Chai dịch truyền không được để quá

Chi tiết Thường thức Được viết: 11 Tháng 4 2019 Lượt xem: 21138

Hình minh họa.

Vụ việc một phụ nữ tử vong sau khi truyền dịch tại một phòng khám tư ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), một lần nữa cho thấy sự cẩn thiết phải cẩn trọng khi truyền dịch.

Thực tế có không ít trước hợp cứ ốm, mệt là nhờ cán bộ y tế đến nhà truyền dịch để mau khỏe. Không chỉ những trường hợp mệt mỏi, nhiều người không đau ốm cũng truyền dịch, nước hoa quả để đẹp da, tăng cường sức khỏe. Việc lạm dụng dịch truyền xuất phát từ phía người bệnh. Khi vào viện thấy bệnh nhân bên cạnh truyền dịch cũng muốn truyền vì họ quan niệm truyền dịch sẽ hết mệt, dịch truyền không hại cho sức khỏe, ai cũng có thể truyền được.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể. Về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.

Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể bệnh, dịch được truyền, liều lượng, tốc độ… Với người bị mất nước, cần bù lượng dịch đã mất do mắc một số bệnh như: tiêu chảy, bị bỏng nặng, sốt cao, ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa và một số trường hợp đặc biệt... cần được truyền dịch nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi bác sĩ quyết định việc tiêm, truyền cho bệnh nhân sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh đó có cần phải truyền dịch không? Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe.

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, tùy từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn… Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc. Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... chỉ dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C... đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng.

Do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận... Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não... Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không "chịu" như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm.

Vì vậy, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… xem tim có khỏe. Khám tim không chỉ khám lâm sàng mà nhiều trường hợp phải xét nghiệm, làm điện tâm đồ mới phát hiện ra bệnh. Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.

Do đó, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để nếu có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

ThS.BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo: chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…; người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường như với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Dịch truyền cũng được coi là một loại thuốc, vì vậy liều dùng phải do bác sĩ chỉ định và cần theo dõi liên tục đề phòng các tai biến xảy ra. Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp... Khi được chỉ định truyền, cũng cần kiểm tra kỹ đề phòng rủi ro do chất lượng dịch truyền: chỉ dùng những chai thuốc trong suốt (lắc chai thuốc kiểm tra xem có vẩn hay không). Chỉ được truyền chai thuốc còn hạn dùng, thuốc đã mở nắp phải dùng ngay.

Để bảo đảm tính mạng người bệnh, nhất thiết truyền đạm phải có chỉ định của bác sĩ, truyền tại cơ sở y tế, phải có thuốc cấp cứu chống choáng, chống sốc, phải có người theo dõi kèm theo phiếu tiêm truyền để khi có tai biến xử lý được kịp thời.

Nguồn: https://vtv.vn


Kỹ thuật truyền dịch hay truyền nước được hiểu là động tác tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm giúp hỗ trợ chữa trị một số hoặc nhiều bệnh giúp người bệnh hồi phục cơ thể do suy nhược. Tuy nhiên muốn sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà hay truyền nước tại nhà thì bạn cũng cần có kiến thức để đối với từng trường hợp của bệnh nhân nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dịch uy tín, có chuyên môn cao.

Chai dịch truyền không được để quá

Dịch vụ truyền dịch tại nhà tại Việt ÚC

Dịch vụ truyền dịch tại nhà bạn cần sử dụng khi nào?

Khoa học đã chứng minh, 70% cơ thể của chúng ta là được và được phân bố 50% trong các tế bào, 5% trong huyết tương, 15% ở không gian bào. Các hợp chất hóa học trong cơ thể có thể tồn tại và thực hiện được vai trò của chúng mình là nhờ vào môi trường nước. Bới vậy khi cơ thể gặp tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hường không ít đến sức khỏe. Thiếu nước lâu ngày có thể khiến cơ thể xảy ra quá mệt mỏi và gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc bổ sung nước và truyền dịch theo đường tĩnh mạch trực tiếp vào cơ thể chính là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe chúng ta.

Dịch vụ truyền nước tại nhà phù hợp với những khách hàng nào?

Trong y khoa, việc truyền dịch, truyền nước trong quá trình điều trị tại viện hay tại cơ sở y tế không có gì là quá xa lạ đối với bệnh nhân. Hiện nay, việc ra viện và tiếp tục truyền dịch tại nhà trở lên khá phổ biến khi người bệnh không muốn nằm trong môi trường bệnh viện quá lâu. Tuy nhiên, việc truyền dịch tại nhà thường được thực hiện một cách tùy tiện, có thể vì người truyền dịch có chuyên môn không tốt hoặc không có thời gian để trông truyền cho toàn bộ thời gian bệnh nhân được truyền. Nếu truyền dịch, truyền nước tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh của người bệnh.

>> Xem thêm bài viết: Truyền dịch tại nhà tiềm tàng những rủi ro gì?

Vì thế, việc lựa chọn dịch vụ truyền dịch tại nhà an toàn cho người bệnh, người nhà hay chính bệnh nhân cần liên hệ với đơn vị uy tín và có được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn và điều vô cùng cần thiết.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để khám, phát hiện bệnh lý và đưa ra đơn thuốc truyền dịch hoặc truyền nước cho bệnh nhân phù hợp.

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Truyền dịch tại nhà có những hạn chế gì?

Về lý thuyết, dịch truyền được sử dụng để tăng cường và giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân nặng khó ăn uống. Dịch truyền được bào chế ở dạng thể lỏng, có thể là đạm, nước hoa quả, vitamin, nước huyết thanh…. Mỗi loại dịch truyền khác nhau sẽ có công dụng khác nhau và phù hợp với từng bệnh lý cũng như người bệnh khác nhau. Vì thế, việc sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà hay truyền dịch tại cơ sở y tế thì nhất thiết đều phải có sự chỉ định từ bác sĩ và theo dõi sát sao từ cán bộ y tế để kịp thời giải quyết các biến chứng có thế xảy ra.

Trên thực tế, nếu việc truyền dịch không có y lệnh, bừa bãi, không đúng kỹ thuật sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng điểm cắm tiêm truyền khi đưa thuốc vào cơ thể hoặc cơ thể bị kích ứng với chính loại thuốc bệnh nhân tự ý truyền mà không theo bất kỳ y lệnh nào. Đặc biệt, nếu không kiểm soát được số lượng dịch truyền, sẽ khiến cơ thể bệnh nhân dư nước, các chất điện giải, chất đạm chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, phù hoặc bị bệnh về thận.
Có rất nhiều trường hợp, khi cơ thể bệnh nhân không thích ứng với dịch truyền có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ, sốt, co giật…dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy việc sử dụng dịch vụ tiêm truyền tại nhà luôn luôn phải làm theo đúng hướng dẫn, chỉ định và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc điều dưỡng trong suốt quá trình thực hiện.

Như thế nào để truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn?

Có một số lưu ý giúp bạn và người thân có thể truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn cho bản thân như sau:

– Luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ trong truyền dịch tại nhà, vì khi sử dụng thuốc trong truyền dịch cần đảm bảo liều lượng một cách tuyệt đối.

– Luôn có bác sĩ hoặc điều dưỡng theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch để theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm tra lượng dịch truyền hoặc tốc độ truyền.

– Luôn kiếm tra hạn sử dụng cũng như chất lượng của dịch truyền: dịch truyền cần trong, hạn sử dụng xa và thuốc được đảm bảo đúng điều kiện như trên bao bì.

– Không dùng lại chai dịch truyền đã mở lắp vì bất kỳ lý do gì trước đó

– Không sử dụng dây truyền nếu có dấu hiệu bị rách hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

– Luôn sát trùng vùng da cắm truyền để đảm bảo không bị nhiễm trùng sau khi truyền dịch tại nhà

– Tuyệt đối không được tự ý pha bất kỳ thuốc nào vào dịch truyền, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.

Như bạn có thể thấy, việc truyền dịch tại nhà vừa có tác dụng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe nhưng đồng thời cũng ấn chứa nhiều nguy hiểm mà chính bạn và người thân cần phải hiểu rõ để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Chai dịch truyền không được để quá

Truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn

Sử dụng dịch vụ truyền nước tại nhà an toàn của Việt Úc trong trường hợp cấp cứu.

Chúng tôi cam kết:

– Luôn có bác sĩ tư vấn trong tất cả các trường hợp để đưa ra y lệnh phù hợp với người bệnh tại thời điểm phát sinh

– Đội ngũ bác sỹ, y tá chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm

– Phục vụ tận tình chu đáo

– Chi phí hợp lý

– Tư vấn miễn phí 24/24

– Di chuyển nhanh (khoảng 30 phút )

*** LƯU Ý: Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc chỉ nhận truyền dịch tại nhà trong trường hợp cấp cứu và có y lệnh của bác sĩ được kê cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chưa khám, không có y lệnh thì có thể sử dụng dịch vụ Bác sĩ gia đình – Khám bệnh tại nhà của chúng tôi.

Hãy liên lạc với chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894