Dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản năm 2014: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày đến hạn phải thanh toán Các dấu hiệu doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán   Từ quy định trên ta có thể rút ra được một số dấu hiệu của doanh nghiệp mất khả…

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày đến hạn phải thanh toán

Dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Các dấu hiệu doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Từ quy định trên ta có thể rút ra được một số dấu hiệu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như sau:

  1. Khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được ở đây là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần tức là nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  2. Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ. Doanh nghiệp vẫn có thể đang sở hữu khối tài sản lớn nhưng vẫn bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần.
  3. Không căn cứ vào giá trị của khoản nợ là ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận với nhau, thời điểm này là trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán . Pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất  khả năng thanh toán.
  4. Khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán ở đây chính là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

Như vậy, Tòa án xem xét xét và chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu trên thì Tòa án mới ra quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp phá sản.

Dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh, thách thức, phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế – xã hội tồn tại một cách khách quan, như một điều tất yếu. Phá sản doanh nghiệp hiện hữu như một sản phẩm của quá trình chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Vậy  tình trạng phá sản là gì, những tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Phá sản năm 2014.

1. Tình trạng phá sản là gì?

Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, không thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Tại Luật Phá sản năm 2014 quy định “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Từ đó có thể hiểu phá sản là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán và bị tòa án quyết định tuyên bố phá sản. Hậu quả của quyết định này là sự chấm dứt của doanh nghiệp.

2. Tình trạng phá sản tiếng Anh là gì?

Tình trạng phá sản tiếng Anh là: “Bankruptcy”.

3. Bản chất của phá sản doanh nghiệp

Bản chất của phá sản là một thủ tục đòi nợ (đối với chủ nợ) và thanh toán nợ (đối với doanh nghiệp mắc nợ). Việc phá sản được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt vì một số lý do như sau

Một là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian, đó là tòa án. Nếu như trong đòi nợ dân sự chỉ tổn tại chủ nợ và con nợ và việc thanh toán tiền nợ chỉ đơn giản là vay gì trả đấy, ai nợ thì đòi người đó. Thì trong phá sản Tòa án sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi nợ và đại diện cho con nợ để trả nợ, với vai trò là cơ quan trung gian, đúng ra giải quyết các vấn đề về nợ cho cả con nợ và chủ nợ theo các quy định của Luật Phá sản

Hai là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản là thủ tục đòi nợ mang tính tập thể.  Tính tập thể ở đây được hiểu khi doanh nghiệp hoạt động nợ hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác, đông thời để có vốn kinh doanh nó có thể vay tiền của
nhiều ngân hàng khác nhau do vậy một khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì nó không đơn thuần như thủ tục đòi nợ dân sự chỉ mang tính đơn lẻ giữa chủ nợ và con nợ, mà nó diễn ra đồng thời giữa các chủ nợ và con nợ.

Xem thêm: Phá sản nước rút là gì? Phân biệt phá sản nước rút với phá sản thông thường

Ba là, việc thanh toán nợ dựa trên cơ sở tài sản còn lại của doanh nghiệp (trừ trưởng hợp doanh nghiệp tư nhân) Khác với việc thanh toán nợ trong các giao dịch dân sự, nghĩa là vay bao nhiêu trả bằng ấy, hoặc nếu như có sự thỏa thuận thông nhất giữa các bên thì có thể trả bằng một tài sản khác, tuy nhiên điều quan trọng là tài sản đã vay và tài sản phải tương đương về giá trị. Nhưng việc thanh toán nợ trong phá sản thì không, việc thanh toán phải dựa trên cơ sở số tài sản mà doanh nghiệp do còn lại. Nếu như số tài sản của doanh nghiệp có thể đảm bảo trả hết tất cả các Khoản nợ của các chủ nợ thì việc các chủ nợ nhận lại được toàn bộ số mình đã cho vay là điều đương nhiên, tuy nhiên nêu tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để trả hết các Khoản nợ cho các chủ nợ thi họ chỉ nhận lại được Khoản nợ của mình theo tỷ lê tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp

Bốn là, việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Nêu như việc đòi nợ theo thủ tục dân sự chủ nợ có thể đòi con nợ vào bất cứ lúc nào, thì thủ tục đòi nợ trong phá sản không phải mọi thời điểm con nợ đều được trả nợ cho chủ nợ. Doanh nghiệp mắc nợ chỉ được thanh toán các Khoản nợ không bảo đảm cho các chủ nợ không bảo đảm và bảo đảm một phần sau khi có quyết đanh tuyên bố phá săn của tòa án. Đối với Khoản nợ có bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp cũng bi tam đình chỉ theo quyết định của cơ quan, tô chức có thẩm quyền trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bi phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.

4. Những ảnh hưởng, tác động của phá sản doanh nghiệp

Về mặt kinh tế, những hậu quả tiêu cực mà phá sản đến đối với một doanh nghiệp đó chính là sự kết thúc của riêng một doanh nghiệp, đôi khi có thể kéo theo sự chấm hết của nhiều doanh nghiệp khác. Đặc biệt, khi một doanh nghiệp có quy mô lớn, tham gia vào quá trình phân công lao động trong lĩnh vực, ngành nghề đó càng sâu rộng, số lượng đối tác càng nhiều thì khi doanh nghiệp đó phán sản sẽ ảnh hưởng đến những người lao động trong doanh nghiệp và các đối tác của họ.

Về mặt pháp lý, một doanh nghiệp sau khi được đăng kí kinh doanh là có tư cách của một chủ thể kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tư cách chủ thể kinh doanh chỉ có thể chấp dứt khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản. Giải thể là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính thực hiện hoặc chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể, thủ tục phá sản là một thủ tục đặc biệt với kết quả là ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, xác nhận tình trạng đã có sẵn từ trước. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là căn cứ để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định này của tòa án gây hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng như con nợ, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nhà kinh doanh trên thương trường, hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Về mặt xã hội, phá sản doanh nghiệp làm tăng số lượng những người thất nghiệp và làm cho sức ép việc làm ngày càng lớn. Trên hực tế, gánh nặng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho những người thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp lại được chuyển giao cho Nhà nước. Tỷ trọng người thất nghiệp cao do phá sản luôn ẩn chứa những nguy cơ bất ổn định về mặt xã hội và nếu như không giải quyết kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Nếu xét về khía cạnh khác thì việc phá sản giúp cho các chủ thể khách như người lao động, con nợ có thể hoạt động thu hồi lại được những Khoản nợ mà doanh nghiệp vẫn nợ còn hơn việc cứ hoạt động lay lắt và đến khi có tuyên bố phán sản thì không phá sản cũng không cong đủ tài sản để thanh toán các Khoản nợ này.

Về mặc chính trị, nếu xảy ra việc phá sản dây truyền sẽ có thể dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, cạnh tranh, đào thải những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường cũng sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động đa dạng trong nền kinh tế, từ đó tạo những nền tảng vững chắc cho quốc gia xây dựng nền chính trị ổn định.

5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 

Để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, vào tình trạng phá sản, thực tiễn điều chỉnh pháp luật về phá sản của các nước trên thế giới hiện nay đã và đang tiếp tục sử dụng 3 tiêu chí sau đây:

Tiêu chí định lượng: theo tiêu chi này một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giá trị tối thiểu được ấn định trong Luật phá sản Ví du Luật của Anh là 50 bảng Luật Singapore là 2000 đô la Singapore..

Xem thêm: Quản lý, thanh lý tài sản là gì? Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản?

Tiêu chí kế toán: tiêu chí này được thực hiện thông qua số sách kê toán của doanh nghiệp mắc nợ. Nếu như các số sách kế toán của doanh nghiệp cho thấy tổng giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản có thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. So với tiêu chí định lượng, tiêu chí này đã phản ánh chính xác hơn tình trạng tài chính của doanh nghiệp mắc nợ và do đó nó cho phép thu hẹp hơn phạm vi những doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.

Tiêu chá định tính: quan tâm trực tiếp đến tính “tức thời của việc trả nợ”, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp mắc nợ mà không dành sự quan tâm của mình đến số lương tài sản hiện có của doanh nghiệp mắc nợ. Ở góc độ chính kế toán, tiêu chí này chỉ xem xét chủ yếu đến dòng tiền của doanh nghiệp mắc nợ khi đánh giá khả năng thanh toán của họ. So với hai tiêu chí trên, tiêu chí này đã làm cho khả năng mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp đến sớm hơn để có thể có những giải pháp “phục hồi” hoặc cho phá sản doanh nghiệp đó một cách kịp thời để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ, ngăn chăn hiện tượng phá sản dây chuyền.

Theo pháp luật Việt Nam, thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì  “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán Khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Điều 4 Luật Phá sản năm 2014. Theo đó Luật Phá sản năm 2014 không còn dùng khái niệm mang tính chất đánh tính là “lâm vào tinh trạng phá sản” mà thay vào đó là dùng khái niệm mang tính định lượng là “mất khả năng thanh toán” các Khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng. Việc các nhà làm luật điều chỉnh như trên đã làm cho khả năng mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đến sớm hơn, các giải pháp phục hội hoặc cho doanh nghiệp phá sản được tiên hành sớm hơn trong khi doanh nghiệp chưa đến mức kiệt quệ, bảo vệ có hiệu quả quyền và lơi ích hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ, ngăn chăn hiện tượng phá sản dây chuyền. Bên cạnh đó, quy định pháp luật hiện hành vẫn dành một Khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày Khoản nợ đến hạn để doanh nghiệp tự giải quyết những khó khăn về tài chính tạm thời, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có những đặc điểm cơ bản sau:

– Về Khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được đó là bất kỳ Khoản nợ nào: Nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, Khoản nợ phát sinh từ hợp đồng..

– Về cơ bản, mất khả năng thanh toán được hiểu theo nghĩa hẹp nhất là việc doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán cho các Khoản nợ đến hạn tài sản của doanh nghiệp không đủ để thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, khái niệm này hiểu theo nghĩa rồng không chỉ là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà cần phải được hiểu theo góc độ khác: mặc dù doanh nghiệp con tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vu trả nợ đến hạn cho chủ nợ đối với các Khoản nợ đến hạn.

Xem thêm: Mất khả năng thanh toán là gì? Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

– Khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là Khoản nợ mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt đông kinh doanh hợp pháp của mình.