Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

a. Bối cảnh: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh  phá hoại ra miền Bắc.

>> Xem thêm:

b. Âm mưu – Thủ đoạn

– Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng  quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu)

–  Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực  có thể áp đảo quân chủ lực ta  bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường,  đẩy  ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán  nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

– Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm, diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến. (vùng “đất thánh Việt Cộng) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.

2. Chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”của Mỹ

Quân dân ta chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” bằng sức mạnh cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

a. Quân sự

* Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi)

– 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân tấn công Vạn Tường.

– Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch,  nhiều xe tăng, nhiều  máy bay…..

– Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

* Cuộc tấn công 2 mùa khô

+ 1965 – 1966:  

– Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng => Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi.

+ 1966 – 1967

– Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan  đầu não của ta => Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ.

b. Chính trị

– Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

– Uy tín Mặt trận Dân tộc GPMN Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân  Mậu Thân 1968

a. Hoàn cảnh lịch sử

– Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định và so sánh lực lượng đã thay đổi  có lợi cho ta

– Lợi dụng mâu thuẫn trong bầu cử Tổng thống Mỹ.

Mục tiêu

– Tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ, và đồng minh.

– Đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài gòn,buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán rút quân.

b. Ý nghĩa

– Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

– Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Paris đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam).

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguồn: Tổng hợp.

ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 142 SGK Lịch sử 9

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 

Chiến tranh cục bộ là gì? Âm mưu của chiến tranh cục bộ như nào? Tóm tắt chiến lược chiến tranh nội bộ? Hoàn cảnh, nội dung, diễn biến và kết quả của chiến tranh cục bộ?… Có thể thấy, đây là một cuộc kháng chiến chống sự xâm lược và chống phá đế quốc Mỹ của nhân dân ta diễn ra bền bỉ để giành tự do. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể chiến tranh cục bộ là gì cùng những nội dung liên quan.

Hoàn cảnh chiến tranh cục bộ

Chiến tranh cục bộ là gì, hoàn cảnh diễn ra cuộc chiến? Chiến tranh cục bộ của Mỹ được đẩy mạnh xâm lược trong thời kỳ 1965–1967. Chúng tập trung lực lượng, dùng những ưu thế về quân đội và vũ khí hiện đại để đàn áp nhân dân, hòng nuốt trọn nước ta. Nội dung chiến lược chủ yếu chúng dùng hỏa lực, quân đội và công nghệ cao. Chiến tranh nội bộ là tên gọi xuất phát từ một dạng chiến tranh hạn chế trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Quân đội Mỹ sẽ tập trung vào miền Nam để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc đang nổ ra ở khắp nơi. Mỹ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh tại nước ta. Sau thất bại của chiến tranh đặc biệt, chúng nhanh chóng chuyển sang chiến tranh cục bộ. Quân Mỹ tăng cường hợp tác đồng minh, chiêu nạp tay sai. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt liên tiếp diễn ra.

Lúc đỉnh điểm quân đội của chúng tập kết ở Sài Gòn lên tới gần l,5 triệu quân rải rác chiếm đóng khắp nơi. Với lợi thế về mọi mặt, mới vào tới miền Nam chúng đã mở các cuộc tìm diệt gay gắt ở khu vực Vạn Tường – tức Quảng Ngãi ngày nay. Chúng liên tiếp mở các cuộc phản công vào mùa khô, giai đoạn 1965 – 1966 và 1966 – 1967. Vậy diễn biến chiến tranh cục bộ là gì?

Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Hoàn cảnh chiến tranh cục bộ

Âm mưu của chiến tranh cục bộ là gì?

Mục tiêu chiến lược chiến tranh cục bộ chính là việc sau khi tiêu diệt được Quân giải phóng miền Nam, đánh gục ý chí chiến đấu của nhân dân ta sẽ tiến hành thương lượng hòa bình để buộc chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa chấp nhận với những điều kiện mà Mỹ đưa ra.

Nội dung chiến lược chiến tranh cục bộ

Nội dung của chiến tranh cục bộ là gì? Nội dung cuộc chiến tranh cục bộ gồm có 3 phần chính bao gồm tiêu diệt quân giải phóng, bình định vùng nông thôn, phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân. Đó là những vị trí mạnh nhất của quân đội nước ta nhưng cũng chiến đấu anh dũng, quyết liệt vô cùng. Chiến dịch mùa khô đến, chúng tăng cường quân đội và phô trương sức mạnh.

Chiến tranh cục bộ là gì, quân đội Mỹ âm mưu như thế nào? Quân đội Mỹ tấn công mọi mặt không quân, hải quân, và đường bộ với xe tăng, xe bọc thép, pháo, súng. Chúng điều quân tay sai ở miền Nam để tỏa quân ra các hướng để đàn áp nhân dân ta. Khắp các hướng, chúng ồ ạt tiến công trên các khu vực, chiến tranh cục bộ của Mỹ chủ yếu với 5 điểm chỉnh như

  • Tiêu diệt quân chủ lực quân đội giải phóng của nước ta để giành lại quyền chủ động và làm chủ được vùng lãnh thổ. Chúng tấn công toàn bộ các căn cứ điểm của quân ta để làm suy yếu từng phần, rời rạc ý chí chiến đấu
  • Bình định có trọng điểm, tranh giành lãnh thổ, đập tan quân hậu cần phía sau
  • Giữ ổn định được tình hình chính trị, củng cố quân đội
  • Mở rộng các tuyến giao thông để dễ bề di chuyển và kiểm soát
  • Tăng cường chống phá miền Bắc, tách ra khỏi miền Nam, cô lập từng vùng

Chiến tranh cục bộ là gì, quân đội Mỹ huy động lực lượng thế nào?. Chiến lược đông xuân giai đoạn 1965-1966 chúng huy động số lượng quân vô cùng đông với 720.000 người, 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn. Vũ khí chuẩn bị về chiến đấu với hơn 1.000 khẩu đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại, 541 tàu chiến. Mỹ liên tiếp mở các cuộc phản công lớn với các cuộc hành quân tìm diệt và bình định.

Chúng tập trung đánh vào các khu vực đông quân ta như Củ Chi để nhằm tiêu diệt quân đội đầu não của ta ở khu vực Sài Gòn- Gia Định. Với ưu thế lực lượng chúng tin rằng sẽ đánh bại được nhân dân ta. Tuy nhiên điều đó là không dễ dàng với sức chiến đấu vô cùng quyết liệt của quân dân ta.

Tuy nhiên quân đội Mỹ hết sức ngang tàng đi đến đâu phá tan nhà cửa, hại người dân lành, chiếm nhà, cướp của khắp nơi. Chúng đã san bằng khoảng hơn 3000 nhà dân, phá nát ruộng đất, nền kinh tế nước ta kiệt quệ. Đánh sập các hệ thống giao thông, cơ sở vật chất lớn, mọi vùng chìm trong khói lửa.

Nhưng kết cục chiến tranh cục bộ của Mỹ không đạt được mong muốn như đã định và cũng chịu thiệt hại không kém, bị quân dân ra phản công nặng nề. Bởi vậy, cuối cùng chúng buộc phải kết thúc trận đấu tránh thương vong thêm và rút quân dân, tập kết ở Đồng Dù. Tới tháng 5, chúng lại hành quân Birminghom đánh vào chiến khu Dương Minh Châu.

Sư đoàn 9 dân ta nắm được thế chủ động, tấn công vào sư đoàn Mỹ ở Bầu Sẵn, đánh thiệt hại quân giặt nặng nề. Chúng ta đã đánh dập được tinh thần hừng hực và tàn bạo của các cánh quân Mỹ.

Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Nội dung chiến lược chiến tranh cục bộ

Kết quả của chiến tranh cục bộ là gì?

Kết quả của chiến tranh cục bộ là gì? Kết thúc chiến tranh Mỹ không đạt được kết quả nhưng tham vọng đề ra ban đầu mà đã thiệt hại nặng nề. Quân ta liên tục đánh bại các chiến lược chiến tranh lớn, làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chúng. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vang dội.

Chiến tranh cục bộ là gì, quân Mỹ thiệt hại ra sao? Kết quả, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu của đông đảo quân đội địch với khoảng 67.000 quân. Bắn hạ khoảng 940 máy bay, phá hủy khoảng 6000 xe quân sự với 300 xe tăng, xe bọc thép lớn.

Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt của Mỹ đều thất bại. Nhân dân ta đã chứng tỏ được tinh thần dựng nước và giữ nước vô cùng quyết liệu, không quân thù nào đánh bại dễ dàng. Dù bọn thực dân, đế quốc có lâm le bao nhiêu lần thì chúng ta cũng đánh tan chúng bấy nhiêu lần.

Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Chiến lược chiến tranh cục bộ được hiểu như thế nào
Kết quả của chiến tranh cục bộ là gì?

Qua bài viết trên đây, DINHNGHIA.VN đã giải đáp giúp bạn chiến tranh cục bộ là gì, âm mưu của chiến tranh cục bộ cũng như hoàn cảnh, nội dung, diễn biến và kết quả của chiến tranh cục bộ. Chúc bạn học tốt!