Kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện

Ngày 28/07/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa có Quyết định số 1416/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

(KH-1416-thực hiện CTMTQG NTM giai đoạn 2021-2025)

Kế hoạch áp dụng trên địa bàn các ấp, xã, huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng: người dân, cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế – xã hội trên địa bàn nông thôn.

Kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện

Ảnh: Đường giao thông nông thôn ấp Long Đại, xã Long Đức

Kế hoạch với mục tiêu tổng quát là tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, chú trọng thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM từ tỉnh đến cơ sở được đồng bộ, gắn với thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể, phấn đấu trước năm 2025 tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 100% huyện đạt chuẩn NTM.

Cụ thể, năm 2022: có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM; 10 xã NTM nâng cao; 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Nâng tổng số toàn tỉnh có 85/85 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100%; 37 xã NTM nâng cao, đạt 43,53%; 8/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 88,88%; hoàn thành Đề án xây dựng NTM toàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

Năm 2023: có thêm 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Nâng tổng số toàn tỉnh có 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 100% và có 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Năm 2024: có thêm 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có 60% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Năm 2025: có thêm 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có 70% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Phấn đấu có 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Kế hoạch gồm có 11 nội dung thành phần và nguồn vốn dự kiến thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 32.313.807 triệu đồng./.

Tin, ảnh: Huyền Trân

VPĐP NTM tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện

Ảnh minh họa (tư liệu)

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu: Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.

Trong giai đoạn này, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu có 90% xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có ít nhất 30% xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Về huyện đạt chuẩn NTM: có thêm 06 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM và chọn huyện Tháp Mười làm điểm, phấn đấu đến năm 2025 huyện Tháp Mười đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: đến 2025, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn đạt 1,6 lần (tương đương 72,96 triệu đồng); Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 < 3%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 95%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 98%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 79%; Duy trì, nâng chất, đồng thời phát huy có hiệu quả các tiêu chí đối với các xã được công nhận nông thôn mới trong giai đoạn 2011 - 2020.

Kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện

Ảnh: Lễ công bố và đón nhận Quyết định công nhận huyện Tháp Mười đạt chuẩn

nông thôn mới năm 2019 (ảnh tư liệu)

Theo đó, kế hoạch tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hoá; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; Tổ chức sản xuất hiệu quả theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang và hải đảo; Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng NTM; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong xây dựng NTM; Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn; Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng NTM.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời.

Riêng kế hoạch năm 2021, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, (xã Tân Phước, Bình Phú - huyện Tân Hồng, An Phong, Tân Thạnh - huyện Thanh Bình và Phú Ninh - huyện Tam Nông). Bình quân số tiêu chí đạt trên xã ≥ 18,74 tiêu chí. Tiếp tục duy trì, nâng chất các xã đã đạt chuẩn NTM, hướng đến xây dựng xã NTM nâng cao. Phấn đấu có 17 xã đạt NTM nâng cao. Về huyện đạt chuẩn NTM: có thêm 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Châu Thành, huyện Lấp Vò). Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân với thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2021 đạt 51,072 triệu đồng; giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 91%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 86% và tỷ lệ lao động qua đào tạo: 71,72%.

Nguồn: Kế hoạch số 159/KH-UBND và Kế hoạch số 139/KH-UBND.

Nguyễn Hưng

Theo Kế hoạch, mục tiêu cụ thể đề ra: Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện ở 13/13 huyện, thành, thị với 196 xã và 2.040 khu dân cư nông thôn; phấn đấu đến hết năm 2025: Toàn tỉnh có 7/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (đạt 53,8% số huyện), gồm có: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Thanh Thủy, Thanh Ba, Phù Ninh và Tam Nông (tăng thêm 03 huyện: Thanh Ba, Phù Ninh và Tam Nông).

Có 139/196 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 70,9% tổng số xã), tăng thêm 44 xã; có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 18,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới), trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 17,8 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Có 1.720/2.040 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới (bao gồm cả các khu dân cư nông thôn mới ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới), đạt 84,3% tổng số khu dân cư, trong đó có tối thiểu 172 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (bằng 10% tổng số khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới).

Kế hoạch đề ra 6 giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động; rà soát, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình; phát động phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới.

Chi tiết xem tài liệu đính kèm

Hương Giang