Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe, sự phát triển tầm vóc và trí thông minh. Nhu cầu những chất này thường rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn và lại dễ bị thiếu trong chế độ ăn. Các nghiên cứu cho thấy suy dinh dưỡng không chỉ là chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân mà luôn đi kèm với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu iốt.

Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ?

Vitamin A: Ngoài vai trò bảo vệ mắt, vitamin A còn giúp trẻ tăng trưởng, tăng sức đề kháng với bệnh tật… Thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu vitamin A là quáng gà, khô mắt có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là mù lòa.

Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

Cần bổ sung các thực phẩm đa dạng để đảm bảo đủ vi chất cho trẻ phát triển.

Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng thường hay gặp nhất, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, đặc biệt là các em gái tuổi dậy thì, là những đối tượng thường có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.

Iốt: Thiếu iốt dễ dẫn đến thiếu hormon gây ra nhiều rối loạn khác nhau, gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời gian mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, mẹ thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn do tổn thương não vĩnh viễn. Thiếu iốt liên tục ở trẻ em và thanh thiếu niên, sẽ gây giảm khả năng trí tuệ, giảm chỉ số thông minh, kể cả chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, lùn, kém hoạt động…

Kẽm: Thiếu kẽm có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa, thần kinh. Đặc biệt là các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, axit nucleic cũng như sự tổng hợp bài tiết của nhiều hoóc môn tăng trưởng quan trọng khác. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Trẻ em thiếu kẽm sẽ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục.

Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng

Để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng chúng ta cần phải chú ý đến việc đa dạng hóa bữa ăn trong gia đình, biết lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn đủ nhu cầu năng lượng, ăn đủ rau và trái cây tươi, chú ý rau xanh đậm và củ quả vàng đậm, bổ sung kẽm bằng thực phẩm có nguồn gốc động vật và hải sản, thường xuyên dùng muối iốt trong ăn uống và chế biến thức ăn,…

Bác sĩ  Vũ Minh

Tác hại của việc thiếu máu dinh dưỡng đối với sức khỏe:

Đối với trẻ em: Chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém thông minh, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…c

Đối với phụ nữ có thai: Chậm phát triển bào thai, dễ bị đẻ non hay đẻ con thiếu cân, tăng tỷ lệ tử vong của mẹ và con.

Đối với thanh thiếu niên và người lao động: Giảm thể lực, giảm khả năng học tập, giảm sự tập trung, chú ý, tăng rủi ro khi lao động, giảm sức đề kháng, giảm năng suất và ngày công lao động.


16/07/2020   1535 lượt xem

Khi cơ thể con trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng, phát triển toàn diện. Nếu không được bù đắp kịp thời, những thiếu hụt có thể trở thành bệnh lý, là gánh nặng cho tương lai con trẻ. Vì vậy, việc kịp thời nhận biết những dấu hiệu và nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng là cách để các bậc phụ huynh cải thiện sức khỏe cho con mình.

Theo công bố của Viện dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ trẻ thiếu hụt vi chất lớn, cứ khoảng 7.5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì có tới 1 triệu trẻ thiếu vi chất vitamin A.

Tình trạng thiếu hụt vitamin cùng các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, iot,… có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

- Trẻ biếng ăn, ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo được các vi chất cho trẻ.

- Trẻ đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh hô hấp, tiêu chảy,… sử dụng thường xuyên các loại kháng sinh.

- Hậu quả khôn lường từ việc thiếu vi chất dinh dưỡng.

Thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ trong giai đoạn trẻ 1-5 tuổi. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều chỉnh, trẻ thiếu hụt vi chất lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí gây nên các bệnh lý nguy hiểm.

Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

> XEM THÊM:

- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe

- Mẹ lo lắng không biết trẻ biếng ăn, chậm tăng cân phải làm sao?

1.1. Thiếu máu thiếu sắt

Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố, tham gia cấu tạo hồng cầu và vận chuyển oxy. Thiếu sắt gây nên thiếu máu ở trẻ. Trẻ xanh xao, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt. Trẻ kém hoạt bát, thiếu tập trung, khó khăn trong việc học hành và hay buồn ngủ. Nếu thiếu vi chất sắt nặng, trẻ dễ viêm nhiễm đường hô hấp cùng các bệnh nhiễm khuẩn khác.

1.2. Thiếu canxi và vitamin D gây còi xương

Canxi chiếm tới 98% trong việc cấu tạo xương và răng, là thành phần cần thiết cho giai đoạn phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Thiếu hụt canxi và vitamin D dễ gây nên bệnh còi xương, làm giảm hấp thu canxi ở ruột. Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc. Răng dễ gãy, đầu to, bờ thóp mềm, trẻ chậm đứng, chậm đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chân chữ bát)…

1.3. Thiếu vitamin A gây khô mắt, mắt mờ

Vitamin A là thành phần bảo vệ các biểu mô giác mạc, niêm mạc và da. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn, còi cọc, khô mắt. Trẻ độ tuổi học đường có mắt kém, dễ cận thị hay mắc các tật về mắt, nặng nhất là mù lòa.

1.4. Thiếu iot gây bướu cổ

Iot là vi chất dinh dưỡng cần thiết trong việc tổng hợp hormon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, tham gia các quá trình biệt hóa của não và hệ thần kinh của trẻ trong thời kỳ bào thai. Nếu cơ thể trẻ thiếu iod, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động để tổng hợp các chất nội tiết, từ đó khiến tuyến giáp to lên và gây bệnh bướu cổ. Trẻ thiếu iot chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, nói ngọng, học kém và thậm chí là đần độn.

Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

1.5. Thiếu kẽm gây suy dinh dưỡng thấp còi

Một vi chất dinh dưỡng không thể không nhắc tới đối với cơ thể của trẻ chính là kẽm. Kẽm tham gia cấu tạo nên hơn 300 enzyme của cơ thể, là chất xúc tác không thể thiếu của AND, ARN. Bên cạnh đó, kẽm có vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa năng lượng.

Thiếu hụt kẽm khiến trẻ thiếu hụt các enzyme tiêu hóa, chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu. Trẻ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Không những vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ thiếu kẽm thường có tinh thần không ổn định, dễ mệt mỏi, nổi cáu.

2. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng bao gồm acid amin, vitamin, khoáng chất là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Scumin là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio nghiên cứu khuyên dùng cho trẻ.

Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... mang đến khả năng hấp thu cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên. Đồng thời khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Suy dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến ở các bé dưới 3 tuổi. Vậy suy dinh dưỡng là gì và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé?

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình phát triển thể chất, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ của bé.

Các bé suy dinh dưỡng thường có biểu hiện biếng ăn,ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Ngoài ra, bé còn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… Các bé suy dinh dưỡng thường xanh xao, hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt và thường chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng…

Hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng

Tác hại của suy dinh dưỡng

+ Chậm phát triển về thể chất

Vì cơ thể không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương. Tình trạng sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu đã sớm suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và trước khi bé được 3 tuổi. Nếu suy dinh dưỡng đến thời gian dậy thì, bé sẽ không thể phát triển chiều cao vì dinh dưỡng là yếu tố cần thiết nhất để các bé đạt tối đa tiềm năng chiều cao của mình.

+ Chậm phát triển trí tuệ

Các bé suy dinh dưỡng thường thiếu cả những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Các bé suy dinh dưỡng thường bắt đầu đi học muộn hơn, bỏ học và khả năng học tập kém hơn do tổn thương não bộ và chậm phát triển trí lực trong những năm đầu đời.

+ Tăng các nguy cơ bệnh lý và tỷ lệ tử vong

Có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nặng nhẹ (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… xảy ra và kéo dài. Các bé mắc bệnh lại ăn uống kém trong khi cơ thể càng cần được cung cấp năng lượng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Suy dinh dưỡng là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển của bé nhất là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hay khắc phục cho bé bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển toàn diện nhé!

BS. Hồ Thị Nam Huế

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk

Một số bài viết liên quan về sữa bột cho bé:

Sữa phát triển chiều cao, trí não cho bé

Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

Sữa cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân