Chiều cao trung bình của người việt nam 2023

Sáng nay, 15.4, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố kết quả điều tra toàn quốc về dinh dưỡng năm 2019 - 2020. 

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, điều tra này thực hiện trên 22.400 hộ gia đình trên cả nước, cập nhật tình hình dinh dưỡng, mức tiêu thụ thực phẩm, qua đó cung cấp số liệu cho nghiên cứu để can thiệp dinh dưỡng hiệu quả.

Theo Thứ trưởng Tuyên, "qua kết quả điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020, chúng ta có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng đến năm 2030 phù hợp với các nhóm đối tượng".

Kết quả điều tra cho thấy, chiều cao thanh niên Việt Nam thay đổi mạnh ở nhóm 18 tuổi. Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi đạt 168,1 cm (năm 2020). Chỉ số này đã tăng 3,5 cm so với năm 2010 (165,4 cm).

Chiều cao trung bình nữ 18 tuổi đạt 156,2 cm (năm 2020), đã tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8 cm).

Trong khi đó, những năm trước, trung bình chiều cao người trưởng thành Việt Nam tăng khoảng 1 cm sau mỗi thập kỷ.

Đáng lưu ý, chiều cao của thanh niên cải thiện đồng thời với tình trạng dinh dưỡng, sự thiếu hụt vi chất đã được cải thiện. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em học đường (5 - 19 tuổi) đã giảm còn 14,8% (năm 2020). Năm 2010, tỷ lệ này là 23,4%.

Tuy nhiên, điều tra cũng cho thấy, nhiều vấn đề dinh dưỡng cần can thiệp hiệu quả hơn, trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020).

Đặc biệt,  thừa cân béo phì khu vực thành thị hiện đã lên đến 26,8%. Tại nông thôn, tỷ lệ này cũng ở mức cao: 18,3%; và miền núi là 6,9%.

Ngoài ra, tỷ lệ thiếu kẽm (vi chất liên quan đến tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ) đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, với tỷ lệ 58% (ở nhóm trẻ 6 - 59 tháng tuổi), tại thời điểm năm 2020.

Khuyến nghị tăng thuế sản phẩm chứa nhiều đường

Tại lễ công bố, đại diện của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) cho rằng, tại Việt Nam, thanh thiếu niên trong độ tuổi 5 - 19 tuổi thừa cân béo phì vẫn tăng trong 10 năm qua. "Đáng lo ngại, tại đô thị, tỷ lệ này lên đến 26,8%, là tình hình khá khẩn cấp, cần can thiệp hiệu quả để giảm thừa cân béo phì", đại diện UNICEF đánh giá.

Tổ chức này cũng khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện tăng thuế sản phẩm chứa nhiều đường như các sản phẩm nước ngọt, vì các đồ uống này ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Nguồn thu từ việc đánh thuế này sẽ dành cho tái đầu tư can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em.

Theo đại diện UNICEF,  Việt Nam cần can thiệp dinh dưỡng cho nhóm dân số ưu tiên tại miền núi phía bắc, Tây Nguyên trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, do tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi tại các vùng này còn cao (37,4% và 28,8%).

Đồng thời, cần tìm ra cơ chế bảo trợ bền vững sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho cho trẻ suy dinh dưỡng, và về lâu dài cần được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Cùng với can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho các gia đoạn phát triển (1.000 ngày đầu đời, lứa tuổi học đường...), để có được chiều cao tối đa khi trưởng thành, trẻ em cần được vận động thể chất, với thời gian khoảng 60 phút/ngày.

Người trưởng thành cũng cần duy trì hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, kiểm soát cân nặng, phòng  ngừa bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường.

Tin liên quan

Chiều cao trung bình của người việt nam 2023

Các bạn trẻ sinh từ năm 2000 trở lại đây có chiều cao trung bình tốt hơn giai đoạn trước đó - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo kết quả vừa được Bộ Y tế công bố chiều nay 30-12, cuộc khảo sát do Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện trong năm 2019-2020 cho thấy nam thanh niên người Việt đã có chiều cao trung bình là 168,1cm, nữ đạt 156,2cm.

Với kết quả này, so với số đo của 10 năm trước, nam thanh niên cao trung bình 164,4cm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam đã tăng 3,7cm. Năm 2010, nữ thanh niên cao trung bình 153,6cm, sau 10 năm các bạn gái của chúng ta đã cao thêm 2,6cm.

Với chiều cao mới này, theo ông Trương Hồng Sơn - chuyên gia về dinh dưỡng, nam nữ Việt Nam đã "thoát lùn", vào top 4 của khu vực Đông Nam Á về chiều cao.

"Người Việt chỉ còn thua Singapore, Malaysia và Thái Lan về chiều cao trung bình của nam nữ thanh niên" - ông Sơn bình luận.

Ông Sơn cũng cho hay kết quả này là nhờ những can thiệp trong hơn 20 năm qua. 

"Những bạn trẻ tham gia khảo sát này sinh tầm những năm 2000, khi đó Việt Nam đã có những can thiệp về dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng từ 1.000 ngày đầu đời và sau này là can thiệp dinh dưỡng học đường, tẩy giun, bổ sung vitamin..." - ông Sơn cho hay.

Theo ông Lê Danh Tuyên, viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cuộc khảo sát này tiến hành cuối 2019, đầu năm 2020, trên cỡ mẫu là 22.000 người sống ở tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam. Trong số này, nhóm được đo đạc để tìm hiểu về chiều cao là nhóm thanh niên dưới 25 tuổi.

Việt Nam đã tiến hành đo để đánh giá về chiều cao 10 năm/lần trong vài thập niên gần đây. Ông Sơn cho rằng do cuộc đo lần trước tiến hành với nhóm sinh năm 1990 trở về trước, khi chúng ta chưa can thiệp nhiều về dinh dưỡng và thời điểm kinh tế còn khó khăn.

Vì thế theo ông Sơn, việc tăng chiều cao 2,6 - 3,7cm ở nam, nữ thanh niên trong lần đo đạc này là "điều không ngạc nhiên". Bộ Y tế đánh giá với mức tăng trưởng chiều cao của thanh niên Việt giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao (1955-1995).

Cũng theo kết quả điều tra này, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam năm 2020 là 19,6%, lần đầu tiên xuống dưới 20%. Đây được coi là quốc gia có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 1997.

Hi vọng nâng chiều cao, sức bền người Việt đang có cơ hội thành hiện thực

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 công bố hôm nay, chiều cao trung bình nam thanh niên là 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010; nữ cao trung bình 156,2 cm, tăng 1,4 cm.

Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, nhận định: "Sau 10 năm, chiều cao người Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi".

Tốc độ tăng chiều cao của người Việt thập niên vừa qua tăng gần gấp đôi tốc độ thập niên trước đó. Từ năm 2000 đến 2010, chiều cao nam thanh niên tăng thêm 2,1 cm (từ hơn 162 lên hơn 164 cm); nữ chỉ tăng thêm 1 cm. Tính chung người Việt, chiều cao trung bình tăng 1,1 cm mỗi thập niên kể từ năm 1975.

Trong vòng 100 năm kể từ 1975 về trước, chiều cao người Việt không thay đổi, với 160 cm ở nam và 150 cm ở nữ.

Quảng cáo

Năng lượng trung bình trong khẩu phần của người Việt đạt 2.023 kcal một người một ngày, tăng nhẹ so với mức 1.925 kcal một người một ngày năm 2010.

Người Việt cũng ăn rau quả nhiều hơn so với 10 năm trước. Mức ăn rau quả bình quân đầu người từ 190,4 g rau một người một ngày năm 2010, nay lên 231 g. Năm 2010, mỗi người một ngày ăn 60,9 g quả chín, thì nay lên 140,7 g. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này mới chỉ đạt 66-77% so với nhu cầu khuyến nghị trên Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành.

Người Việt cũng ăn thịt nhiều hơn. Năm 2010, trung bình mỗi ngày một người ăn 84 g thịt, thì nay tăng lên 136,4 g. Người ở thành phố ăn thịt nhiều hơn nơi khác, 155,3 g một người một ngày.

Quảng cáo

Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao. Trẻ 5-19 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Ba năm đầu đời là mốc quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Ảnh: Hữu Khoa

Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% lên hơn 45% trong mười năm qua. Tỷ lệ này cao hơn ở thành thị.

Người dân đã hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm hơn. Gần 36% số người trả lời có kiến thức tốt, gần 56% có kiến thức trung bình và chỉ gần 9% kiến thức kém.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là cuộc tổng điều tra dinh dưỡng quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên toàn quốc, với 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố, đại diện cho 6 vùng sinh thái. Nội dung điều tra là thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cá thể cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng lần này là định hướng để xây dựng chiến lược quốc gia cho giai đoạn mới.

Theo số liệu thống kê 2010, chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Có nhiều nguyên nhân khiến chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp, trong đó có nguyên nhân do hệ quả của chiến tranh kéo dài hoặc thiếu vận động, lười thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Theo số liệu thống kê (số liệu thống kê năm 2010), chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,4cm và của nữ thanh niên là 153,4cm. So với chiều cao trung bình của thế giới thì chỉ số chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn 13,1cm và nữ thấp hơn 10,7cm. Xét về thứ tự trên thế giới thì Việt Nam có chiều cao trung bình ở nam và nữ đứng thứ 182/200 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Cũng theo số liệu thống kê này, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có chiều cao trung bình nam và nữ cao hơn Lào, Đông Timor, Indonesia, Campuchia nhưng thấp hơn so với Singapore, Thái Lan, Malaysia... Tuy nhiên những số liệu liệu này đã từ lâu nên trong năm 2020 sẽ có một cuộc điều tra mới về chiều cao trung bình của người Việt Nam, do đó kết quả sẽ khác hơn.

Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,4cm và của nữ thanh niên là 153,4cm

Nguyên nhân chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới là do từ năm 1975 trở về trước, chiến tranh kéo dài, nền kinh tế của đất nước còn rất khó khăn, kéo theo đó là dân trí thấp. Vì vậy, các chương trình quốc gia đồng bộ để phát triển thể lực, tầm vóc còn thiếu nên nên những thời kỳ cơ thể phát triển vượt bậc bị bỏ qua. Ngoài hệ quả của chiến tranh kéo dài thì một số nguyên nhân sau khiến cho chiều cao trung bình của người Việt thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới là:

  • Không chú trọng cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin hay chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong thời kỳ mang thai cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi cũng là nguyên nhân khiến cho chiều cao trung bình của người Việt thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Bên cạnh đó, vào thời kỳ tiền dậy thì và dậy thì của trẻ gái (9-11 tuổi) thường sớm hơn trẻ trai khoảng 2 năm do đó, chiều cao của nữ giới thường hạn hơn hơn so với nam giới.
  • Một trong những lý do khác khiến cho chiều cao trung bình người Việt Nam thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là do phụ nữ thường lấy chồng sớm khi chiều cao người mẹ chưa phát triển hết tầm nên việc sinh con cũng sớm. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn còn diễn ra hiện tượng tảo hôn ở các vùng miền núi.
  • Ngoài việc kết hôn sớm, thì nhiều gia đình vẫn có kế hoạch đẻ dày, nhiều nên không có chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai tốt được, dẫn đến chiều cao trung bình của người Việt thấp.
  • Chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp so với chuẩn thế giới cũng là do hệ quả của việc thiếu vận động, lười thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bởi việc vận động sẽ kích thích sự phát triển của tế bào xương, hỗ trợ cho việc tăng chiều dài của xương.

Ngoài những yếu tố trên, hiện giáo dục thể chất ở các trường học, từ cấp mầm non đến phổ thông, đại học, đều rất ít, không chú trọng, coi thể dục là một môn phụ, mỗi lớp một tuần chỉ có 2-3 tiết thể dục và thầy cô giáo cũng chưa được biên soạn giáo trình nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao nên tiết học này thường khiến các em học sinh nhàm chán, hệ quả là khiến cho chiều cao trung bình của người Việt thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.

Không có chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai tốt được, dẫn đến chiều cao trung bình của người Việt thấp.

Theo Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, với mục tiêu nâng chiều cao trung bình người Việt Nam 2020 lên 167 cm ở lứa tuổi thanh niên 18 thì đề án sẽ chú trọng vào dinh dưỡng, hoạt động thể chất là chủ yếu để tăng chiều cao trung bình người Việt Nam. Cụ thể:

  • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở con người. Các vai trò chính của dinh dưỡng đối với cơ thể đó là tạo điều kiện thuận lợi để sức khoẻ phát triển tốt; phòng ngừa các bệnh liên quan đến việc ăn uống và hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau thời gian bị bệnh tật. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, không điều độ vì dễ dẫn đến thừa cân, béo phì, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của chiều cao. Bên cạnh đó, cũng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn công nghiệp hay thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn có chứa quá nhiều đường, muối và nhiều chất béo bão hòa; hạn chế uống ít nước ngọt, nước có gas vì những yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
  • Hoạt động thể chất: Việc hoạt động thể chất nhiều, thường xuyên là rất tốt cho sự phát triển xương ở trẻ. Theo điều tra, những trẻ chỉ ngồi một chỗ xem tivi, chơi điện tử hay chỉ mải mê lo học trong nhiều giờ đồng hồ thì sự tăng trưởng của chiều cao bị ảnh hưởng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ không nên ngồi lâu một chỗ quá 2 giờ mỗi ngày để tránh việc chiều cao không được phát triển đúng chuẩn.
  • Bên cạnh đó, trẻ cần có giấc ngủ trưa từ 30-45 phút, buổi tối đi ngủ trước 10h đêm để tốt cho sự phát triển của chiều cao. Cần lưu ý, không nên để các thiết bị điện tử (điện thoại, tivi, máy vi tính) trong phòng ngủ của trẻ vì những thiết bị này đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ...

Hiện Việt Nam đã và đang có đề án khắc phục tốt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ thấp còi. Tổ chức Y tế Thế giới công nhận chiều cao của trẻ đạt được lúc 3 tuổi sẽ là yếu tố quyết định đến chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy việc giúp trẻ em tăng trưởng chiều cao đúng chuẩn từ nhỏ rất quan trọng trong việc thúc đẩy chiều cao khi ở ngưỡng trưởng thành.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: