Cấu trúc của trái đất gồm mấy bộ phận

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

I. Cấu trúc của Trái Đất
– Có cấu tạo không đồng nhất.

Cấu trúc của trái đất gồm mấy bộ phận

Hinh 7.1. Cấu trúc của Trái Đất

1. Lớp vỏ Trái Đất
– Vị trí: nằm ngoài cùng.
– Độ dày: Khoảng 15 – 70km
– Đặc điểm: Cứng, rất mỏng, gồm 3 loại đá, từ trên xuống có:
. Trầm tích: Dày mỏng không đều, không liên tục.
. Đá Granít: Là nền các lục địa
. Đá Bazan: Thường lộ ra ở đáy đại dương.
– Gồm:
+ Vỏ lục địa: từ mặt đất đến 70 km
+ Vỏ đại dương: từ mặt đất đến 5 km

Cấu trúc của trái đất gồm mấy bộ phận

Hinh 7.2. Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển


2. Lớp Manti
– Vị trí: nằm ở giữa (từ lớp Vỏ đến 2900 km)
– Độ dày: Khoảng 2900 km
– Đặc điểm: Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất.
. Rất đậm đặc, quánh dẻo
. Vật chất ở trạng thái rắn.
Thạch quyển : Vỏ Trái Đất và phần trên lớp Manti (sâu khoảng 100km), gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
– Gồm:
+ Manti trên: lớp Vỏ đến 700 km.
+ Manti dưới: từ 700 km đến 2900 km.

3. Nhân Trái Đất
– Vị trí: nằm ở trong cùng (từ 2900 km đến 6370 km)
– Độ dày: Khoảng 3470 km
– Đặc điểm: Vật chất ở trạng thái lỏng. Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hóa học chủ yếu là Ni, Fe.
– Gồm:
+ Nhân ngoài: từ 2900 km đến 5100 km
+ Nhân trong: từ 5100 km đến 6370 km.

II. Thuyết Kiến tạo mảng

Cấu trúc của trái đất gồm mấy bộ phận

Hinh 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển

– Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
– Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
– Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
– Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …

Cấu trúc của trái đất gồm mấy bộ phận

Hinh 7.4. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau và Hình 7.5. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 25 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.1 (trang 25 SGK Địa lý 10), mô tả cấu trúc của Trái Đất?
Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp.
+ Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa (đến 70 km) và vỏ đại dương (đến 5 km)
+ Lớp Manti: gốm tầng Manti trên (lừ 15 đèn 700 km) và tầng Manti dưới(từ 700 đến 2.900 km).
+ Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

? (trang 26 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.2 (trang 26 SGK Địa lý 10), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
– Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km (ứ miền núi cao đến 70 – 80 km): cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
– Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.

? (trang 26 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.1 (trang 25 SGK Địa lý 10), cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?
Lớp Manti được chia thành hai tầng.
+ Tầng Manti trên (lừ 15 đến 700 km).
+ Tầng Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).

? (trang 27 SGK Địa lý 10) Dựa vào hình 7.3 (trang 27 SGK Địa lý 10), cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
7 mảng kiến tạo lớn:
-mảng Thái Bình Dương
-mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a
-mảng Âu – Á
-mảng Phi.
-mảng Bắc Mĩ.
-mảng Nam Mĩ
-mảng Nam Cực.

? (trang 28 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.4 (trang 28 SGK Địa lý 10), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
– Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương.
– Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

? (trang 28 SGK Địa lý 10) Dựa vào hình 7.1 (trang 25 SGK Địa lý 10) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Lớp

Vị trí

Độ dày

(km)

Đặc điểm

1. Vỏ Trái Đất :

– Vỏ lục địa.

– Vỏ đại dương.

– Ngoài cùng

– Từ mặt đất đến 70 km

– Từ mặt đất đến 5 km

Khoảng

15-70

– Cứng, rất mỏng.

– Gồm 3 loại đá, từ trên xuống có:

+ Trầm tích: Dày mỏng không đều, không liên tục.

+ Đá Granít: Là nền các lục địa

+ Đá Bazan: Thường lộ ra ở đáy đại  dương.

2. Lớp Manti:

– Manti trên

– Manti dưới

– Vỏ đến  2900 km

– Vỏ đến 700 km

– Từ 700 km đến 2900 km

Khoảng

2900

Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất.

– Rất đậm đặc, quánh dẻo

– Vật chất ở trạng thái rắn.

Thạch quyển : Vỏ Trái Đất và phần trên lớp Manti (sâu khoảng 100km), gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.

3. Nhân Trái Đất :

– Nhân ngoài

– Nhân trong.

– Từ 2900 km đến 6370 km

– Từ 2900 km đến  5100 km

– Từ 5100 km đến  6370 km

Khoảng

3470

– Vật chất ở trạng thái lỏng.

– Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hóa học chủ yếu là Ni, Fe.

? (trang 28 SGK Địa lý 10) Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
– Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
– Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
– Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
– Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …