và có nhiệm vụ nhận thức cụ thể. Nhưng hoạt động vui chơi vẫn còn có sức hấp dẫn và ảnh hưởng nhất định đến trẻ, trẻ vẫn hứng thú với việc vui chơi, chúng ta vẫn thường thấy hoạt động học tập của trẻ được tiến hành bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Do đó, việc áp dụng các trò chơi luôn có một vai trò tích cực trong việc tác động, nâng cao nhận thức cho trẻ.

Trò chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết mà còn góp phần hình thành tri giác về thế giới xung quanh, từ đó quá trình tư duy được kích thích phát triển mạnh mẽ. Trò chơi dù đơn giản cũng có các mức độ phát triển trí não nhất định theo từng cấp bậc khó hơn của trò chơi. Để rèn luyện trí não, bố mẹ cần tăng dần mức độ khó của trò chơi, giúp não bộ hoạt động hết công suất và tạo ra cảm giác thích thú cho trẻ. Ví dụ, khi chơi xếp hình, ban đầu chỉ là một hình đơn giản có 9 mảnh ghép, sau đó nâng lên hình 16 mảnh ghép, 40 mảnh ghép,…

Để rèn luyện trí não và kích thích tư duy cho trẻ, bố mẹ cần tránh chơi trò chơi quá đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần mà không tăng dần các mức độ từ dễ đến khó. Bài viết gợi ý một số trò chơi đơn giản mà bố mẹ có thể tổ chức và chơi cùng trẻ. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp việc làm “người thầy tại nhà” của con trở nên dễ dàng hơn với bố mẹ. 

1. Phân biệt đồ vật

Chuẩn bị flash card (hoặc hình ảnh từ các tạp chí cũ in màu) về các đồ dùng hoặc con vật. Ở mức đơn giản nhất, bố mẹ sẽ cung cấp thông tin dạng miêu tả các thuộc tính bên ngoài của các hình ảnh cho trẻ sau đó yêu cầu trẻ lặp lại thông tin hoặc thử thách gọi tên bằng cách nghe miêu tả lại. Ở mức độ cao hơn, bố mẹ sẽ yêu cầu trẻ xếp nhóm, phân loại các đồ dùng, con vật với nhau theo một tiêu chí cụ thể: đồ dùng nhà bếp, dụng cụ học tập, vật dụng theo nhóm nghề nghiệp, các con vật sống dưới nước, ở xứ lạnh, ở xứ nóng,... nhằm giúp trẻ rèn luyện các thao tác tư duy.

2. Xếp hình tháp và lâu đài

Sáng tạo những lâu đài dựa trên các hình khối gồm nhiều kích thước, chất liệu màu sắc khác nhau giúp bé luyện kỹ năng vận động tinh, vận động thô, suy luận logic để có sự kết hợp các hình khối hợp lý cho công trình. Khi trẻ hoàn thành “công trình" của mình, hãy yêu cầu trẻ kể một câu chuyện về các nhân vật sẽ sống trong lâu đài ấy. Yêu cầu này tác động một cách trực tiếp nhất đến việc hình thành năng lực tư duy sáng tạo của trẻ, vì thế, bố mẹ cần lưu ý tránh đánh giá “đúng – sai” về câu chuyện của trẻ, hãy chỉ hỏi trẻ “vì sao?” cho những tình tiết được trẻ đưa ra.

Làm thế nào để phát triển khả năng chú ý của trẻ

3. Giấu đồ vật và chơi trò chơi tìm vật với bé

Theo từng bước, trước tiên cho trẻ thấy bạn giấu ở đâu, hỏi khéo và nhờ trẻ tìm. Từ từ tăng độ khó của việc tìm kiếm đồ vật để phát triển khả năng suy luận của trẻ. Bố mẹ hãy lưu ý đến các thông tin gợi ý sao cho phù hợp với năng lực của trẻ và đừng “keo kiệt” với trẻ một lời khen khi cuộc tìm kiếm của con thành công nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: 10 trò chơi vừa chơi vừa học cùng con cả tuần không chán

4. Tranh ghép hình

Bố mẹ hãy cùng trẻ chọn mua những bức tranh mà trẻ thích. Nhiệm vụ được giao cho trẻ là ghép các mảnh sao cho bức tranh hoàn chỉnh và có ý nghĩa. Để hoàn thành nhiệm vụ chơi này, trẻ phải sử dụng thao tác khái quát hóa của tư duy để hình dung tổng thể về thành phẩm. Việc lựa chọn các mảnh ghép để khớp với nhau chính là lúc trẻ rèn luyện khả năng phân tích và đánh giá đối tượng mà mình tiếp xúc.

5. Ứng dụng việc phát triển tư duy thông qua hoạt động học tập

Giai đoạn tiểu học, hoạt động chủ đạo của trẻ từ vui chơi sang học tập. Bên cạnh sự phát triển tri giác, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, trẻ chưa có khả năng điều khiển chú ý của mình. Khi dạy trẻ tại nhà, bố mẹ cần thu hút trẻ bằng những hình ảnh, đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trí tò mò khả năng chú ý và tiếp thu bài của trẻ.  Kích thích sự phát triển tư duy của trẻ bằng cách tối ưu hóa hoạt động của các giác quan: nhìn, nghe, sờ,… Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sự vật cụ thể (tranh ảnh, clip, vật thật…) để tri giác sự vật, từ đó làm giàu thêm vốn biểu tượng để thuận lợi cho quá trình tư duy ở trẻ.

Làm thế nào để phát triển khả năng chú ý của trẻ

6. Gợi mở liên tục tư duy trẻ

Khi trẻ học tập và vui chơi, thường xuyên gợi mở cho trẻ “ngoài cách giải này còn cách giải nào khác không?” cho trẻ thử suy nghĩ một “tình huống có vấn đề” khác để kích thích trẻ tư duy. Lưu ý, bố mẹ không nên nóng vội mà can thiệp vào quá trình tư duy của trẻ bằng cách gợi ý vấn đề quá sớm, phải có “thời gian chờ” để trẻ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Không được cười nhạo trước sự ngây ngô hay sai lệch của trẻ mà phải kiên nhẫn gợi ý, gợi mở để hướng trẻ về câu trả lời phù hợp. Đời sống tâm lý của trẻ khác với người lớn nên hãy để trẻ suy nghĩ và tự đưa ra câu trả lời của chính mình. Đôi khi chính bố mẹ cũng sẽ hết sức bất ngờ với những phát hiện của trẻ.

>>> Xem thêm: