Đề tài nghiên cứu khoa học của nữ hộ sinh

Với nhu cầu xã hội về chăm sóc y tế ngày càng cao, áp lực trong công việc của điều dưỡng (ĐD), hộ sinh (HS) ngày càng nhiều nên họ có động lực để làm việc hay không? Vì chúng tôi đi tiến hành nghiên cứu: "Nghiên cứu động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri năm 2015"

- Tác giả: DS. Ngô Thị Minh Cơ

BS. Đỗ Thị Phương Hồng

ThS. Nguyễn Thanh Long

TÓM TẮT

Với nhu cầu xã hội về chăm sóc y tế ngày càng cao, áp lực trong công việc của điều dưỡng (ĐD), hộ sinh (HS) ngày càng nhiều nên họ có động lực để làm việc hay không? Vì chúng tôi đi tiến hành nghiên cứu: "Nghiên cứu động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri năm 2015". Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định động lực làm việc và xác định một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri. Nghiên cứu tiến hành theo Phương pháp mô tả cắt ngang, có tất cả 139 điều dưỡng hộ sinh được phát phiếu khảo sát. Nội dung nghiên cứu liên quan đến các yếu tố xã hội, nghề nghiệp và các yếu tố động lực làm việc. Số liệu được nhập và phân tích trên chương trình thống kê y học, phần mềm Excell.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Tất cả điều dưỡng, hộ sinh đều coi yếu tố công việc là động lực làm việc là chiếm tỷ lệ cao nhất 100%; Yếu tố thừa nhận thành tích chiếm 98,6%; Yếu tố phát triển sự nghiệp chiếm 98,6%; Yếu tố về sự thành đạt chiếm 92,8%; Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp chiếm 99,3% và Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc chiếm 92,1%.

Bên cạnh đó tuổi đời càng thấp chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa học hỏi nhiều về kiến thức về giao tiếp nên động lực làm việc chưa cao. Động lực làm việc ở nhóm Điều dưỡng trưởng là cao nhất và thấp ở nhóm điều dưỡng viên.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của các tổ chức, là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến con người lao động cho thấy có các cách tiếp cận khác nhau đối với việc tạo động lực. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chung là tăng cường động lực đối với người lao động sẽ nâng cao thành tích lao động và các thành công của tổ chức [5].

Bệnh viện Đa khoa Ba Tri được Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, với nguồn nhân lực y tế của đơn vị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm qua Bệnh viện đã thực hiện nhiều biện pháp từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng đến nâng cao y đức, thực hiện quy tắc ứng xử, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, tạo môi trường và điều kiện làm việc để đội ngũ thầy thuốc phát huy năng lực đem hết công sức cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc tạo động lực để khuyến khích đội ngũ này làm việc năng động, tích cực và có trách nhiệm là rất cần thiết. Với câu hỏi được đặt ra là hiện tại động lực làm việc của đội ngũ Điều dưỡng như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ này? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi đi tiến hành nghiên cứu: "Nghiên cứu động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri năm 2015". Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định động lực làm việc và xác định một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gồm Điều dưỡng, Hộ sinh đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng, Hộ sinh nghỉ ốm, nghỉ hậu sản, đi học, ĐDSH.

1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

*Thời gian nghiên cứu:

- Từ 01/4/2015 đến 01/10/2015: Thu thập số liệu.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1) Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

2.2) Cở mẫu trong nghiên cứu

Gồm Điều dưỡng, Hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri.

2.3) Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập từ phiếu khảo sát các điều dưỡng, hộ sinh.

2.4) Nội dung nghiên cứu:

1/ Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh.

2/ Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh.

3. Xử lý số liệu: Trên chương trình thống kê y học, phần mềm Excell.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n= 139):

Thông tin chung

Số lượng

Tỷ lệ

Giới tính:

Nam

24

17,3%

Nữ

115

82,7%

Tuổi:

30

89

64%

31 40

24

17,3%

41 50

14

10,1%

51

12

8,6%

Tình trạng hôn nhân:

Độc thân

35

25,2%

Có gia đình

104

74,8%

Trình độ chuyên môn:

Điều dưỡng đại học

13

9,4%

Điều dưỡng trung học

126

90,6%

Người thu nhập chính trong gia đình:

87

62,6%

Không

52

37,4%

Tổng thu nhập trung bình/ tháng (đồng)

< 3.000.000

35

25,2%

3.100.000 4.000.000

74

53,2%

> 4.000.000

30

21,6%

Thời gian công tác:

10 năm

101

72,7%

> 10 năm

38

27,3%

Chức vụ:

Điều dưỡng trưởng khoa

10

7,2%

Điều dưỡng hành chính

13

9,4%

Điều dưỡng viên

116

83,4%

Loại lao động( biên chế, hợp đồng):

Biên chế

111

79,9%

Hợp đồng

28

20,1%

Phân loại công việc

Hành chính

38

27,3

Chăm sóc

101

72,7%

*Nhận xét: số liệu ở bảng 1 cho thấy ĐD-HS chủ yếu là nữ chiếm 82,7%. Thời gian công tác 10 năm chiếm tỷ lệ 72,7%, có gia đình chiếm 74,8%; có thu nhập chính chiếm 62,6%; chiếm đa số nhóm tuổi 30 tuổi là 64%; Có trình độ trung học chiếm tỷ lệ cao 90,6%. Loại lao động biên chế chiếm 79,9%; Điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ cao 83,4%; với công việc chăm sóc chiếm 72,7%.

2. Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

2.1) Yếu tố công việc là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.2. Yếu tố công việc là động lực làm việc (n=139)

Yếu tố

Kết quả nhiên cứu

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Muốn có công việc ổn định, an toàn

139

100%

Trách nhiệm đối với công việc

139

100%

Nổ lực làm việc để đạt mục tiêu chung

139

100%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý với yếu tố công việc là động lực làm việc chiếm tỷ lệ 100%.

2.2) Sự thừa nhận thành tích là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.3. Yếu tố thừa nhận thành tích là động lực làm việc: (n=139)

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Sự ghi nhận của đồng nghiệp với kết quả công việc

133

95,7%

6

4,3%

Sự ghi nhận của lãnh đạo với kết quả công việc

138

99,3%

1

0,7%

Việc bình xét thi đua, khen thưởng kịp thời, công bằng

137

98,6%

2

1,4%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý với sự ghi nhận của lãnh đạo với kết quả công việc là động lực làm việc chiếm tỉ lệ cao nhất 99,3%.

2.3) Sự phát triển sự nghiệp là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.4. Yếu tố phát triển sự nghiệp là động lực làm việc (n=139)

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

135

97,2%

4

2,8%

Nâng cao kinh nghiệm qua làm việc

139

100%

Công tác nhân sự đúng qui trình

137

98,6%

2

1,4%

Công bằng trong học tập và làm việc

138

99,3%

1

0,7%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý với yếu tố nâng cao kinh nghiệm qua làm việc chiếm tỉ lệ 100%.

2.4) Các yếu tố về sự thành đạt là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.5. Yếu tố về sự thành đạt là động lực làm việc (n=139)

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Được chủ động trong công việc.

137

98,6%

2

1,4%

Cơ hội được học tập

127

91,5%

12

8,5%

Cơ hội được thăng tiến

120

86,5%

19

13,5%

Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn nghiệp vụ.

139

100%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý yếu tố được chủ động trong công việc là động lực làm việc chiếm tỷ lệ 100%.

2.5) Các yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.6. Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp là động lực làm việc (n=139)

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị

138

99,3%

1

0,7%

Lãnh đạo gần gũi, quan tâm, lắng nghe và chia sẽ

131

94,3%

8

5,7%

Đồng nghiệp thân thiện, đoàn kết, tôn trọng và hỗ trợ với nhau

139

100%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý yếu tố đồng nghiệp thân thiện, đoàn kết, tôn trọng và hỗ trợ với nhau là động lực làm việc chiếm tỷ lệ 100%.

2.6) Các yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc là động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.7. Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc (n=139)

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tỷ lệ%

Không

Tỷ lệ%

Có đủ phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

130

93,6%

9

6,4%

Các chế độ lương, phụ cấp đầy đủ:

136

97,9%

3

2,1%

*Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh đồng ý yếu tố các chế độ lương, phụ cấp đầy đủ chiếm tỷ lệ 97,9 %.

2.7) Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Bảng 3.8. Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh (n=139)

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Đạt

Tỉ lệ %

Không

Tỉ lệ %

Yếu tố công việc

139

100%

Yếu tố thừa nhận thành tích

137

98,6%

2

1,4%

Yếu tố phát triển sự nghiệp

137

98,6%

2

1,4%

Yếu tố về sự thành đạt

129

92,8%

10

7,2%

Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

138

99,3%

1

0,7%

Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc

128

92,1%

11

7,9%

*Nhận xét: Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh là yếu tố công việc chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc chiếm tỉ lệ thấp nhất 92,1%.

3. Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

3.1) Liên quan đến động lực làm việc về tuổi

Bảng 3.9. Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về tuổi:

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Tuổi

30

31 - 50

51

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Yếu tố công việc

89

100%

38

100%

12

100%

Yếu tố thừa nhận thành tích

87

97,8%

2

2,2%

38

100%

12

100%

Yếu tố phát triển sự nghiệp

87

97,8%

2

2,2%

38

100%

12

100%

Yếu tố về sự thành đạt

83

93,3%

6

6,7%

35

92,1%

3

7,9%

11

91,7%

1

8,3%

Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

88

98,9%

1

1,1%

38

100%

12

100%

Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc

80

89,9%

9

10,1%

36

94,7%

2

5,3%

12

100%

*Nhận xét:

-Độ tuổi từ 51 tuổi trở lên động lực làm việc là tất cả các yếu tố đạt tỉ lệ 100%, ngoại trừ yếu tố về sự thành đạt chiếm tỉ lệ 91,7%.

-Độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi động lực làm việc là vì công việc,vì thừa nhận thành tích, vì để phát triển sự nghiệp và yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 100%.

-Độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống động lực làm việc là vì công việc chiếm tỉ lệ 100%.

3.2) Liên quan đến động lực làm việc về trình độ chuyên môn

Bảng 3.10. Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về trình độ chuyên môn:

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Trình độ chuyên môn

ĐD đại học

ĐD trung học

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Yếu tố công việc

13

100%

126

100%

Yếu tố thừa nhận thành tích

13

100%

124

98,4%

2

1,6%

Yếu tố phát triển sự nghiệp

13

100%

124

98,4%

2

1,6%

Yếu tố về sự thành đạt

13

100%

116

92,1%

10

7,9%

Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

13

100%

125

99,2%

1

0,9%

Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc

11

84,6%

2

15,4%

117

92,9%

9

7,1%

*Nhận xét:

Đối với điều dưỡng, hộ sinh có trình độ đại học động lực làm việc là tất cả các yếu tố chiếm 100% ngoại trừ về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc chiếm tỉ lệ 84,6%. Đối với điều dưỡng, hộ sinh có trình độ trung học động lực làm việc chỉ là yếu tố vì công việc chiếm 100%.

3.3) Liên quan đến động lực làm việc về thâm niên

Bảng 3.11. Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về thâm niên

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Thời gian công tác

10 năm

> 10 năm

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Không

Tỷ lệ

Yếu tố công việc

101

100%

38

100%

Yếu tố thừa nhận thành tích

99

98%

2

2%

38

100%

Yếu tố phát triển sự nghiệp

99

98%

2

2%

38

100%

Yếu tố về sự thành đạt

94

93,1%

7

6,9%

35

92,1%

3

7,9%

Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

100

99%

1

1%

38

100%

Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc

92

91,1%

9

8,9%

36

94,7%

2

5,3%

*Nhận xét:

Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về thâm niên: > 10 năm là vì công việc, vì thừa nhận thành tích, vì để phát triển sự nghiệp và yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 100%.

Điều dưỡng Hộ sinh có thâm niên công tác 10 năm động lực làm việc vì để có công việc, vì quan hệ lãnh đạo đồng nghiệp chiếm tỉ lệ 100%.

IV. BÀN LUẬN

1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả thống kê từ bảng 3.1 nhận thấy rằng: tại BV tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam. Nữ chiếm tỷ lệ 82,7%, nam chiếm tỷ lệ 17,3%. Sở dĩ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam là do đặc thù của chức danh nghề nghiệp trong ngành y tế. Chẳn hạn như ĐD, HS, YS... thu hút giới nữ nhiều hơn nam. Hơn nữa theo cơ cấu chuyên môn thì số lượng các chức danh chuyên môn này phải gấp 3 đến 3,5 lần số BS. Đây là lý do chính khiến tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam tại BV.

Số cán bộ có độ tuổi 30, gồm 89 cán bộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 64%. Đội ngũ cán bộ ở độ tuổi này còn trẻ, được tuyển dụng khoảng 10 năm trở lại. Còn lại từ 31 tuổi trở lên đây cũng là độ tuổi của người cán bộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm về công tác chuyên môn, công việc ổn định, an tâm công tác và có thâm niên trong nghề.

Đa số là người có thu nhập chính trong gia đình chiếm 62,6%, và có thời gian công tác 10 năm chiếm tỷ lệ khá cao 72,7%.

Đối tượng điều dưỡng, hộ sinh có trình độ trung học chiếm tỷ lệ cao 90,6%. Loại lao động biên chế chiếm 79,9%; Điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ cao 83,4%. Việc tuyển dụng và nhu cầu về trình độ tùy theo nhu cầu thực tế của đơn vị và chỉ tiêu biên chế cho phép, với công việc chăm sóc bệnh nhân chiếm 72,7%.

2. Động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

2.1) Các yếu tố công việc là động lực làm việc

Theo bảng 3.2 các ĐD, HS đều muốn có công việc ổn định, an toàn và nổ lực làm việc để đạt mục tiêu chiếm tỷ lệ 100%; vì họ cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với chuyên môn, ổn định đảm bảo được cuộc sống .

2.2)Các yếu tố về sự thừa nhận thành tích là động lực làm việc

Theo bảng 3.3 có 98,6% số điều dưỡng, hộ sinh cho rằng việc bình xét thi đua, khen thưởng hiện tại bệnh viện là hợp lý và công bằng, dựa trên năng lực và hiệu quả công việc. Trên thực tế, khen thưởng hợp lý và công bằng góp phần tăng động lực làm việc nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của họ tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.3) Các yếu tố về sự phát triển sự nghiệp là động lực làm việc

Theo bảng 3.4 có 97,2 % đồng ý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của ngành là động lực làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ không chỉ là trang bị cho họ thêm nhiều kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà điều này cũng chỉ ra rằng đơn vị đang đầu tư vào họ, từ đó họ cảm thấy được khuyến khích và có động lực hơn.

2.4) Các yếu tố về sự thành đạt là động lực làm việc

Theo bảng 3.5 tỷ lệ điều dưỡng đồng ý yếu tố về sự thành đạt là động lực làm việc dao động từ 86,5% đến 100%.

2.5) Các yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp là động lực làm việc

Theo bảng 3.6 mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp được ĐD- HS đồng ý với các yếu tố này dao động từ 94,3% đến 100%, đây là yếu tố rất quan trọng góp phần cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ CSSKND mà Đảng và nhà nước giao.

2.6) Các yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc là động lực làm việc

Trong nghiên cứu bảng 3.7 tỷ lệ ĐD-HS cho rằng điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện đảm bảo yêu cầu chiếm 93,6%. Tất cả các chế độ chính sách, chế độ lương, phụ cấp được thực hiện đầy đủ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc của nhân viên đây là yếu tố đáp ứng nhu cầu cơ bản đảm bảo cuộc sống, đa số là họ đều hài lòng với tỷ lệ 97,9%, thực hiện tốt và đầy đủ các chế độ sẽ thúc đẩy họ làm việc nhiệt tình, hăng say để đạt kết quả tốt, nhưng cũng còn một số ít ý kiến không có động lực đối với chế độ lương còn thấp so với các ngành nghề khác.

3. Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh

Kết quả thống kê một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh: tuổi, người thu nhập chính trong gia đình, trình độ chuyên môn, chức vụ, thâm niên công tác, loại lao động, phân loại công việc và 06 yếu tố về động lực làm việc của ĐD-HS, nhìn chung các ý kiến cho rằng 06 yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến động lực làm việc, yếu tố công việc được đảm bảo, đời sống ổn định, an tâm công tác trong đó trình độ CM phù hợp với năng lực và tự chủ trong công việc nên họ hết sức cố gắng nỗ lực làm việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Yếu tố thừa nhận thành tích với những kết quả công việc của họ đều được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận, việc bình xét thi đua, khen thưởng của BV họ cảm thấy mình được bù đắp xứng đáng và khi những gắng sức của nhân viên được đền đáp đúng mức, họ sẽ cảm thấy thoải mái và làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Yếu tố phát triển sự nghiệp và sự thành đạt được đưa đi đào tạo nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức CM nghiệp vụ, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong làm việc, từng bước phát huy được năng lực của mình. Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp bầu không khí làm việc trong cơ quan phải hài hòa, thoải mái, đoàn kết, thân ái, quan tâm lẫn nhau, hiểu nhau, tôn trọng nhau. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị gần gũi quan tâm lắng nghe và chia sẽ tâm tư nguyện vọng tạo điều kiện, hoàn cảnh thoải mái, tín nhiệm nhân viên để họ có thể phát huy tính dân chủ đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn. Phong cách lãnh đạo của người quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của nhân viên, và hầu hết nhân viên đều cảm thấy hài lòng với phong cách của ban lãnh đạo. Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc của ĐD-HS, các chế độ được thực hiện tốt, trang thiết bị làm việc cơ sở vật chất tại BV được đảm bảo một cách đầy đủ và thích hợp, đa số nhân viên đều hài lòng với yếu tố này.

Một số ít ý kiến ở tuổi đời 30 là những người có thời gian thâm niên thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có trình độ trung học và là ĐDCS thì yếu tố thành tích, yếu tố thành đạt, yếu tố phát triển và chế độ chính sách họ cho rằng không có động lực làm việc.

V. KẾT LUẬN

1. Động lực làm việc

Qua kết quả nghiên cứu động lực làm việc và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Ba Tri chúng tôi kết luận như sau: Tất cả điều dưỡng, hộ sinh đều coi yếu tố công việc là động lực làm việc là chiếm tỷ lệ cao nhất 100%; Yếu tố thừa nhận thành tích chiếm 98,6%; Yếu tố phát triển sự nghiệp chiếm 98,6%; Yếu tố về sự thành đạt chiếm 92,8%; Yếu tố quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp chiếm 99,3% và Yếu tố về chính sách và điều kiện, môi trường làm việc chiếm 92,1%.

Bên cạnh đó có một số ít ý kiến cho rằng không có động lực làm việc ở tuổi đời còn trẻ, thời gian thâm niên thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác và những người không có giữ chức vụ.

2. Yếu tố liên quan

Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh yếu tố công việc có động lực nhiều nhất ở tất cả các độ tuổi chiếm 100%.

Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về trình độ chuyên môn: Đại học và trung học đều đồng ý 100% yếu tố công việc có động lực làm việc.

Liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng, hộ sinh về thâm niên 10 năm và > 10 năm thì yếu tố công việc có động lực nhiều nhất chiếm 100%.

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê động lực làm việc đối với công việc của ĐD-HS với các yếu tố về: tuổi, trình độ chuyên môn, người thu nhập chính trong gia đình, thâm niên công tác, chức vụ, loại lao động và phân loại công việc. Tuổi đời càng thấp chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa học hỏi nhiều về kiến thức về giao tiếp nên động lực làm việc chưa cao. Động lực làm việc ở nhóm Điều dưỡng trưởng là cao nhất và thấp ở nhóm điều dưỡng viên.

VI. KIẾN NGHỊ

Hiện nay chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng đến việc động viên cán bộ y tế làm việc với trách nhiệm cao và phát huy được hết khả năng của mình, lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo ngành và các cơ quan xây dựng chế độ chính sách có sự quan tâm hơn nữa.

Quan tâm giáo dục đội ngũ cán bộ trẻ để từ đó họ có động lực làm việc tốt hơn, lập được nhiều thành tích và thành đạt trong công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010. Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015, tháng 12/ 2010 - Chương 5: Nhân lực y tế.

2. Bộ Y tế (2010), Phát triển nhân lực y tế ở tuyến tỉnh, NXB Y học, Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành (806) số 2/2012 .

3. Luận án tốt nghiệp CKII BS Trần Ngọc Nhân năm 2013.

4. Theo giáo trình QTNL của ThS.Nguyễn Vân Điềm PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân.

5. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam số 6-2014.