Đất trồng là lớp bề mặt của vỏ trái đất.

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.

Giải thích:

Đất trồng là lớp đất có bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh trưởng và sản xuất ra sản phẩm.

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đất trồng là lớp bề mặt ___ của vỏ trái đất?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Công nghệ 7 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Đất trồng là lớp bề mặt ___ của vỏ trái đất?

A. Tơi xốp

B. Cứng, rắn

C. Âm ướt

D. Bạc màu

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Tơi xốp

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Đất trồng dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về Đất trồng

1. Đất trồng là gì?

- Đây chính là một loại tài nguyên tự nhiên không thể tái sinh được. Đất được hình thành từ đá mẹ do quá trình phong hóa. Hiện nay diện tích đất trồng trọt dùng cho nông nghiệp ngày cành bị thu hẹp. Đất cũng chính là môi trường sống của thực vật ở ngoài tự nhiên

- Hầu hết các loại thực vật đều sống và phát triển tốt nhất ở tầng đất mặt. Bộ rễ hoạt động tốt để lấy dinh dưỡng, nước, khoáng và không khí để nuôi cây ở độ sâu từ 0 – 50 cm. Việc khai thác quá mức lớp đất mặt để trồng cây hoặc làm các sản phẩm đất trồng sẽ dẫn đến cạn kiệt dần nguồn tài nguyên này. Chính vì vậy, việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất đất trồng, giá thể trồng là một giải pháp tốt cho nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông sản và tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân.

- Giá thể trồng bao gồm tất cả những vật liệu có giúp cho cây đứng vững, có thể có dinh dưỡng hoặc không dinh dưỡng (giá thể trơ). Đất trồng tự nhiên cũng chính là một loại giá thể trồng đặc biệt.

2. Thành phần của đất trồng

Thành phần chính của đất trồng bao gồm:

- Phần khí:Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn:Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng:Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

3. Cấu trúc và lý tính của đất trồng

- Các tính chất vật lý của đất ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Trong tự nhiên, ta cần phải dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng để trồng cây. Còn đối với cây trồng chậu tại nhà, ta cần lựa chọn sản phẩm đất trồng thích hợp đối với từng loại cây trồng.

- Cấu trúc là sựsắp xếp các hạt riêng rẽthành các tập hợpđược gọi là tập hợpđất hay cấu trúc thổnhưỡng, mỗi cách sắp xếp sẽhình thành nên kiểu cấu trúc và lỗrỗng khác nhau. Lỗrỗng hình thành do cấu trúc sẽ ảnh hưởng rất lớnđến sựvận chuyển nước, nhiệt, không khí và tổngđộrỗng củađất.

- Dung trọng đấtlà tỉlệcủa trọng lượng trên mộtđơn vịthểtíchđất khô. Thểtích này bao gồm thểtích phần rắn và thểtích phần rỗng (tổng thểtíchđất).Khi dung trọng tăng, rễcây sẽphát triển khó khăn,độthoáng khí kém, nước di chuyển chậm, và làm giảm khảnăng thấm banđầu củađất. Bạn có thể hiểu dung trọng thể hiện độ xốp của đất, hay khả năng chứa không khí của đất. Dung trọng tăng đồng nghĩa với việc đất bị nén.

- Khả năng giữ nước cũng là một tính chất vật lý của đất. Tính chất này cho biết loại đất đó phù hợp với loại cây nào(cây cần nhiều nước, cây thích hợp điều kiện khô hạn…).

4. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

- Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

5. Một số loại đất trồng

a. Đất thịt

- Đất thịtlà loại đất có khoảng 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn và 10 – 30% sét. Nó thích hợp cho đa số các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa sản phẩm đất cát và đất sét.

- Ưu điểm:

+ Chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí thuận lợi cho các quá trình lý hoá diễn ra trong đất.

+ Dễ dàng cày bừa và làm đất, tiết kiệm được công sức cũng như thời gian cho mọi người.

+ Đất mềm, sờ có cảm giác hơi sạn và hơi nhờn dính khi ẩm. Khi nén đất thành khối thì không bị vỡ.

- Nhược điểm:

+ Dễ bị vỡ vụn khi không được cung cấp độ ẩm đầy đủ.

+ Úng nước, gây thối cây có thể xảy ra nếu bạn tưới quá nhiều.

b. Đất cát

- Nếu đất thịt là đất trung gian đất cát và đất sét, trung hòa giữa hai loại thì đất cát chủ yếu là cát. Với 80 – 100% là cát, còn khoảng 20% còn lại là mùn và sét. Đất cát là đất khô, có các hạt cát rời rạc với kích thước từ 0.05 đến 2mm. Đất cát trồng cây gì? Đất cát phù hợp để trồng hoa hay trồng rau mầm, có thời vụ ngắn.

- Ưu điểm:

+ Nhờ vào các hạt cát thô nên có thể thấm và thoát nước tốt. Là đất trồng rau phù hợp cho những loại cây rau không ưa nước.

+ Là đất trồng rau dễ cày bừa và ít tốn thời gian.

+ Thoáng khí và có các nhiều vi sinh vật tốt.

- Khuyết điểm:

+ Dự trữ nước cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

+ Nếu đất khô thì sẽ rời rạc, còn đất ướt thì dính và bí chặt.

+ Chất hữu cơ có trong đất thường dễ bị phân giải nên đất cát thường nghèo mùn.

c. Đất sét

- Trong 3 loại đất phổ biến thìđất sétcó đặc tính rất dính và dẻo khi ướt nhưng lại có thể tạo thành những cục đất rất cứng khi khô. Thành phần gồm có 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn, 50 – 100% sét. Đất sét được sử dụng phổ biến trong việc trồng trọt hiện nay.

- Ưu điểm:

+ Khả năng giữ nước tốt và ổn định nhiệt độ, đất cát có nhiệt độ thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí

+ Chất hữu cơ phân giải trongđất sétthường phân giải chậm nên có thể tích lũy nhiều.

+ Khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt do trong đất sét có chứa nhiều keo.

+ Tỷ lệ mùn cao hơn đất cát, mùn và đất thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.

+ Giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu đất sét giữ quá chặt thì cây cũng khó hấp thu được chất dinh dưỡng.

- Nhược điểm:

+ Khó thấm nước, dẫn đến việc cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập, úng.

+ Độ thoáng khí thấp.

+ Đất nghèo chất hữu cơ nên cứng chặt, tốn nhiều công sức khi làm đất

+ Đất sétbị hạn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ, khiến rễ cây trong đất bị đất.

d. Đất đỏ bazan

- Đất đỏ là đất có tầng hữu cơ kém, chứa nhiều mùn, đất thường có màu đỏ hoặc đỏ gạch. Chứa nhiều chất vô cơ và oxit nhôm cao.

- Ưu điểm:

+ Là đất trồng rau thấm nước tốt, thoáng khí cao.

+ Chứa nhiều chất vi sinh hữu ích.

- Khuyết điểm:

+ Đất không được phì nhiêu như đất phù sa.

+ Hàm lượng hữu cơ kém.

e. Đất phù xa

- Đất phù sa là đất được hình thành từ đất thịt và đất mùn, tiến hóa chậm do sự phong hóa của đá và phân hủy của xác động thực vật. Đất phù sa là đất giàu dinh dưỡng, thích hợp dành cho canh tác, trồng rau sạch, rau mầm và các loại cây ăn quả. Đất phù sa gồm 80% đất thịt, 10% cát non và 10% còn lại là mùn mục.

- Ưu điểm:

+ Giúp cây hút chất dinh dưỡng nhanh từ đó kích thích cây sinh sôi.

+ Đất phù sa thường xốp, thoáng khí, giàu dưỡng chất do có lượng Mg, Ca cao.

+ Gồm nhiều loại hữu cơ, vi sinh, chất khoáng, vô cơ và vi sinh vật,… cây phát triển.

+ Sử dụng làm chất nền cho các loại thực vật bám rễ, giàu dinh dưỡng và hút nước tốt hơn.

Đáp án:A

Giải thích : (Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. – SGK trang 7)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ