Hình thẻ cũ xử lý thế nào

Tôi muốn biết liệu có thể dùng ảnh thẻ đã chụp trước đó để nộp vào hồ sơ làm căn cước công dân hay không? Cách đây 1 tuần tôi có chụp ảnh thẻ để dán vào hồ sơ xin việc, tôi thấy ảnh này khá đẹp và muốn dùng để làm ảnh trên căn cước công dân nhưng tôi không biết ảnh căn cước công dân có yêu cầu nào đặc biệt không? Ngoài ra, tôi nghe nói 6 số đuôi trên dãy số định danh là 6 số ngẫu nhiên, vậy tôi có quyền được chọn số cho mình hay không?

Được dùng ảnh có sẵn để làm căn cước công dân hay không?

Hình thẻ cũ xử lý thế nào

Được dùng ảnh có sẵn để làm căn cước công dân không?

Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân như sau:

“1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.”

Chụp ảnh chân dung là một bước trong quy trình làm thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, ảnh trên thẻ căn cước công dân không thể do bạn chuẩn bị sẵn mà phải do cán bộ thực hiện quy trình làm thẻ căn cước công dân trực tiếp chụp cho bạn.

Ảnh chân dung trên thẻ căn cước công dân phải đảm bảo những quy định nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, khi chụp ảnh để làm căn cước công dân, những tiêu chí cần phải đảm bảo bao gồm:

- Là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính;

- Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự;

- Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Do đó, nếu bạn lo ngại ảnh do cán bộ làm căn cước công dân chụp không được đẹp thì bạn có thể chuẩn bị một số yếu tố sau đây để ảnh của bạn có thể trở nên đẹp hơn:

- Trang điểm nhẹ trước khi chụp hình;

- Tóc tai gọn gàng, không che mắt;

- Không đeo kính;

- Quần áo gọn gàng, màu sáng.

Được lựa chọn dãy số định danh cho mình không?

Hình thẻ cũ xử lý thế nào

Được lựa chọn dãy số định danh cho mình không?

12 chữ số trên thẻ căn cước công dân hay còn gọi là dãy số định danh được quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.”

Bên cạnh đó, mã số định danh cá nhân được hướng dẫn bởi quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA như sau:

“Điều 4. Mã số trong số định danh cá nhân
1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”

Cụ thể:

- 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh: có các mã từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ví dụ Hà Nội có mã 001, Đà Nẵng có mã 048, Thành phố Hồ Chí Minh có mã 079,…

- 1 chữ số tiếp theo là mã thế kỷ và mã giới tính của công dân, được quy ước như sau:

· Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

· Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

· Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

· Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

· Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, n 9;

- 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;

- 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Theo đó, ngoài 6 chữ số đầu là các ký hiệu cho mã tỉnh, mã giới tính, mã năm sinh theo quy ước thì 6 chữ số cuối cùng do phần mềm làm căn cước công dân ngẫu nhiên chọn ra, nên bạn không có quyền lựa chọn dãy số định danh cho mình.

Như vậy, ảnh chân dung trên căn cước công dân phải là ảnh do cán bộ thuộc cơ quan quản lý căn cước công dân trực tiếp chụp, sao cho đảm bảo các tiêu chí về ảnh chân dung theo quy định của pháp luật hiện hành, nên bạn không thể dùng ảnh thẻ có sẵn. Đồng thời, dãy số định danh cá nhân cũng được cấp theo quy định, vì thế, bạn không thể tự lựa chọn một dãy số định danh cá nhân cho riêng mình.