Dàn ý nhân vật ông hai ngắn gọn

  1.                   Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai
  2.     Mở bài

        Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

        Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

        Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai

  1.     Thân bài
  2.     Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai

        Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông

         Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.

  • Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.
  1.     Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

        Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

+ Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư

+ Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”

+ Khi về đến nhà:

  •       Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
  •       Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được

+ Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.

+     Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”

+ Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

        Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

+ Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”

+ Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vât trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

  1.               Bài viết phân tích nhân vật ông Hai
  2.     Mở bài

Là một nhà văn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở nông thôn, những sáng tác của Kim Lân đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét cuộc sống cùng cảnh ngộ của những người nông dân nơi những miền quê nghèo ấy. Và có thể nói truyện ngắn Làng – tác phẩm ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Đọc truyện ngắn Làng, người đọc sẽ không thể nào quên được tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người dân Việt trong cuộc kháng chiến của dân tộc và tất cả những điều ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai – nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, đặc sắc và để rồi, từ chính trong chính tình huống đặc biệt ấy nhân vật ông Hai đã có những chuyển biến sâu sắc về thái độ tình cảm. Đọc toàn bộ tác phẩm, chúng ta sẽ thấy ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông, cuộc sống và mọi câu chuyện của ông đều liên quan đến làng. Nhưng rồi, một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian. Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết nhưng một ngày khi ông vừa nghe tin làng ông theo giặc làm Việt gian thì trong ông trào lên nỗi đau đớn, tủi hổ đến khôn xiết. Ông Hai từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư và để rồi “Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được”. Ông lão với cái giọng như “nuốt một cái gì vướng ở cổ” hỏi lại lần nữa cho chắc vì có lẽ ông chưa bao giờ nghĩ ngôi làng mà ông hết mực tự hào lại có một ngày thành ra như thế. Rồi ông lẳng lặng ra về, cái nỗi đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc cứ theo ông mãi, cứ lớn dần lên trong ông. Nếu như trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ở sự ám ảnh cứ ngỡ như có ai đó đi theo mình mà chửi “giống Việt gian bán nước” thì khi về đến nhà nỗi đau đớn ấy như nhân lên gấp bội và được thể hiện rõ nét qua từng dáng điệu, hành động của ông. Khi về đến nhà, nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình lão “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt lão cứ  giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Có lẽ, hàng loạt những câu hỏi ấy cứ thế nối tiếp nhau trong đầu ông lão cũng đủ cho thấy cái tâm trạng đầy những ngổn ngang, buồn rầu của lão. Và để rồi, những suy nghĩ về cái tin sáng nay nghe được đã khiến ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”. Không dừng lại ở đó, cái nỗi buồn đau khi nghe tin làng theo giặc đã ám ảnh, bủa vây lấy ông trong suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà. Đồng thời, chính tin làng theo giặc đã dẫn tới một cuộc xung đột gay gắt trong suy nghĩ của ông Hai và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”. Đặc biệt, lòng yêu nước của ông còn được thể hiện rõ nét qua những lời ông tâm sự cùng con về cụ Hồ, về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Những lời mà ông nói cùng con phải chăng là ông đang tự giãi bày, tự tâm sự với chính bản thân mình để từ đó người đọc có thể cảm nhận được tình yêu nước sâu sắc của ông Hai.

Nhưng tâm trạng của ông Hai đã hoàn toàn thay đổi khi ông nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo Tây, không là Việt gian. Khi nghe được tin vui ấy từ một người dân làng Chợ Dầu, ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu  mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…” rồi ông chia quà cho lũ trẻ với niềm sung sướng hiện rõ trên gương mặt, ánh mắt. Không dừng lại ở đó, ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người tin vui Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”. Không chỉ một mà ông lặp lại câu nói ấy nhiều lẫn sau đó nữa. Chắc hẳn, nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng nhà bị đốt nhưng sao ông Hai lại vui đến vậy nhưng với ông Hai điều đó chính là minh chứng hùng hồn, là bằng chứng chứng minh với tất cả mọi người làng của ông – ngôi làng ông tự hào không theo giắc, không là Việt gian.

Tóm lại, với việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân, nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn làng đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai. Ông Hai là hiện thân cho những người nông dân đi tản cư với tình yêu nước, yêu làng tha thiết và luôn sục sôi tinh thần kháng chiến.

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật ông Hai” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập, ôn luyện tác phẩm. Tuy nhiên, các em không nên sao chép nội dung của bài viết vào các bài làm của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích và độc đáo, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!


Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

Dàn ý nhân vật ông hai ngắn gọn

Thông qua bài dàn ý và văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, các em học sinh nhanh chóng hoàn thiện được bài văn của mình cũng như củng cố được kiến thức về tác phẩm văn học Làng của Kim Lân, kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Tên bài viết: Em hãy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Dàn ý nhân vật ông hai ngắn gọn

Dàn bài và văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

1. Bài số 1
2. Bài số 2
3. Bài số 3
4. Bài số 4
5. Bài số 5
6. Bài số 6

I. Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Dàn ý phân tích ông Hai trong Làng của Kim Lân tương tự như các bài phân tích khác cũng gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó có giới thiệu được tác giả, tác phẩm, phân tích nhân vật ông Hai xuyên suốt truyện ngắn cũng như đúc kết lại.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng

+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông

Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng truyện ngắn xuất sắc Kim Lân

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu

+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người

- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Dàn ý nhân vật ông hai ngắn gọn

Dàn ý chi tiết suy nghĩ về nhân vật ông Hai

II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân ngắn gọn

1. Bài văn mẫu 1

Bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân dưới đây đã phân tích đã được các ý như phân tích nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc, phân tích nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với con.

Bài làm

Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào nền văn học dân tộc, nó trở thành đề tài, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu người nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng tám, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu quẩn quanh trong cái đói, cái nghèo qua truyện ngắn "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố; hình ảnh Chí Phèo tha hóa, biến chất từ người lương thiện trở thành thằng côn đồ, lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ... thì sau cách mạng, nhà văn Kim Lân cũng góp một hình ảnh người nông dân vào trong đề tài ấy với thiên truyện ngắn mang tên: "Làng" (1948).

Thế nhưng, Kim Lân không khai thác cái nghèo, cái đói, sự tha hóa về nhân tính, nhân hình của họ giống như các nhà văn trước đó, mà ông lại đi vào diễn tả sự hòa quyện giữa tình yêu làng và tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Điều đó, được Kim Lân thể hiện rất thành công qua hình tượng nhân vật ông Hai, để rồi từ đó ông Hai trở thành bức tượng đài biểu tượng cho người nông dân trong thời đại mới - thời đại cách mạng và kháng chiến.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

2. Bài văn mẫu 2

Làng là truyện ngắn của tác giả Kim Lân được viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong tác phẩm, nhà văn đã làm nổi bật được tinh thần yêu nước và yêu làng của người nông dân. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để hiểu rõ hơn.

Bài làm

Kim Lân, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm từ trước và Cánh mạng thang tám 1945 kiệt xuất. Ông đã xây dựng nên những người nông dân yêu nước chân thật và giản dị. Trong đó có ông Hai thu. Ông đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai để rồi nói lên niềm tậm sự của mình theo tác phẩm "Làng" về cảnh người dân tản cư trong khán chiến chống Pháp, dù đó là những "đồng chí" rứt ruột ra đi từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó ông đã hóa than thành ônh Hai một cách thực sự.

Khi nhắc tới người nông dân Việt Nam thì ai cũng có thể liên tưởng đến sự cực khổ tận cùng dưới ách bóc lột của thực dân, song song với đó là lòng yêu sâu sắc, khắc vào tâm trí họ. Thật vậy, ông Hai là một người rất yêu nước, đặc biệt là yêu cái làng. Ông luôn nhớ về cái làng như "con nít nhớ cà rem", "cây kem nhớ tủ lạnh". Nhớ về những lúc cùng thanh niên làm việc "cùng hát hỏng, hông phèng, cùng đào, cùng cuốc, mê man suốt ngày". Ông tự nghĩ một mình rồi tự vui một mình, tự "thấy mình trẻ ra", "thấy náo nức hẳn lên". Tuy đã được tản cư vào khu yên ổn, không bom, khong mìn,nhưng ông vẫn canh cánh trong lòng, lo lắng, "không biết cái chòi gác ỡ đầu làngđã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm". Ông buồn, buòn hẳn đi, có lẽ ông tự trách mình không trẻ được để ỡ lại chống giặc như các anh các chị thanh niên. ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Dàn ý nhân vật ông hai ngắn gọn

Bài văn mẫu phân tích tình yêu làng của ông Hai

3. Bài văn mẫu 3

Thông qua bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng dưới đây, các em sẽ hiểu và cảm nhận được tình yêu nước, yêu làng đặc biệt của người dân lao động.

Bài làm

Khắc họa hình ảnh những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thật rõ nét hình tượng đó qua nhân vật ông Hai qua tác phẩm Làng. Truyện ngắn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một nông dân chất phát, yêu mến và gắn bó với quê hương bằng một tình yêu tha thiết

Tác phẩm ra đời từ năm 1948, bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông Hai trong tác phẩm là một người nông dân người làng chợ Dầu, cùng gia đình đi tản cư để phục vụ kháng chiến như thế. Mặc dù phải rời xa quê hương nhưng ông luôn trăn trở, nhớ nhung về cái làng của mình với bao sự lưu luyến

Tình yêu của ông đối với cái làng Chợ Dầu được thể hiện bằng việc ông hay say mê kể về cái Làng của mình. Trước cuộc kháng chiến ông khoe về cái dinh phần của viên quản đốc làng ông: "Chết! Chết!, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ của cụ thượng làng tôi".... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

4. Bài văn mẫu 4

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng là một trong những bài văn hay nhất về phân tích ông Hai trong truyện ngắn Làng. Các em cùng tham khảo.

Bài làm

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về mảng đề tài cuộc sống của con người ở nông thôn thôn Việt Nam. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn "1 lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống, con người ở thôn quê. Nhà văn Kim Lân đã viết thành công tác phẩm Làng ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặt biệt là nhân vật ông Hai với tình yêu làng và tình yêu nước sâu sắc.

Làng là một tác phẩm ra đời vào đầu những năm kháng chiến chống Pháp. Chuyện có kết thúc đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với những tình cảm của ông về làng Chợ Dầu của mình. Ông Hai đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi khi kể về làng của ông, ông chỉ khoe và tự hào về cái sinh phần ở cuối làng của Viên Thống Đốc làng mình cho dù chính bản thân ông và nhiều người đã phải khổ tâm về cái sinh phần ấy.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

5. Bài văn mẫu 5

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh muốn học tốt văn mà còn dành cho các thầy cô. Thông qua bài văn mẫu này, các thầy cô có thể giảng dạy cho các học sinh của mình dễ hiểu hơn.

Bài làm

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện "Làng" được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

6. Bài văn mẫu 6

Tài liệu văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng này cũng giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng và làm bài hoàn chỉnh, tránh thiếu sót ý chính về phân tích nhân vật ông Hai.

Bài làm

"Làng" của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai - chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.

Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm động... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

https://9mobi.vn/phan-tich-nhan-vat-ong-hai-trong-truyen-ngan-lang-cua-kim-lan-26843n.aspx
Thông qua phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, các em sẽ thấy rõ được tình yêu nước của dân tộc ta trong thời chiến tranh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài văn phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, bài văn mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, bài văn mẫu phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc ... để hiểu thêm ý nghĩa cũng như làm bài văn tốt và hay hơn.