Các dạng bài tập về kiểu dữ liệu tệp

Chuyên đề :  KIỂU DỮ LIỆU TỆP pascal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (140.57 KB, 16 trang )

Chuyên đề : KIỂU DỮ LIỆU TỆP
1 Khái niệm về tệp:
Tệp là một dãy các phần tử cùng kiểu được sắp xếp một cách tuần tự. Tệp
dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài dưới một tên nào đó.
Tệp tập hợp trong nó một số phần tử dữ liệu có cùng cấu trúc giống như mảng
nhưng khác mảng là số phần tử của tệp chưa được xác định.
Trong Pascal có 3 loại tệp được sử dụng là:
1. Tệp có kiểu:
Tệp có kiểu là tệp mà các phần tử của nó có cùng độ dài và cùng kiểu dữ liệu.
2 Tệp văn bản:
Dùng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng các ký tự của bảng mã ASCII, các ký tự này
được lưu thành từng dòng, độ dài các dòng có thể khác nhau. Ví dụ 2008 (kiểu
word) khi ghi vào tệp văn bản cần 4 Byte (không phải 2 Byte).
3 Tệp không kiểu:
Tệp không kiểu là một loại tệp không cần quan tâm đến kiểu dữ liệu ghi trên tệp.
Dữ liệu ghi vào tệp không cần chuyển đổi.
Tác dụng lớn nhất của kiểu dữ liệu tệp là ta có thể lưu trữ các dữ liệu nhập vào
từ bàn phím và các kết quả xử lý trong bộ nhớ RAM ra tệp để dùng nhiều lần.
1. Khai báo:
* Định nghĩa kiểu tệp với từ khóa FILE OF trong phần mô tả kiểu sau từ
TYPE, tiếp theo là khai báo biến tệp trong phần khai báo biến.
Ví dụ 2.6:
Type
MSN=Array[1 100] of integer; {định nghĩa mảng 100 số nguyên}
TSN= File of MSN; {định nghĩa tệp TSN có các phần tử là mảng số nguyên}
TCV=File of String[80]; {định nghĩa tệp TCV có các phần tử là các chuỗi có
độ dài 80 ký tự.
Bangdiem= Record


End;


TBD= File of Bangdiem;
Var:
Tep1: TSN;
Tep2: TCV;
Tep3: TBD;
* Định nghĩa trực tiếp biến kiểu tệp trong phần khai báo biến
Var
Tep4:File of Array[1 5] of String[80];
Tep5: File of Bangdiem;
1. Truy nhập vào tệp:
Turbo Pascal có thể xử lý 2 loại tệp là : Tệp truy nhập tuần tự và tệp truy nhập
trực tiếp.
* Tệp truy nhập tuần tự: để truy nhập vào một phần tử nào đó, ta bắt buộc phải
đi qua các phần tử trước đó. Nếu muốn thêm các phần tử vào tệp thì có thể thêm
vào cuối tệp.
* Tệp truy nhập trực tiếp: là tệp có thể truy nhập vào phần tử bất kỳ trong tệp.
Muốn truy nhập trực tiếp phải dùng thủ tục Seek (số hiệu phần tử).
* Mở tệp:
Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu, ta sử dụng 2 thủ tục chuẩn sau đây:
ASSIGN(biến tệp, tên tệp);
REWRITE(biến tệp);
Trong đó:
Biến tệp: là tên biến tệp đã khai báo sau từ khóa VAR
Tên tệp: Là tên do ta chọn để ghi dữ liệu vào đĩa.
Ví dụ : ASSIGN(f, a:\baitap.txt);
REWRITE(f); {khởi tạo tệp rỗng}
Sau 2 thủ tục trên, để tiến hành ghi dữ liệu vào tệp ta lại dùng thủ tục
WRITE():
Cách viết:
WRITE(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

Cuối cùng, ta phải đóng tệp bằng thủ tục:
CLOSE(biến tệp);
2 Tệp văn bản:
a. Khai báo tệp văn bản:
Tệp văn bản được khai báo trực tiếp trong phần khai báo biến:
Var Bientep:Text;
b. Truy nhập vào tệp:
Truy nhập vào tệp được hiểu là nhập dữ liệu vào tệp, ghi lại dữ liệu trên thiết bị
nhớ ngoài, đọc dữ liệu đó ra màn hình hoặc máy in và xử lý nó.
* Mở tệp mới để ghi:
Assign(bientep, tentep);
Rewrite(bientep);
* Mở tệp đã có để ghi thêm:
Assign(bientep, tentep);
Append(bientep);
* Mở tệp để đọc dữ liệu:
Assign(bientep, tentep);
Reset(bientep);
c. Ghi dữ liệu vào tệp:
Sau khi đã mở tệp chúng ta có thể dùng thủ tục Write hoặc Writeln để ghi dữ liệu
vào tệp.
Ví dụ 2.7:
Var T1:Text;
Begin
Assign(T1,Dulieu.dat);
Rewrite(T1);
Writeln(T1,Tep van ban);
Write(T1,123);
Write(T1, ,123.45);
Writeln(T1);

Close(T1);
End.
Dữ liệu ghi vào tệp như sau:
Tep van ban
123 1.234500000E+02
Dòng trống
d. Đọc dữ liệu từ tệp văn bản:
Sau khi tiến hành mở tệp, con trỏ tệp sẽ được đặt tại dòng đầu.Ta dùng
thủ tục Read hoặc Readln để đọc dữ liệu từ dòng hiện thời và gán vào biến tương
ứng, viết biến đó ra màn hình hoặc máy in.
Để có thể viết toàn bộ dữ liệu từ một tệp văn bản ra các thiết bị ngoài thì,
thì các lệnh đọc viết phải được lặp đi lặp lại từ dòng 1 đến dòng cuối cùng, nghĩa
là phải sử dụng một trong 2 vòng lặp:
While not eof(Bientep) do
Begin
Readln(Bientep, Dong); {biến Dong phải được khai báo trước, kiểu
String}
Write(Dong);
End;
Hoặc:
For i:=1 to filesize(Bientep) do
Begin
Readln(Bientep,Dong);
Write(Dong);
End;
Lưu ý: Muốn lấy lại kiểu của dữ liệu nhập vào tệp văn bản thì mỗi biến phải nhập
trên một dòng.
Ví dụ 2.8:
Xây dựng một chương trình đơn giản để quản lý công chức. Dữ liệu nhập
bao gồm: Họ tên, Hệ số lương và số con. Dữ liệu xuất ra màn hình bao gồm Họ

tên, Hệ số lương, Số con và Lương tháng ( tính theo quy định của nhà nước =
heso*540000).
Chương trình đặt ra hai khả năng lựa chọn:
1. Nếu tệp dữ liệu đã tồn tại thì nhập thêm người
2. Nếu tệp chưa có thì mở tệp mới
Trong cả 2 trường hợp đều cho biết số người cần nhập. Dữ liệu in ra dưới dạng
bảng.
Program Quan_ly_can_bo;
Uses Crt;
Var f:Text; hoten:String[20]; c1, heso:real; c2,i,n,socon:byte;
Ten:string[12];
Begin
Clrscr;
Write(cho biet ten tep); readln(ten);
Assign(f,ten);
Reset(f);
If IOResult=0 then
Append(f);
Else Rewrite(f);
Write(nhap bao nhieu nguoi); readln(n);
For i:=1 to n do
Begin
Write(Hoten); Readln(hoten);
Write(He so); Readln(heso);
Write(So con); Readln(socon);
Writeln(f,hoten);
Writeln(f,heso:4:2);
Writeln(f,socon);
End;
Close(f);

Assign(f,ten);
Reset(f);
Writeln( );
Writeln (| Ho va ten | Hs | socon | Luong |);
Writeln( )
While not eof(f) do
Begin
Readln(f,hoten);
Readln(f,heso);
Readln(f,socon);

Writeln(|,ten:19,|,heso:4:2,|,socon:4,|,heso*540000:10:2,|);
End;
Readln;
End.
3 Tệp có kiểu:
a. Đọc và ghi :
- Ghi lên tệp: Write(bientep,bien1,bien2,);
bien1,bien2,là các biến cùng kiểu với biến tệp.
- Đọc tệp: Read(bientep,bien1,bien2,);
Chú ý:
Khác với tệp văn bản, việc ghi và đọc tệp có kiểu không sử dụng các lệnh
Writeln hoặc readln nghĩa là tệp có kiểu không ghi dữ liệu thành các dòng. Các
phần tử của tệp có kiểu được ghi liên tục trong các ô nhớ và chỉ có ký hiệu kết
thúc tệp EOF.
Khi chúng ta đọc hoặc ghi xong một phần tử thì con trỏ tệp sẽ tự động chuyển
đến vị trí kế tiếp.
1. Truy nhập vào tệp: Seek(bientep,i); i=0,1,2,
Thủ tục seek sẽ định vị con trỏ tại vị trí thứ i của tệp.
1. các hàm xử lý tệp:

* Filesize(bientep) cho biết số phần tử có trong tệp
* FilePos(bientep) cho biết vị trí hiện thời của con trỏ tệp
* Eof(Bientep) cho giá trị là True nếu con trỏ tệp ở vị trí cuối tệp, ngược lại
cho giá trị False

Ví dụ 2.9:
Tạo một tệp lấy tên là TEPCK.DAT để vừa ghi vừa sửa dữ liệu:
Program Tep_co_kieu:
Uses crt;
Var bt:file of byte; i:byte; n:real;
Begin
Clrscr;
Assign(bt, TEPCK.DAT);
Rewrite(bt);
For i:=0 to 5 do write(bt,i); {ghi vào tệp 5 số nguyên}
Reset(bt);
Writeln(Du lieu luu tru trong tep TEPCK.DAT);
While not eof(BT) do
Begin
Read(bt,i); write(i:5);
End;
Writeln;
Seek(bt,3); {định vị con trỏ tại phần tử thứ 4}
Textcolor(magenta);
Read(bt,i);
Writeln (So trong tep o vi trí thu 4:,i);
i:=33;
seek(bt,3);
write(bt,i);
seek(bt,3); read(bt,i);

writeln(So moi trong tep o vi tri 4:,i);
writeln(vi tri hien thoi cua con tro:, filepos(bt));
readln;
close(bt);
end.
4 Tệp không kiểu:
a. Khai báo biến tệp:
Var Bientep:File;
b. Mở tệp để ghi-đọc:
* Mở tệp mới để ghi:
Assign(bientep, tentep);
Rewrite(bientep, n);
* Mở tệp để đọc dữ liệu:
Assign(bientep, tentep);
Reset(bientep, n);
Với n là độ lớn tính theo Byte.
c. Đọc và ghi tệp không định kiểu:
* Đọc tệp không định kiểu:
BlockRead(bientep,biennho,i,j);
* biennho: là biến đã được khai báo cùng kiểu với các phần tử của tệp, biến
nhớ đóng vai trò vùng nhớ đệm để lưu trữ dữ liệu đọc từ phần tử của tệp ra.
* i: là số phần tử quy định cho mỗi lần đọc.
* j: là biến kiểu Word, dùng để ghi lại số phần tử thực sự đã được đọc.
* Ghi tệp không định kiểu:
BlockWrite(bientep,biennho,i);
1. Truy nhập tệp không định kiểu:
Tệp không kiểu cũng được truy nhập như tệp có kiểu nghĩa là cũng dùng thủ tục
Seek(bientep,n) để truy nhập vào phần tử thứ n+1 của tệp.
Lưu ý là với tệp không kiểu, mỗi lần con trỏ dịch chuyển nó sẽ dịch chuyển một
số byte đúng bằng số byte đã quy định trong lệnh Rewrite() hoặc Reset()

Ví dụ 2.10
Nhập vào tệp các phần tử là record và sau đó viết chúng ra màn hình. Trong phần
khai báo record chọn Hoten là string[15] và Diem thuộc kiểu Real.
Program tep_khong_kieu;
Uses Crt;
Type hs=record
Hoten:string[15];
Diem:real;
End;
Var
bt:file; k,nguoi:hs; i,j:byte;
begin
clrscr;
assign(bt,tep0kieu.dat);
rewrite(bt,22);
write(Nhap bao nhieu nguoi?);
readln(n);
for i:=1 to n do with nguoi do
begin
write( Ho va ten:); readln(hoten);
write(Diem tong:); readln(diem);
blockwrite(bt,nguoi,1);
end;
for i:=1 to n-1 do
begin
seek(bt,i);
blockread(bt,k,1);
textcolor(red);
with k do writeln(hoten. ,diem:5:2);
end;

ose(bt);
Readln;
End.
5.Xử lý tệp văn bản
Sử dụng ngôn ngữ lập trình pascal viết chương trình xử lý tệp văn bản với các
yêu cầu sau:
* Đọc tệp văn bản và in ra màn hình.
* Sữa Tệp văn bản theo quy tắc
* Bỏ các dấu cách không cần thiết
* Trước các dấu . , : ; ! ? không có dấu cách
* Sau các dấu . , : ; ! ? phải có 1 dấu cách
* Đầu mổi câu (sau dấu . ! ) phải viết hoa
* Chương trình có dao diện đẹp và dể sử dụng.
type Set1 = set of char;
procedure ChuanHoa(var s:string);
begin
while s[1]=' ' do delete(s,1,1);
while s[length(s)]=' ' do delete(s,length(s),1);
while pos(' ',s)<>0 do delete(s,pos(' ',s),1);
end;
procedure ChuanHoaLan2(var s:string);
var sSplit,sEnd:Set1;
i:integer;
begin
sSplit:=[',', '.', ':', ';', '!', '?'];
sEnd:=['.', '!', '?'];
s[1]:=upcase(s[1]);
for i:=2 to length(s)-1 do
begin
if s[i] in sSplit then

begin
if s[i-1]=' ' then
begin
delete(s,i-1,1);
dec(i);
end;
if s[i+1]<>' ' then
insert(' ',s,i+1);
end;
if s[i] in sEnd then
s[i+2]:=upcase(s[i+2]);
end;
end;
VAR str:string;
f,g:text;
BEGIN
assign(f,'C:\input.txt');{Doc file}
reset(f);
while not eof(f) do
read(f,str);
close(f);
ChuanHoa(str);
ChuanHoaLan2(str);
writeln(str);
assign(g,'C:\input.txt');{Sua lai file}
rewrite(g);
write(g,str);
close(g);
readln;
END.

6.Trắc nghiệm nhanh Pascal
1. Lệnh lặp For, mỗi lần lặp giá trị của biến đếm thay đổi như thế nào?
a) tăng 1 b) tăng 2 c) tăng
3 d) tăng 4
2. Cấu trúc của câu lệnh lặp For:
a) For i:= 1 to n do Câu lệnh;
b) For biến đếm=1 to do Câu lệnh;
c) For biến đếm:=giá trị đầu to giá trị cuối do Câu lệnh;
d) For biến đếm:=giá trị đầu to n do Câu lệnh;
3. Số lần lặp trong câu lệnh sau là: For i:=5 to 27 do .
a) 20 lần 21 lần c) 22
lần d) 23 lần
4. Đoạn lệnh sau, mỗi lần lặp giá trị của biến i trong câu lệnh sau thay đổi như thế
nào?
While i<=10 do i:=i+3;
a) tăng 1 b) tăng 2 c) tăng
3 d) tăng 4
5. Cấu trúc của câu lệnh lặp While:
a) While i<=n do Câu lệnh;
b) While biến đếm do Câu lệnh;
c) While điều kiện do Câu lệnh;
d) While biến đếm:=giá trị đầu to giá trị cuối do Câu lệnh;
6. Kết quả in ra của đoạn lệnh sau khi thực hiện là:
i:=1; S:=5;
While i<=5 do
Begin
S:=S+i; i:=i+2;
End;
a) S=13
b) S=14

c) S=15
d) S=16
7. Kết quả in ra của đoạn lệnh sau khi thực hiện là:
For i:=1 to 10 do
If i mod 2=1 then
Write (i=,i,  );
a) i=1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
b) i=0 2 4 6 8 10
c) i=0 1 3 5 7 9
d) i=1 3 5 7 9
8. Đoạn lệnh sau đúng, sai như thế nào?
While n<=0 do;
Write(Nhap lai n:);
Readn (n);
a) Đúng
b) Sai, sau do không có ;
c) Sai, thiếu Begin end.
d) Câu b và c đúng
Chuyên đề. Chương trình con
Chương trình con ( CTC ) là một chương trình độc lập, xử lý một công việc nhất
định nào đó trong chương trình chính, nó có chỉ có thể thực hiện được công việc
đã được lập trình khi ở chương trình chính có lời gọi đến nó.
Trong khi lập trình giải 1 bài toán, đôi khi chúng ta gặp phải những đoạn chương
trình lặp đi lặp lại nhiều lần ở những phần xử lý khác nhau, để cho tiện lợi và
không mất công, chúng ta định nghĩa 1 CTC với công việc được lập trình sẵn, khi
cần thiết chỉ việc gọi chương trình con ra để làm việc mà không cần phải lập trình
lại phần đã làm ở trên. Việc sử dụng CTC vô cùng tiện lợi và đảm bảo tính chặt
chẽ của chương trình, thậm chí nhiều khi nếu không sử dụng CTC thì bài toán sẽ
trở nên vô cùng rắc rối, và việc gỡ lỗi trong chương trình trở nên rất nan giải.
Pascal cung cấp cho chúng ta 2 loại CTC là Procedure ( Thủ tục ) và Function

( Hàm ). Đây là hai chương trình con sẽ theo các bạn trong suốt quá trình học.
Đây chính là cơ sở để khi các bạn học lên các ngôn ngữ lập trình 32 bit, các bạn
sẽ không bị bỡ ngỡ khi lập trình với lớp ( Class ) và Thư viện ( Library ). Hay nói
một cách ngắn gọn, đây chính là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật lập trình
Pascal. Phần này tương đối phức tạp, nên bạn cố gắng tập trung để phân biệt, khi
nào nên dùng Thủ thục, khi nào nên dùng Hàm, và các khái niệm liên quan khi
tham chiếu các thành phần của các CTC.
Vị trí khai báo và định nghĩa CTC: CTC được khai báo và định nghĩa sau từ khoá
VAR của Chương trình chính. Khai báo CTC có dạng sau:
PROCEDURE Tên thủ tục ( Khai báo các tham số hình thức, nếu cần );
Var ' Khai báo biến trong CTC nếu cần thiết
Begin
End; ' Kết thúc CTC bằng END;
FUNCTION Tên hàm ( Khai báo các tham số hình thức, nếu cần ): Kiểu dữ liệu
trả về của Hàm;
Var ' Khai báo biến trong CTC nếu cần thiết
Begin
End; ' Kết thúc CTC bằng END;
CTC có cáu trúc giống hệt một chương trình chính, bạn có thể khai báo đầy đủ từ
nhãn, hằng, biến, thậm chí bạn có thể định nghĩa một CTC khác trong CTC hiện
hành.
Các tham số của CTC chính là các dữ liệu cần thiết nhập vào để xử lý các phép
toán trong CTC sử dụng. Các tham số này được gọi là tham số hình thức, bởi nó
chỉ mang danh nghĩa là các đối số của chương trình con, chứ về mặt bản chất dữ
liệu nó lại mang thông tin của các biến trong chương trình chính. Các tham số
này có 2 loại: Tham biến và Tham trị. Các CTC có thể có nhiều loại Tham số
hình thức khác nhau về kiểu tham số hay về kiểu dũ liệu của tham số.
Tham biến: Là loại tham số hình thức mà giá trị của nó có thể thay đổi được
trong các phép xử lý tính toán của CTC. Có thể dữ liệu nạp vào CTC là A, nhưng
sau khi ra khỏi CTC ( kết quả sau khi thực hiện CTC ) nó lại mang kết quả B.

Tham biến là tham số hình thức được khai báo ở CTC và bắt buộc phải được khai
báo với từ kháo khai báo VAR. Các CTC có thể có nhiều loại tham biến, và cách
khai báo các tham biến giống hệt như bạn khai báo biến trong chương trình
chính.
Tham trị: Là loại tham số hình thức mà giá trị của nó không thể thay đổi được
trong các phép xử lý tính toán của CTC. Dữ liệu nạp vào CTC là A, nhưng sau
khi ra khỏi CTC ( kết quả sau khi thực hiện CTC ) nó vẫn phải là A. Chính vì
vậy, trong CTC bạn không thể nào thực hiện 1 phép toán làm thay đổi giá trị của
tham trị, nếu có máy sẽ báo lỗi.Tham trị là tham số hình thức được khai báo ở
CTC và không bắt buộc phải được khai báo với từ kháo khai báo VAR. Các CTC
có thể có nhiều loại tham trị, và cách khai báo các tham trị giống hệt như bạn
khai báo biến trong chương trình chính.
A) Chương trình con dạng Thủ tục
CTC dạng Thủ tục được sử dụng khi các bạn muốn có một thủ tục nhập dữ liệu
hoặc các phép tính toán trả về kiểu dữ liệu thường là " không định kiểu ". Hay nói
chính xác hơn đó là một chương trình hoàn chỉnh trả về kết quả nhất định mà
người lập trình mong muốn.
Ví dụ: Bạn viết một thủ tục nhập dữ liệu cho chương trình chính tính tổng các số
nhỏ hơn số vừa nhập từ bàn phím.
Procedure Nhap ( n: byte);
begin
Write ( ' Nhap so N: = '); Readln ( N );
Writeln;
End;
Hoặc bạn cũng có thể viết luôn thủ tục tính ra kết quả mong muốn luôn bằng Thủ
tục sau:
Procedure Nhap ( n: byte);
Var i , Tong : Byte;
begin
Write ( ' Nhap so N: = '); Readln ( N );

Writeln;
For i : = 1 to N do
Tong : = Tong + i ;
Writeln ( ' Tong cac so la : = ' , Tong );
Readln;
End;
B) Chương trình con dạng Hàm
CTC dạng Hàm được sử dụng khi các bạn muốn có một thủ tục nhập dữ liệu hoặc
các phép tính toán trả về kiểu dữ liệu thường là xác định. Hay nói chính xác hơn
đó là một chương trình hoàn chỉnh trả về kết quả với kiểu dữ liệu nhất định mà
Pascal đã định nghĩa hoặc Pascal có thể " hiểu " được ( Đối với kiểu dữ liệu do
người lập trình tự định nghĩa )
Ví dụ: Cũng ví dụ trên bạn có thể viết ở dạng Hàm như sau
Function Tong ( n : byte ) : Byte;
Var i , Trung_gian : Byte;
Begin
Write ( ' Nhap so N : = ');Readln ( N );
Writeln;
For i : = 1 to N do
Trung_gian : = Trung_gian + i ;
Tong : = Trung_gian ;
End;
Ở CTC dạng hàm bạn nên chú ý. Hàm chir được hoàn tất khi Tên hàm được gán
cho 1 giá trị cuối cùng sau khi thực hiện các phép tính toán. Và trong chương
trình chính khi có lời gọi Hàm thì cũng phải có một phép toán gán giá trị để nhận
được kết quả của Hàm. VD: Tring ví dụ trên khi vào chương trình chính nếu ta
muốn in ra giá trị của Tong hay dùng Tong là một phép tính toán khác thì ta thực
hiện phép gán sau khi goi chương trình con là A : = Tong ( so ) (Với so là tham
số thực sự cỉa bài toán - tức là biến của chương trình chính ).
C) Một số chú ý khi dùng CTC

Khi sử dụng CTC bạn cần chú ý một số điểu sau đây:
1) Nên sử dụng CTC dạng Hàm hay Thủ tục
2) Tránh việc khai báo các tham số hình thức bừa bãi và không nhất quán
3) Phân biệt rõ ràng 2 khái niêm Tham biến và Tham trị. Để bạn hiểu rõ hơn, bạn
hãy chạy đoạn mã và xem kết quả của ví dụ sau.
Uses crt;
Var
a , b : integer;
{ }
Procedure VD ( x : integer; var y: integer );
Begin
inc ( x );
inc ( y );
writeln ( x : 4 , y : 4 );
end;
{ }
Begin
a : = 1 ;
b : = 10 ;
VD ( a , b );
writeln ( a : 4 , b : 4 );
readln;
end.
D) Bài tập luyện tập.
* Bạn hãy viết tất cả các chương trình bạn đã làm ở dạng CTC
** Lập trình ( có sủ dụng CTC ) để:
- Tính Giai thừa 1 số được nhập từ bàn phím
- Tìm USCLN của 2 số nhập từ bàn phím
- Tìm các số FIbonaci nhỏ hơn 1 số cho trước từ bàn phím
- Tìm các số chính phương nhỏ hơn một số nguyên cho trước.

Chuyên đề: Xâu ký tự (String) trong Pascal
Xâu là gì? Để xử lý các chuỗi văn bản, Pascal đưa ra một kiểu dữ liệu mới gọi là
xâu ký tự và được định nghĩa bằng từ khóa STRING. Xâu ký tự là dữ liệu bao
gồm một dãy các ký tự trong bảng mã ASSCII.
Cách khai báo:
Var: STRING[độ dài của xâu];
Xâu ký tự trong bộ nhớ nó chiếm số byte bằng số ký tự cực đại được khai báo
cộng với byte đầu tiên chứa số ký tự hiện có của xâu. Độ dài tối đa của xâu ký tự
là 255.
- Cách nhập/xuất: Cách đọc hay viết kiểu STRING cũng tương tự như các kiểu
dữ liệu khác, ta sử dụng các thủ tục READ, hoặc WRITE.
Ví dụ:
Readln(st);
Writeln(st);
- Truy cập từng phần tử của xâu ký tự: tương tự mảng 1 chiều: thông qua tên biến
kiểu STRING và chỉ số của nó
Ví dụ:
St := 'Le Thanh Lam';
write(st[4]);
-> Kết quả: cho ra chữ T.
Các thao tác trên xâu ký tự:
1/ Phép cộng xâu:
Ví dụ:
st1:=Le; st2:=Thanh; St=st1 + st2;
-> KQ: Le Thanh
2/ Phép so sánh:
Hai xâu ký tự có thể so sánh với nhau bằng các phép so sánh =, >, <
Nguyên tắc so sánh thực hiện như sau, chúng sẽ đem từng ký tự tương ứng với
nhau để so sánh, xâu nào có ký tự có số thứ tự trong bảng mã ASCII lớn hơn thì
xâu đó lớn hơn.

Hai xâu ký tự được gọi là bằng nhau khi chúng hoàn toàn giống nhau (có độ dài
như nhau).
Ví dụ: FILENAME = FILENAME
3/ Các thủ tục và hàm chuẩn xử lý xâu ký tự
a. Hàm length(st): cho độ dài thực của xâu ký tự
ví dụ: st:=le thanh thì LENGTH(st) cho bằng 8.
b/ Thủ tục DELETE(st, pos, num): xóa num ký tự trong xâu st kể từ vị trí pos
Ví dụ: st= FILENAME
Delete(st,5,4) lúc đó st cho ra là FILE
c/ Thủ tục INSERT(obj, st, pos): Thủ tục cho kết quả bằng cách chèn xâu ký tự
có tên là Obj vàoxâu st tại vị trí pos, những ký tự đứng sau pos sẽ được dời
vềphía sau của xâu ký tự obj.
Ví dụ: obj:= Thanh
st:=Le Lam;
INSERT(obj,st,4) lúc đó st=Le Thanh Lam;
d/ Thủ tục STR(value, st): Thủ tục này thực hiện việc chuyển đối giá trị kiểu
số(value) sang dạng xâu ký tự và gán cho biến st.
Ví dụ: n là một só nguyên có giá trị: n:=150;
STR(n:5,st) sẽ cho kết quả xâu st là: st= 150;
e/ Thủ tục VAL(st, value,code) đối một xâu ký tự st sang dạng số và gán cho biến
value, nếu biến đối thành công thì code sẽ nhận giá trị bằng 0. ngược lại thì cho
giá trị khác không
Ví dụ: VAL(123,value,code) lúc này code sẽ nhận giá trị bằng 0 và value=123
f/ Hàm COPY(st, pos, num): sao chép trong xâu st, num ký tự tại vị trí pos,
Ví dụ: st=Le Thanh Lam
COPY(st,4,5) = Thanh;
g/ Hàm CONCAT(s1,s2,,sn): hàm cho ra 1 xâu mới bằng cách nối đuôi các xâu
s1,s2,,sn lại với nhau.
Ví dụ: CONCAT(Le ,Thanh , Lam) = Le Thanh Lam;
h/ Hàm POS(st1,st2): hàm cho tavị trí tìm thấy đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.

Ví dụ: POS(Lam,Le Thanh Lam) = 10;