Dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị để nhận biết sai khớp là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bị trật khớp vai, người bệnh thường có các triệu chứng lâm sàng như đau đớn, sờ vào thấy hõm khớp rỗng. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác và đưa phương án can thiệp kịp thời đề phòng biến chứng trật khớp vai thì cần phải dựa trên kết quả chụp X quang.

Trong cơ thể người, khớp vai là khớp có khả năng di động nhất, nó bao gồm một trụ cầu và hõm chứa đầu cầu. Tình trạng trật khớp vai xảy ra khi các đầu tận của xương bị tác động khiến chúng di chuyển khỏi vị trí ban đầu, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và bất động khớp tạm thời.

Trên thực tế, trật khớp là vấn đề nhiều người gặp phải ở các vị trí như ngón tay, mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối....Ngay khi phát hiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và nắn chỉnh khớp trở lại đúng vị trí nếu không sẽ rất dễ xảy ra biến chứng trật khớp vai.

Trật khớp thường xảy ra ở vai và các ngón tay. Các nơi khác có thể xảy ra trật khớp là khuỷu tay, đầu gối và háng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị trật khớp, hãy tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức để có thể nắn chỉnh khớp trở lại vị trí đúng. Người bị trật khớp vai nếu được điều trị đúng thì sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khả năng bị trật khớp vai nhiều lần, tái đi tái lại rất dễ xảy ra nếu hoạt động sai tư thế.

Khi bị trật khớp vai nhiều lần thì người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết hơn đối với những người mới bị trật khớp vai lần đầu. Một vài triệu chứng bao gồm:

  • Khớp vai không cử động được, người bệnh cảm thấy đau đớn: Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các cơn đau dữ dội, nhất là khi cố gắng cử động khớp vai.
  • Khi tiến hành thăm khám sẽ thấy vai bị vuông.
  • Hõm khớp bị rỗng.
  • Sở bằng tay thì thấy chỏm ở các vị trí bất thường (thấy chỏm xương cánh tay ở rãnh Delta -ngực).
  • Sưng và bầm tím chỗ trật khớp.
  • Không thể cử động khớp.

Dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị để nhận biết sai khớp là gì

Khi bị trật khớp vai nhiều lần thì người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết hơn đối với những người mới bị trật khớp vai lần đầu

Có nhiều người bệnh không biết nguyên nhân gây trật khớp vai là gì nên rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần. Thực tế, khớp vai là khớp thường xuyên phải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau nhất trong cơ thể, vai có thể trật ra trước, quay ra đằng sau hoặc chiếu xuống dưới. Người bị trật khớp vai có thể bị một phần hoặc hoàn toàn. Một số nguyên nhân khiến khớp vai bị trật ra ngoài bao gồm:

  • Do bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc vận động.
  • Do bị tai nạn xe cộ
  • Do bị ngã cầu thang hoặc trượt ngã do sàn nhà trơn.
  • Mang vác vật nặng đột ngột, sai tư thế.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trật khớp vai có thể gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh, đây là tình trạng khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể kiểm soát tình trạng bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Biến chứng trật khớp vai thường xảy ra khi người bệnh không phát hiện ra tình trạng của mình và không có phương án điều trị kịp thời. Theo thống kê thì có khoảng 1% trường hợp người bệnh trật khớp vai bị biến chứng khiến động mạch nách bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong.

Một số biến chứng trật khớp vai có thể xảy ra bao gồm:

  • Biến chứng tổn thương thần kinh

Có khoảng 15% bệnh nhân bị trật khớp vai bị biến chứng tổn thương thần kinh, nhất là liệt dây thần kinh mũ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ bị mất cảm giác vùng cơ delta, sau khi nắn khớp xong thì vẫn không dạng được cánh tay. Biến chứng nặng có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay.

  • Biến chứng thương tổn mạch máu
  • Gãy xương kèm theo: Có khoảng 30% số trường hợp bệnh nhân bị trật khớp vai gãy xương kèm theo
  • Vỡ bờ ổ chảo
  • Thương tổn đai xoay vai

XEM THÊM: Phẫu thuật trật khớp vai bán phần

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị trật khớp vai, bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng xem có sưng và biến dạng hay không. Nhiệm vụ của người bệnh là cho bác sĩ biết nguyên nhân gây ra tình trạng là gì và đã bị trật khớp vai nhiều lần hay chưa. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang cho bệnh nhân để xem các khớp và xương có bị gãy hay tổn hại khác không.Một số phương pháp thường dùng để điều trị trật khớp vai bao gồm:

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành một số thao tác nhẹ nhàng để giúp xương vai của người bệnh trở lại vị trí ban đầu. Tùy thuộc vào tình trạng đau và sưng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần.

Dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị để nhận biết sai khớp là gì

Một trong những phương pháp điều trị là nắn lại vai

Trường hợp bị trật khớp vai nhiều lần và nếu một khớp vai hay dây chằng bị yếu, làm tăng nguy cơ trật khớp vai, dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương, bác sĩ sẽ xem xét phương án phẫu thuật, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Bác sĩ sẽ sử dụng một thanh nẹp đặc biệt hoặc băng đeo để giữ vai của người bệnh ổn định trong khoảng thời gian điều trị. Ngoài ra, người bệnh trật khớp vai có thể dùng thuốc và tập phục hồi chức năng để từ từ để khôi phục lại khả năng vận động của bản thân cũng như sự ổn định cho khớp vai.

Trật khớp vai là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế người bệnh cần sớm để các trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác và rút ngắn thời gian điều trị, hồi phục.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

  • Đánh giá mạch và thần kinh

  • Kiểm tra vết thương hở, biến dạng, sưng, tụ máu, giảm vận động chi hoặc cử động bất thường

  • Sờ kiểm tra co cứng, lạo xạo, và các tổn thương của xương và gân

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng bị thương tổn

  • Đôi khi trong bán trật khớp, kiểm tra mất vững khớp bằng các test

Nếu co cơ và đau làm hạn chế khám thực thể (đặc biệt đối với test đánh giá mất vững), đánh giá sẽ dễ dàng hơn sau khi bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Hoặc tổn thương có thể được bất động cho đến khi cơ giảm co, thường là trong vài ngày, và sau đó bệnh nhân có thể được khám xét lại.

Một số phát hiện nhất định có thể là dấu hiệu cho thấy trật khớp hoặc một chấn thương xương khớp khác.

Nếu một vết thương gần khớp trật, trật khớp được coi như trật hở.

Biến dạng có thể là dấu hiệu trật khớp hoặc bán trật khớp (di lệch của các đầu xương trong khớp), nhưng cũng có thể là dấu hiệu gãy xương.

Sưng thường là dấu hiệu tổn thương hệ vận động nhưng có thể cần vài giờ để tiến triển.

Đau chói đi kèm với gần như tất cả các tổn thương hệ vận động, đối với một số bệnh nhân, sờ nắn xung quanh khu vực bị thương đều gây khó chịu cho bệnh nhân.

Mất vững khớp nhiều cho thấy trật khớp hoặc đứt dây chằng một cách nghiêm trọng.

Nếu cơ còn co nhiều dù đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê, nên khám lại vài ngày sau đó, khi bớt co cơ.

Dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị để nhận biết sai khớp là gì

Nếu khám thực thể thấy bình thường ở một khớp mà bệnh nhân có xác định là đau, nguyên nhân có thể biểu hiện là đau. Chẳng hạn, bệnh nhân gãy trượt sụn chỏm xương đùi (hoặc ít hơn là gãy cổ xương đùi) có thể cảm thấy đau ở đầu gối.