Cần khai báo hằng pi có giá trị bằng 3.14 khai báo nào sau đây là đúng

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trong pascal khai báo nào sau đây là đúng” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Tin học 8 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Trong pascal khai báo nào sau đây là đúng?

A. Var tb : real ;

B. Var 4hs: integer ;

C. Const x : real ;

D. Var R = 30 ;

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Var tb : real ;

Kiến thức mở rộng về “ Cách sử dụng biến trong chương trình”

1. Pascal là gì?

Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do giáo sư Niklaus Writh – Trường Đại Học Kỹ Thuật Zurich – Thụy Sĩ đề xuất năm 1970 và đặt tên là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học, triết học nổi tiếng người Pháp: Blaise Pascal.

Pascal được phát triển theo khuôn mẫu của ngôn ngữ ALGOL 60. Wirth đã phát triển một số cải tiến cho ngôn ngữ này như một phần của các đề xuất ALGOL X, nhưng chúng không được chấp nhận do đó ngôn ngữ Pascal được phát triển riêng biệt và phát hành vào năm 1970.

2. Biến là công cụ trong lập trình

Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí ở vị trí nào trong quá trình hoạt động, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ rất quan trọng cho người viết chương trình. Đó là biến nhớ, hay được gọi ngắn gọn là biến.

- Trong lập trình, biến là tên của vùng nhớ được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến

Ví dụ:

Xét câu lệnh: Writeln (15+5);  => lệnh này sẽ in ra màn hình số 20 và đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.

=> Chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó: Câu lệnh sẽ là: Writeln (x+y); 

3. Khai báo biến 

-  Khai báo biến gồm:

+ Khai báo tên biến. Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

+ Khai báo kiểu dữ liệu biến;

Lưu ý 1: Tên biến do người sử dụng đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

Cú pháp: Var < Tên biến > : < Kiểu dữ liệu > ;

+ Var là từ khóa dùng để khai báo biến

+ Tên biến do người lập trình đặt (theo quy tắc đặt tên trong Pascal)

+ Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,…)

Lưu ý 2: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

Ví dụ 2: Khai báo biến trong Pascal:

4.  Sử dụng biến trong chương trình

Các thao tác có thể thực hiện với các biến:

- Gán giá trị cho biến;

- Tính toán với các biến.

Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Trong Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép (:=) để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).

Lệnh gán

Cú pháp: < Tên biến > := < Biểu thức cần gán giá trị cho biến > ;

Ví dụ:

Lưu ý: Sử dụng biến trong chương trình

+ Biến phải được khai báo

+ Kiểu dữ liệu của giá trị gán cho biến phải trùng kiểu dữ liệu của biến

+ Khi gán giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xóa đi

5. Hằng

Tương tự như biến, hằng cũng là một công cụ lưu trữ dữ liệu. Khác với biến, hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình

Cú pháp: Const < Tên hằng > = < Giá trị > ;

Trong đó: Const là từ khóa để khai báo hằng

Ví dụ 4: Trong chương trình Pascal, để dùng hằng số Pi = 3.14. Ta khai báo như sau: Const Pi=3.14;

Lưu ý :Sau khi khai báo hằng, trong chương trình hằng được sử dụng là một đại lượng để tính toán.

Lưu ý :Sử dụng hằng trong chương trình:

+ Hằng phải được khai báo

+ Gán giá trị cho hằng ngay khi khai báo

+ Không thể dùng câu lệnh gán giá trị cho hằng trong chương trình

6. Sự khác nhau giữa biến và hằng

- Hằng: Giá trị của hằng không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Biến: giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Cách khai báo biến:

  Var:;

Ví dụ: Var a,b:integer;

          C:string;

- Cách khai báo hằng:

const =;

Ví dụ: Const pi=3.14;

• Nội dung chính

- Biến và hằng là gì?

- Cách sử dụng biến và hằng trong chương trình

1. Biến là công cụ lập trình

- Trong lập trình biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

- Dữ liệu do biến lưu trữ, được gọi là giá trị của biến.

Ví dụ 1:

• Giả sử cần in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình. Ta sử dụng câu lệnh Pascal sau đây: Writeln (15+5);

• Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Writeln (X+Y);

• Chương trình thực hiện như sau:

Cần khai báo hằng pi có giá trị bằng 3.14 khai báo nào sau đây là đúng

2. Khai báo biến

- Các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.

- Việc khai báo biến bao gồm:

   + Khai báo tên biến

   + Khai báo kiểu dữ liệu

- Cú pháp: Var : ;

- Ví dụ:

Cần khai báo hằng pi có giá trị bằng 3.14 khai báo nào sau đây là đúng

- Tùy theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

3. Sử dụng biến trong chương trình

- Các thao tác có thể thực hiện với các biến là:

+ Gán giá trị cho biến

+ Tính toán với biến

   - Cần phải gán các giá trị dữ liệu thích hợp cho biến, kiểu dữ liệu của giá trị được gán phải trùng với kiểu của biến.

   - Khi gán giá trị mới, giá trị cũ sẽ bị xóa đi.

   - Có thể thực hiện việc gán giá trị cho biến tại bất kì thời điểm nào trong chương trình.

   - Cú pháp: := .

   - Ví dụ 1:

Cần khai báo hằng pi có giá trị bằng 3.14 khai báo nào sau đây là đúng

   - Giá trị của biến còn có thể gán nhờ các câu lệnh nhập dữ liệu read hoặc readln. Khi đó, máy tính sẽ đợi ta gõ các giá trị tương ứng của các biến m và n từ bàn phím và ấn Enter.

   - Ví dụ 2:

Read(m,n); hoặc readln(m,n);

4. Hằng

   - Tương tự với biến, hằng cũng là 1 công cụ lưu trữ dữ liệu. Nhưng hằng khác với biến ở chỗ: hằng có giá trị không đổi và hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo.

   - Cú pháp khai báo: const tên hằng = giá trị.

   - Ví dụ: const pi = 3.14; Bankinh = 2;

   - Không thể dùng các câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng. chương trình sẽ báo lỗi nếu ta cố thay đổi giá đị đó bằng các câu lệnh.

B. Trắc nghiệm

Câu 1:Tìm điểm sai trong khai báo hằng sau:

   Const Max :=2010;

   A. Dư dấu bằng (=)

   B. Tên hằng không được nhỏ hơn 4 kí tự

   C. Từ khóa khai báo hằng sai

   D. Dư dấu hai chấm (:)

Hiển thị đáp án

   Cấu trúc khai báo hằng là : Const = ;

   Khi sử dụng dấu := là lệnh gán được thực hiện trong chương trình.

   Đáp án: D

Câu 2:Khai báo nào sau đây đúng?

   A. Var x, y: Integer;

   B. Var x, y=Integer;

   C. Var x, y Of Integer;

   D. Var x, y := Integer;

Hiển thị đáp án

   Cấu trúc khai báo biến có dạng : var : < kiểu dữ liệu> ;

   Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

   Đáp án: A

Câu 3:Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là:

   A. Const

   B. Begin

   C. Var

   D. Uses

Hiển thị đáp án

   Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var : < kiểu dữ liệu> ;

   Đáp án: C

Câu 4:Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là:

   A. Const

   B. Begin

   C. Var

   D. Uses

Hiển thị đáp án

   Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là Const. Cấu trúc khai báo hằng là:

   CONST = ;

   Đáp án: A

Câu 5:Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo:

   A. Var x: String;

   B. Var x: Integer;

   C. Var x: Char;

   D. Var x: Real;

Hiển thị đáp án

   Các kiểu dữ liệu: String (kiểu xâu), Integer (kiểu nguyên), Char (kiểu kí tự), Real (kiểu thực). Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo Var x: String;

   Đáp án: A

Câu 6:Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu, X là biến với kiểu dữ liệu số thực. Phép gán sau đây là không hợp lệ không?

   A. X:=4.1;

   B. X:=324.2;

   C. A:= ‘3242’;

   D. A:=3242 ;

Hiển thị đáp án

   A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu → A phải được gán với xâu kí tự (được bao trong dấu nháy), X là biến với kiểu dữ liệu số thực → X là số thực.

   Đáp án: D

Câu 7:Khai báo sau có ý nghĩa gì?

   Var a: Real; b: Char;

   A. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

   B. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự

   C. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

   D. Các câu trên đều sai

Hiển thị đáp án

   Real là kiểu dữ liệu số thực, Char là kiểu dữ liệu kí tự.

   Đáp án: A

Câu 8:Biến là:

   A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

   B. Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

   C. Là đại lượng dùng để tính toán

   D. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình

Hiển thị đáp án

Câu 9:Cách khai báo nào sau đây là đúng:

   A. const k= 'tamgiac';

   B. Var g :=15;

   C. Const dien tich;

   D. var chuvi : byte;

Hiển thị đáp án

   Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var : < kiểu dữ liệu> ;

   Đáp án: D

Câu 10:Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:

   A. Tên

   B. Từ khóa

   C. Biến

   D. Hằng

Hiển thị đáp án

   Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Cấu trúc khai báo hằng là: CONST = ;

   Trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.

   Đáp án: D