Đoạn văn Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật ta

Đề bài

Đoạn văn Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật ta

Lời giải

Đất nước Việt Nam có những trang sử vàng chói lọi bởi những chiến công vang dội năm châu, có những người quên ăn vì giận, mất ngủ vì lo khi đất nước phải ngả nghiêng trước mũi giày của kẻ thù xâm lược. Lật lại trang sử hào hùng đã qua, chúng ta đọc được tâm trạng đó của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, con người đã làm cho quân Mông cổ khiếp vía, kinh hoàng với Ba lần giặc đánh, ba lần giặc lui. Tâm trạng ấy được ông bộc lộ trong Hịch tướng sĩ, áng văn yêu nước bất hủ mà Trần Quốc Tuấn đã viết khi quân Nguyên lăm le tràn sang nước ta. Bài hịch kêu gọi, động viên và thức tỉnh tướng sĩ trước vận nước lâm nguy, bộc lộ lòng căm thù không đội trời chung với giặc: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như căt, nước măt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xà thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dâu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

Đất nước Việt Nam có những trang sử vàng chói lọi bởi những chiến công vang dội năm châu, có những người quên ăn vì giận, mất ngủ vì lo khi đất nước phải ngả nghiêng trước mũi giày của kẻ thù xâm lược. Lật lại trang sử hào hùng đã qua, chúng ta đọc được tâm trạng đó của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, con người đã làm cho quân Mông cổ khiếp vía, kinh hoàng với Ba lần giặc đánh, ba lần giặc lui. Tâm trạng ấy được ông bộc lộ trong Hịch tướng sĩ, áng văn yêu nước bất hủ mà Trần Quốc Tuấn đã viết khi quân Nguyên lăm le tràn sang nước ta. Bài hịch kêu gọi, động viên và thức tỉnh tướng sĩ trước vận nước lâm nguy, bộc lộ lòng căm thù không đội trời chung với giặc: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như căt, nước măt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xà thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dâu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Bạn vẫn chưa hiểu lắm?Hỏi Gia sư QANDA

a, -đoạn văn trên được trích từ văn bản " hịch tướng sĩ" - hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

b, nhân vật " ta" trong tác phẩm chính là Trần Quốc Tuấn - qua đoạn văn có thể thấy Trần Quốc Tuấn có tình yêu nước mãnh liệt, căm thù quân giặc sâu sắc và là một nguoeif có chí khí có bản lĩnh

các câu sau đợi c chút nhé

c , Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn. Đặc biệt ông bày tỏ tình yêu nước cùng thái độ căm ghét giặc của mình qua đoạn trích "Ta thường...vui lòng". Thật vậy, đoạn trích đã bày tỏ niềm đau xót của 1 vị chủ tướng yêu nước thương dân và căm phẫn trước sự hoành hành của quân giặc. Tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Chao ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can.Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.

câu 2 Văn bản "Phò giá về kinh" của tác giả Trần Quang Khải là một trong các tác phẩm văn học trung đại nói về tình yêu đất nước

chị có thể giải thêm cho em nốt tờ phiếu này ko ạ

em ko còn xu nên ko đặt đc câu hỏi mới nữa

chị vừa làm cho em là phần 1

em gửi ảnh phần 2 cho c đi chị chưa thấy e gửi thêm anbr mà

Đoạn văn Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật ta

1, phương thức biểu đạt chính là nghị luận mha

Đoạn văn Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật ta

câu này là câu phủ định nhé e

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

ừm sau có câu gì thì cứ gửi vào câu hỏi ghép yêu thích cho c nhé