Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mổ lấy thai gia tăng đi kèm với đó là những nguy cơ tiềm ẩn thai kì do vết mổ cũ. Việc đánh giá sẹo mổ cũ trước thời điểm mang thai cho thai kì kế tiếp là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó đánh giá khuyết sẹo mổ cũ có hay không giúp tiên lượng cho các biến chứng có thể xảy ra.

Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai

Khuyết sẹo mổ lấy thai là gì ? Khuyết sẹo mổ lấy thai là sự không liên tục của lớp cơ tử cung tại sẹo mổ lấy thai. Trên siêu âm có thể quan sát thấy hình ảnh echo trống tại thành trước cơ tử cung (nơi vết mổ lấy thai cũ) tạo thành hốc. Bệnh lý này thường gây ra các triệu chứng như xuất huyết âm đạo bất thường: Ra máu sau kì kinh (ngày thứ 10 chu kì), đau vùng chậu, thống kinh do lạc nội mạc vào trong cơ tử cung, giao hợp đau, ứ dịch tại sẹo mổ cũ, buồng tử cung và gây vô sinh.

Khuyết sẹo mổ lấy thai và IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)

Khuyết sẹo mổ lấy thai làm tăng nguy cơ vô sinh thứ phát và nguy cơ thất bại của IVF do cơ tử cung quanh sẹo co bóp kém dẫn đến tích tụ máu cũ, tinh trùng không xâm nhập vào buồng tử cung được, đọng dịch lòng tử cung dẫn đến không chuyển phôi được, tạo độc tố ảnh hưởng phôi, chất nhầy cổ TC bị ảnh hưởng, giải phóng các yếu tố viêm gây nên tình trạng viêm khu trú tại vùng khuyết.

Nguyên nhân của khuyết sẹo mổ lấy thai

Nguyên nhân của khuyết sẹo mổ cũ chưa rõ ràng nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo, làm tăng nguy cơ hình thành khuyết sẹo mổ cũ. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương như: Tư thế tử cung gập sau (làm căng mặt trước đoạn dưới tử cung, gây tưới máu kém dẫn tới liền sẹo không tốt.), tiền căn mổ lấy thai nhiều lần, kỹ thuật khâu cơ tử cung, tiểu đường, đường rạch quá thấp đoạn dưới tử cung. 

Phương pháp đánh giá khuyết sẹo mổ cũ

  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo là phương tiện đầu tay, đơn giản, không xâm lấn, thường được thực hiện khi có kinh hoặc vào các ngày giữa của chu kỳ kinh nguyệt, lúc này buồng tử cung tiết dịch giúp dễ quan sát cũng như đo kích thước vùng khuyết. Trên siêu âm, đo các kích thước chiều rộng, chiều sâu, bề dày cơ tử cung còn lại của vùng khuyết.

Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai
Tiêu chuẩn đo kích thước hốc trên siêu âm vẫn chưa được thống nhất

Một số tác giả đánh giá hốc sẹo mổ cũ sau mổ lấy thai 1 lần, hốc lớn khi bề dày cơ tử cung dưới 2,2m. Các tác giả khác định nghĩa hốc rộng khi có sự xâm lấn của hốc vào cơ tử cung ít nhất từ 50 - 80% bề dày cơ tử cung hoặc các trường hợp không còn thấy cơ tử cung tại vùng sẹo mổ cũ (hở khuyết toàn bộ).
Có mối liên quan mạnh giữa kích thước hốc - độ rộng hốc với các triệu chứng phụ khoa như: Xuất huyết bất thường sau hành kinh, thống kinh, đau vùng chậu mãn. Hốc càng rộng thì xuất huyết sau hành kinh càng kéo dài.

  • Chụp Xquang tử cung vòi trứng là phương pháp chụp tử cung và vòi trứng có bơm thuốc cản quang giúp quan sát tử cung và sự thông thoáng của 2 vòi trứng. Phương pháp này thường thực hiện sau khi người phụ nữ sạch kinh khoảng 1 – 2 ngày để đảm bảo không mang thai. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện để khảo sát và đánh giá sự thông thương của 2 vòi trứng ở những phụ nữ vô sinh. Trên phim chụp Xquang tử cung vòi trứng có thể thấy được hình ảnh khuyết thuốc tại vị trí sẹo mổ cũ, tuy nhiên phương pháp này có khả năng âm tính giả cao do chất nhầy và máu cũ tại vị trí sẹp làm mất đi hình ảnh khuyết thuốc.

Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai

  • MRI bụng chậu là phương pháp khảo sát tốt khuyết sẹo mổ cũ và các bệnh lý kèm theo của tử cung và vòi trứng. Tuy nhiên giá thành của MRI khá cao và trong trường hợp người phụ nữ chỉ có khuyết sẹo mổ cũ đơn thuần thì MRI không đem lại quá nhiều thông tin chẩn đoán so với siêu âm.
  • Soi buồng tử cung là phương pháp sử dụng một thiết bị hình ống có gắn camera nhỏ còn gọi là ống nội soi tử cung để quan sát trực tiếp toàn bộ hình ảnh bên trong buồng tử cung và cả vùng khuyết sẹo mổ lấy thai, quan sát được đặc điểm của vùng khuyết sẹo mổ cũ, các bờ và đáy vùng khuyết, nhìn được lạc nội mạc tử cung hay máu đọng tại đáy vùng khuyết, quan sát được biểu hiện viêm niêm mạc tử cung mạn tính tại vùng khuyết.

Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai

Soi buồng tử cung còn giúp phát hiện thêm các nguyên nhân gây ra máu từ tử cung như nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp buồng tử cung, các bất thường khác của niêm mạc tử cung như quá sản hay teo niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, soi buồng tử cung không đánh giá được kích thước của khuyết sẹo mổ cũ cũng như bề dày cơ tử cung còn lại do đó cần phối hợp với thêm với siêu âm để đánh giá.
Phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ cũ Chỉ định điều trị được đặt ra khi những phụ nữ có khuyết sẹo mổ cũ có các biểu hiện lâm sàng như: Ra máu bất thường, vô sinh thứ phát, đau hạ vi.

Những phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ cũ có triệu chứng bao gồm:

  • Điều trị nội tiết: Thuốc viên tránh thai, que cấy. Đây là những phương pháp tạm thời, hiệu quả không cao.
  • Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm: Mổ mở, nội soi đường bụng xử lý khuyết sẹo, phẫu thuật đường âm đạo, nội soi buồng tử cung. Các phương pháp này nhằm mục đích cắt lọc vùng khuyết và khâu lại thành tử cung vùng cơ lành. 

Phẫu thuật nội soi buồng tử cung là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Các phương pháp phẫu thuật khác có thể được chọn sau khi soi buồng tử cung thất bại. Phương pháp soi buồng tử cung, ít biến chứng, ít xâm lấn. Nội soi hay soi buồng tử cung phụ thuộc vào vị trí khuyết so với lỗ ngoài CTC. Bề dày cơ tử cung còn lại là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn.
Khuyết sẹo mổ lấy thai có thể làm tăng nguy cơ ở những lần mang thai tiếp theo như: Vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai bám sẹo mổ cũ. Vì vậy, những phụ nữ có tiền sử mổ lấy thai cần thăm khám để được đánh giá lại trước khi mang thai và theo dõi sát thai định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Mổ lấy thai là phẫu thuật nhằm mục đích đưa thai nhi ra ngoài cơ thể người mẹ thông qua vết rạch trên cơ tử cung và thành bụng. 
Cùng với sự phát triển của Y học, phẫu thuật mổ lấy thai đã trở nên phổ biến và an toàn hơn, làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cũng như sản phụ. Tuy vậy, ở những phụ nữ đã trải qua một lần mổ lấy thai thì sẹo mổ cũ sẽ tồn tại suốt đời và làm tăng nguy cơ biến chứng cho thai kỳ kế tiếp. Hiện nay, với tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng lên thì các tai biến ở thai kỳ tương lai cũng sẽ ngày càng nhiều.

Châm cứu điều trị tụ dịch vết mổ lấy thai

Những nguy cơ bạn có thể gặp ở lần mang thai tiếp theo khi có sẹo mổ cũ bao gồm:
1. Hiếm muộn (khó có thai) Các tổn thương trong quá trình mổ lấy thai và lành vết thương sau mổ có thể gây ra tình trạng khó có thai trở lại trong tương lai. Nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng vết mổ, tụ dịch, khuyết sẹo mổ cũ, viêm dính, tổn thương vòi trứng, buồng trứng…

2. Khuyết sẹo mổ lấy thai


Là tình trạng mất liên tục của nội mạc tử cung một phần hay toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, gây ra sự hình thành túi dịch tại vị trí thành trước đoạn dưới tử cung. Các triệu chứng gợi ý đến khuyết sẹo mổ lấy thai như rong kinh, rong huyết, vô sinh thứ phát, ứ dịch buồng tử cung, đau bụng vùng hạ vị, giao hợp đau… Khi phát hiện khuyết sẹo mổ lấy thai cần phẫu thuật để cắt lọc và khâu phục hồi cơ tử cung.

3. Thai bám sẹo mổ cũ Đây là một dạng của thai ngoài tử cung. Bình thường túi thai làm tổ trong buồng tử cung, tuy nhiên, ở những phụ nữ có sẹo mổ lấy thai, túi thai có thể bám ở ngay tại vị trí sẹo mổ lấy thai. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như chảy máu ổ ạt, bánh nhau xuyên qua sẹo mổ cũ, xâm lấn vào bàng quang, thậm chí gây tử vong cho người mẹ. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này. Khi phát hiện thai bám sẹo mổ cũ, cần chấm dứt thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho sản phụ. 

4. Nhau tiền đạo và nhau cài răng lược

Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám vị trí bất thường khi một phần hay toàn bộ bánh nhau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung. Nhau cài răng lược để mô tả bệnh cảnh lâm sàng khi một phần hay toàn bộ bánh nhau xâm lấn, không thể tách rời thành tử cung. Đây là hai bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây chảy máu ổ ạt, phải cắt bỏ tử cung, ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng của người mẹ và thai nhi. Tỷ lệ nhau tiền đạo và nhau cài răng lược tăng lên ở những phụ nữ có sẹo mổ lấy thai.

5. Vỡ tử cung

Ở những phụ nữ đã trải qua mổ lấy thai, trong lần mang thai tiếp theo, thành tử cung có thể rất mỏng, do đó tăng nguy cơ vỡ tử cung, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ và thời điểm chuyển dạ. Nguy cơ vỡ tử cung khi có sẹo mổ cũ 2 lần cao gấp đôi so với sẹo mổ cũ 1 lần. Hơn nữa, vỡ tử cung trong trường hợp có sẹo mổ cũ không có dấu hiệu báo trước, nên rất khó phát hiện, do đó rất nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Thông thường, sau khi mổ lấy thai, tốt nhất nên có thai lại sau ít nhất 12 – 24 tháng. Ngoài ra, những mẹ bầu có sẹo mổ cũ trên tử cung còn có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non và băng huyết sau sinh cao hơn bình thường.  Mỗi lần mổ lấy thai là thêm một lần tăng nguy cơ biến chứng cho thai kỳ kế tiếp.. Vì vậy, các sản phụ đặc biệt những người đã có tiền sử mổ lấy thai cần thăm khám và theo dõi sát thai kỳ trong quá trình mang thai. Không nên sinh qúa 3 lần và mỗi lần sinh cách nhau trên 2 năm để đảm sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé.