Lãi suất 6 tháng ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Như VnEconomy đã đưa, Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.

Đáng chú ý, ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Cụ thể, biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm cho phép. Tương tự, lãi tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm, thì hiện cũng tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố biểu lãi suất huy động mới với lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 1 – 3 tháng đã tăng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ. Trước đó, mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn này là 4%/năm.

Tương tự, kể từ 23/9, SHB áp dụng biểu lãi suất mới. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đều tăng 0,8 – 0,9 điểm phần trăm so với trước. Theo đó, các mức lãi suất này dao động trong khoảng 4,4 – 4,8%/năm.

Kết quả từ 23/9 đến nay, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng gồm: Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank....

Trong khi các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt tăng lãi suất, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) vẫn chưa có thông báo mới. Hiện đối với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất của nhóm này chỉ ở mức 3,1-3,4%/năm.

Lãi suất 6 tháng ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Tại báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm phần trăm và 0,51 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm phần trăm và 0,07 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất điều hành, room tín dụng vừa được điều chỉnh, tăng trưởng tiền gửi chậm trong 7 tháng đầu năm... nhóm phân tích tại VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

"Lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại (bình quân) sẽ tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022", nhóm nghiên cứu dự báo.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, trong khi các ngân hàng thương mại phải tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Mức tăng lãi suất huy động dự kiến trong năm 2023 là 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lên mức 6,6-6,8%/năm.

Sáng nay (27/9), các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động với mức tăng khoảng 1 điểm phần trăm.

Cụ thể, theo thông báo mới nhất của Vietcombank, với hình thức gửi tại quầy, các kỳ hạn 1-3 tháng được ngân hàng tăng 1 điểm phần trăm lên 4,1-4,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng 0,8 điểm phần trăm lên 6,4%/năm và các kỳ hạn 24 tháng trở lên được điều chỉnh tăng 1 điểm phần trăm, hiện cùng ở mức 6,4%/năm.

Với hình thức gửi tiết kiệm online, mức tăng của Vietcombank còn lớn hơn. Kỳ hạn 1 tháng là 4,6%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 4,9%/năm, cao hơn 1,2-1,3 điểm phần trăm so với biểu lãi suất cũ. Với kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng hình thức gửi online, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất cao nhất là 6,8%/năm, tăng 1 điểm phần trăm so với trước đó.

Tại VietinBank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng – dưới 3 tháng đã tăng thêm 1 điểm phần trăm lên 4,1%/năm, lãi suất từ 3 tháng – dưới 6 tháng tăng lên 4,4%/năm. Với kỳ từ 12 tháng trở lên, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất mới 6,4%/năm, cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với trước.

Tương tự, tại Agribank, kỳ hạn 1-2 tháng được ngân hàng niêm yết mức 4,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng là 4,4%/năm. Các mức lãi suất này vẫn thấp hơn trần quy đinh (5%/năm) song đã tăng khoảng 1 điểm phần trăm so với trước đó. Tiền gửi không kỳ hạn cũng được nâng lên mức 0,3%/năm. Tại kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Agribank cũng nâng mạnh lãi suất lên mức 6,4%/năm, cùng tăng 0,8 điểm phần trăm.

Hiện tại, trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, chỉ còn BIDV chưa có động thái điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân hiện vẫn được BIDV niêm yết ở mức 3,1-3,4%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 4%/năm với kỳ hạn 6-9 tháng và 5,6%/năm với kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Theo một chuyên gia kinh tế, do thị phần huy động vốn chiếm tới 45% thị trường, động thái tăng mạnh lãi suất của nhóm ngân hàng cổ phần nhà nước dự kiến sẽ khiến mặt bằng lãi suất huy động toàn hệ thống tăng lên. Đây cũng là điều mong muốn của Ngân hàng Nhà nước.

Bởi lẽ, trong lý thuyết tỷ giá hối đoái, điểm hoán đổi tiền tệ (Swap point) thể hiện mức độ chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền A và B. Nếu chênh lệch dương thì hỗ trợ cho sự tăng giá của đồng tiền A, theo đó, người nắm giữ đồng tiền A có lợi. Đồng tiền A có lãi suất cao hơn lãi suất đồng tiền B thì tỷ giá của đồng tiền A cũng mạnh hơn đồng tiền B.

“Mặt bằng lãi suất VND tăng lên sẽ giúp tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD rộng hơn để đảm bảo rằng, người nắm giữ VND luôn có lợi hơn nắm giữ USD. Qua đó, áp lực tăng của tỷ giá USD/VND cũng nhẹ bớt, dư địa ứng xử với các đợt tăng lãi suất còn lại từ Fed”, vị chuyên gia trên nói.

Trước đó, như VnEconomy đã đưa, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Và tính chiều ngày 27/9, với mức tăng từ 0,8-1,3 điểm phần trăm, nhóm Vietcombank, VietinBank và Agribank đã trở thành nhóm những ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất mạnh nhất. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại tư nhân, mặt bằng lãi suất của nhóm này vẫn thấp hơn đáng kể.

Các ngân hàng như SCB, ACB, SHB, Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank... sớm có quyết định tăng lãi suất, ngay sau quyết định chính thức ngày 23/9 của NHNN.

Cụ thể, SCB đã nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm. Lãi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên 4,9%/năm và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

ACB nâng lãi suất kỳ hạn 1 – 3 tháng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ. Trước đó, mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn này là 4%/năm.

NHNN tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4% lên 5%/năm (Ảnh: Như Ý).

SHB tăng lãi suất các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 0,8 – 0,9 điểm phần trăm so với trước. Theo đó, các mức lãi suất này dao động trong khoảng 4,4 – 4,8%/năm.

KienlongBank tăng lãi suất từ 0,3-1%/năm. Theo đó, lãi suất tiền gửi cao nhất với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng lên tới 5%. Hiện gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất? Theo tìm hiểu, đa số ngân hàng cổ phần nhỏ đều có mức lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, đặc biệt 13 tháng rất cao.

Chị Linh, một bà nội trợ có kinh nghiệm cho hay: "Nếu để lãi suất cao tôi chọn ngân hàng nhỏ, còn để yên tâm ổn định, nên chọn nhà băng lớn".

Trong khi các ngân hàng tư nhân đồng loạt tăng lãi suất, thì nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) chưa có động thái nào. Theo đó, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng của nhóm này đang ở mức 3,1-3,4%/năm, thấp hơn đáng kể các ngân hàng thương mại khác.

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDirect - dự báo, sau quyết định của NHNN, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại vào cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại tăng bình quân lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022.

Sang năm 2023, đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì và được dự báo lãi suất tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023. Theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại (bình quân) tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước dịch là 7,0%/năm.

So sánh lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trong tháng 7.2022

Theo khảo sát tại 15 ngân hàng, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng niêm yết trong tháng 7.2022 dao động từ 3,4% - 6,2%.

Lãi suất tiền gửi cao nhất đối với kỳ hạn gửi tiền 6 tháng đang là 6,2%, tại Ngân hàng TPBank. Đứng sau là các ngân hàng như: SHB, Việt Á đều đang niêm yết lãi suất tiết kiệm 6 tháng là 6%.

Lãi suất tiền gửi thấp nhất là 3,4%, tại Ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV.

Lãi suất 6 tháng ngân hàng nào cao nhất hiện nay
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng được các ngân hàng niêm yết dao động từ 3,4% - 6,2%. Ảnh: TTXVN

Cũng với kỳ hạn này, lãi suất tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng VPBank là 5,8%. Lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng OCB, ACB đều là 5,6%. Lãi suất Techcombank 5,3%; lãi suất Sacombank 5,2%.

Theo các chuyên gia tài chính, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đang có sự cạnh tranh lớn hơn giữa các ngân hàng. Vì thế, trước khi chọn lựa dịch vụ gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng, bạn hãy so sánh mức lãi suất để có thể chọn lựa chương trình gửi tiền tiết kiệm có lợi nhất cho mình.

Cách tính nhanh lãi suất gửi tiền kỳ hạn 6 tháng hiện nay?

Mỗi ngân hàng sẽ quy định lãi suất tiền gửi riêng, cách tính lãi khác nhau. Tuy nhiên, có 2 cách tính lãi nhanh nhất bạn đọc có thể tham khảo.

Cách 1: Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x 180/360 ngày.

Cách 2: Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x 6/12 tháng.

Ví dụ, bạn có 100 triệu, gửi tại Ngân hàng VPBank với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 5,8%. Số tiền lãi bạn nhận được là:

Cách 1: Tiền lãi = 100 triệu x 5,8% x 180/360 = 2,9 triệu đồng.

Lưu ý, nếu gửi tiết kiệm nhưng bạn không rút tiền khi kết thúc kỳ thì số tiền lãi sẽ được cộng dồn, lãi nhập gốc và tiếp tục tính lãi theo mức lãi suất hiện tại của ngân hàng. Còn khi rút tiền trước kỳ hạn, bạn chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn.

Cách 2: Tiền lãi = 100 triệu x 5,8% x 6/12 = 2,9 triệu đồng.

Xem thêm: So sánh lãi suất ngân hàng tháng 7.2022: Ngân hàng nào cao nhất TẠI ĐÂY.