Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ

Núm ti giả hay núm vú giả là vật dụng không thể tách rời với nhiều em bé trong giai đoạn dưới 2 tuổi. Vậy mẹ có quyết định cho bé nhà mình dùng ti giả hay không ?

Ưu điểm của núm vú giả cho bé sơ sinh

Trong thời gian đầu thì núm vú giả sẽ mang lại những mặt tốt như sau:

  • Việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS), nguyên do là núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn… do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong.
  • Núm vú giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu. Khi cho trẻ ngậm ti giả thì trong thời gian đó người mẹ có thể tranh thủ làm một số việc khác.
  • Giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn.
  • Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé.
Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ

Bất lợi của núm vú giả cho bé sơ sinh mẹ nên biết

Bên cạnh đó núm vú giả nếu để bé ngậm liên tục và trong thời gian dài thì chúng cũng có một số bất lợi như sau

  • Ngậm vú giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm trệch khớp cắn. Ngoài ra còn làm cho hàm răng không khít.
  • Lưỡi trẻ khi mút núm vú sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
  • Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.
  • Ngậm vú giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.
  • Trẻ phụ thuộc vào núm vú, nếu không có núm vú sẽ không chịu ngủ hay khó chịu, đôi khi trẻ thích núm vú giả hơn bú mẹ.

Lưu ý khi dùng núm vú giả cho bé sơ sinh

Do núm vú giả có ưu điểm và khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc về thời gian cho trẻ sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai sử dụng.

Trong thời gian đầu bạn có thể cho bé dùng núm vú giả để tránh nguy cơ đột tử khi ngủ, giúp trẻ thoái mái hơn nhưng không quá lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào núm vú giả.

Khi trẻ đã lớn hơn, phụ huynh cần hỗ trợ, hướng dẫn trẻ nói tạm biệt núm vú để tránh những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của trẻ.

Như vậy, sau khi đã hiểu được có nên cho trẻ ngậm núm giả thì cha mẹ nên cân nhắc từng thời điểm phát triển cũng như tình trạng cụ thể của bé mà quyết định cho bé dùng tiếp hay là bắt đầu cai núm ti giả cho bé từ bây giờ.

Là cha mẹ mới, bạn phải đối mặt với hàng loạt quyết định bạn chưa nắm rõ. Tất cả những quyết định này cảm thấy nặng nề hơn nhiều vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu của bạn.

Việc có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả thực sự là một chủ đề được tranh luận rất sôi nổi. Cùng trả lời những thắc mắc đó qua các cơ sở khoa học nhé.

1. Khi nào nên cho bé ngậm ti giả?

  • Đối với trẻ bú bình: Bạn có thể cho bé dùng núm vú giả ở độ tuổi nào cũng được.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ và không gặp khó khăn gì: Trẻ từ 3-4 tuần tuổi.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ và CÓ gặp khó khăn khi bú: Trẻ 4 tuần tuổi trở lên hoặc khi nào trẻ đã bú mẹ thành thạo.

Bạn không nên sử dụng ti giả khi bé gặp khó khăn khi bú mẹ trực tiếp. Vì hình dạng của ti giả sẽ khác với ti mẹ, nên bé đang học cách bú mẹ sẽ bị nhầm lẫn khi dùng ti giả, từ đó việc bú mẹ lại khó hơn.

Chìa khóa ở đây là: Bé đã bú thành thạo trước khi bạn cho bé dùng núm vú giả.

Hãy cẩn thận, nếu bạn cho bé dùng ti giả quá sớm, bạn có thể vô tình cắt bớt lượng sữa cần thiết mà trẻ đang đòi hỏi.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Có nên cho trẻ ngậm núm giả

Điều quan trọng là con bạn phải bú được nhiều sữa. Bạn sẽ phải nhận biết được khi nào thì bé khóc vì đói và bé khóc để được dỗ dành.

Sử dụng ti giả lúc bé cần xoa dịu sẽ giúp bạn có khoảng thời gian nghỉ ngơi xứng đáng. Nhưng lúc bé đói và cần cho bú thì ti giả không đáp ứng được nhu cầu của bé (mặc dù vẫn có thể xoa dịu em bé đang khóc đấy)

Hãy nhớ rằng: Chỉ sử dụng núm vú giả để dỗ dành bé – không bao giờ sử dụng nó như một phương tiện để thúc đẩy hoặc bỏ qua việc cho trẻ bú.

2. Trẻ sinh non có sử dụng ti giả không?

Điều quan trọng là trẻ sinh non nên bắt đầu bú bằng miệng càng sớm càng tốt. Vào năm 2009, nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (1) cho thấy rằng:

Trẻ sinh non được cho ngậm núm vú giả là những trẻ bắt đầu bú mẹ nhanh nhất. Một quan sát thú vị khác từ nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng việc cho trẻ sinh non nghe nhạc, hát ru sẽ hỗ trợ các hình thức bú mẹ tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn khi cho trẻ sinh non ngậm núm vú giả nhé.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Có nên cho trẻ sinh non ngậm ti giả

Chắc chắn có những lợi thế và bất lợi rõ ràng khi sử dụng núm vú giả rồi. Dưới đây Hoby sẽ liệt kê ra để bạn cân nhắc có nên cho bé dùng núm ti giả không nhé.

3.1. Ưu điểm

Tốt hơn mút ngón tay

Trẻ sơ sinh sẽ tìm cách ngậm một thứ gì đó. 

Việc cho trẻ dùng núm vú giả thực sự thích hợp hơn thói quen mút tay hoặc ngón tay cái của bé. 

Việc mút ngón tay cái có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng nếu không ngừng trước khi trẻ 2 tuổi. Cai ti giả sẽ dễ hơn cai mút tay đấy.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Ngậm ti giả sẽ tốt hơn mút ngón tay

Đối với các bậc cha mẹ, một trong những khoảnh khắc yên bình nhất trong năm đầu tiên là khi bé tự vào giấc ngủ được. Núm vú giả có thể giúp trong việc rèn bé tự ngủ.

Đôi khi trẻ chỉ quấy khóc.

Bạn đã kiểm tra: tã sạch, bụng no, ngủ đủ và con bạn vẫn khóc. Núm vú giả có thể giúp bé bình tĩnh hơn một cách đơn giản và cũng có thể làm dịu thần kinh của bạn!

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Ngậm núm vú giả giúp trẻ đỡ ù tai khi đi máy bay

Ù tai khi máy bay cất cánh/ hạ cánh rất khó chịu, kể cả với người lớn.

Ty giả có thể giúp bảo vệ đôi tai mỏng manh của trẻ sơ sinh trong quá trình cất cánh và hạ cánh đấy. (2)

Núm vú giả có thể giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa việc sử dụng núm vú giả và giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ và Viện Y tế Quốc gia (3).

Vẫn chưa rõ lý do tại sao núm vú giả giúp giảm nguy cơ SIDS, tuy nhiên Không có nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ SIDS gia tăng khi dùng ti giả.

3.2. Nhược điểm

Sử dụng ti giả cản trở việc bú mẹ

Như đã đề cập ở trên, một trong những nhược điểm lớn nhất đối với ti ngậm là Gây nhầm lẫn với ti mẹ. Đối với những em bé vẫn đang học cách bú sữa mẹ, núm vú giả có thể là một rào cản gây ảnh hưởng đáng kể đấy.

Các vấn đề về răng

Nếu trẻ sơ sinh ngậm ti giả lâu hơn 24 tháng, răng cửa của bé có thể bị mọc lệch, không đều, hô.

Trên thị trường có những loại ty ngậm chống hô, chống vẩu rồi đó các mẹ ơi, khi mua mẹ tham khảo các dòng đó thử nhé.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả

Candida là một sinh vật tự nhiên xuất hiện trong miệng người nhưng đôi khi có thể phát triển nhiều hơn bình thường. 

Khi bố mẹ không vệ sinh ti giả đúng cách, núm ti ngậm có thể bị nhiễm vi sinh vật dẫn đến gia tăng tình trạng này. Nếu bạn quyết định sử dụng núm vú giả, hãy đảm bảo giữ nó sạch sẽ!

Khó cai ti ngậm cho bé

Thông thường, nếu một đứa trẻ đã ngậm núm vú giả trong nhiều năm, chúng có thể khó bỏ được. Nên việc giúp con cai ngậm ti giả cũng có thể khó khăn đấy.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai

Theo nghiên cứu này, có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ nhiễm trùng tai và việc sử dụng núm ti giả cao hơn. 

Tuy nhiên bạn vẫn có thể cho trẻ ngậm ti giả bình thường nếu trẻ không bị nhiễm trùng tai.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Tiệt trùng ti ngậm cho bé thường xuyên

Một số ti giả gây ra hiện tượng đầy hơi khi bé mút nhiều.

Lúc bé ngậm, mút, không khí sẽ đi kèm vào bên trong dạ dày và làm bé bị chướng bụng đầy hơi. Để giải quyết vấn đề này, các hãng ti ngậm có cho ra các dòng sản phẩm chống đầy hơi cho bé đấy.

Bố mẹ cân nhắc khi đi mua nhé.

4. Có nên cho bé ngậm ty giả khi ngủ không?

Có, bạn có thể cho bé ngậm núm ti giả khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải tuân theo các nguyên tắc an toàn để đảm bảo cho bé:

  • KHÔNG gắn dây vào ti ngậm vì có thể gây ra nguy cơ siết cổ.
  • KHÔNG cho trẻ ngậm núm ti giả vào ban đêm khi trẻ đang học cách bú sữa mẹ.
  • Đảm bảo giữ núm ti giả sạch sẽ và tiệt trùng bằng cách luộc hoặc máy.
  • Sử dụng đúng kích cỡ của núm ti phù hợp với tuổi của bé
  • KHÔNG phủ bất cứ thứ gì lên ti giả.
  • Chỉ nên cho bé ngậm núm ti giả 1 mảnh độc lập.
  • Đảm bảo ti ngậm có các lỗ thở cho bé.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả khi ngủ?

Cuối cùng chốt lại thì việc sử dụng ti giả cho bé phụ thuộc nhiều vào việc bé có đang bú mẹ tốt không. Bạn có thể cân nhắc việc kết hợp ti ngậm vào việc luyện ngủ cho bé tới khi bé 2 tuổi thôi nhé.

Nếu bạn muốn cho bé ngậm ti giả khi ngủ thì phải tuân theo các nguyên tắc an toàn và vệ sinh sạch sẽ nhé.

Tất cả nội dung trên trang web này, bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến sức khỏe, chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin và Không được coi là một chẩn đoán hoặc kế hoạch điều trị cụ thể cho bất kỳ tình huống cá nhân nào. Luôn luôn hỏi bác sĩ các câu hỏi hoặc vấn đề liên quan tới sức khỏe của bạn và người khác.

Tài liệu tham khảo:

  • Pacifiers: Are they good for your baby? (1)
  • 5 Binky Basics: What You Need to Know About Pacifiers (2)
  • Pacifier Safety – Can Newborns Sleep with Pacifiers? (4)