Bút tiêm insulin dùng cho bn bị tiểu đường nào năm 2024

Chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng bút tiêm một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng bút tiêm một cách an toàn và hiệu quả nhất

1. Bảo quản bút tiêm Insulin

Khi chưa mở bút tiêm (chưa sử dụng):

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2oC-8oC) (cánh cửa tủ lạnh hay ngăn chứa rau). Lưu ý: KHÔNG bảo quản insulin trong ngăn đá hay gần ngăn đá

Có thể bảo quản cho đến trước ngày hạn sử dụng trên bút

Khi đã mở bút tiêm (đã sử dụng): Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng < 280C trong khoảng 4 tuần tính từ ngày bắt đầu sử dụng thuốc (tùy theo hướng dẫn sử dụng của từng loại insulin)

Bút tiêm insulin dùng cho bn bị tiểu đường nào năm 2024

2. Kiểm tra Insulin: Đọc và so sánh với toa thuốc để kiểm tra và xác định

Tên thuốc insulin

Liều thuốc tiêm (tiêm bao nhiêu đơn vị/ lần, tiêm bao nhiêu lần/ngày, tiêm vào thời điểm nào trong ngày: Sáng/ trưa/ chiều/ tối)

Bút tiêm insulin là một công cụ quản lý lượng đường huyết phổ biến và thuận tiện cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bút insulin sẽ giúp cho việc tiêm trở nên đơn giản, đồng thời các loại bút này có thể xách tay và thuận tiện cho việc đi lại.

Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng bút tiêm insulin, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem đó có phải là phương pháp tốt cho bạn hay không. Luôn làm theo tất cả các hướng dẫn của nhà sản xuất cho bút insulin của bạn và đảm bảo bảo quản bút ở nơi khô ráo, thoáng mát sau khi mở.

Bút tiêm insulin cho bệnh tiểu đường

Để quản lý tiểu đường, bệnh nhân thường phải sử dụng insulin suốt cả ngày. Các hệ thống bơm insulin như bút tiêm insulin có thể giúp cho việc tiêm insulin trở nên dễ dàng hơn nhiều so với khi sử dụng bơm tiêm insulin. Tuy bút tiêm sẽ không loại bỏ việc phải tự đâm kim vào da, nhưng nó sẽ giúp việc nạp insulin bớt phức tạp và chính xác hơn.

Bút tiêm insulin có thể cung cấp từ 0.5 đến 80 đơn vị insulin mỗi lần sử dụng. Bút cũng có thể cung cấp insulin theo từng mức như nửa đơn vị, một đơn vị hoặc hai đơn vị. Liều lượng tối đa và lượng gia tăng sẽ khác nhau giữa các loại bút. Các loại hộp chứa insulin để lắp vào bút insulin cũng có tổng đơn vị insulin khác nhau.

Các loại bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin có 2 dạng cơ bản: loại dùng một lần và loại tái sử dụng.

Bút tiêm insulin dùng một lần bao gồm 1 hộp insulin được nạp sẵn gắn liền với bút và khi sử dụng hết lượng insulin trong đó thì sẽ vứt bỏ bút. Còn đối với loại bút tái sử dụng, hộp chứa insulin có thể tháo rời cho phép bạn thay hộp sau khi sử dụng hết insulin

Bút tiêm bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại insulin và số đơn vị bạn thường cần cho mỗi lần tiêm, và các loại bút có sẵn cho loại insulin tương ứng. Kim trên bút insulin có nhiều độ dài và độ dày khác nhau và hầu hết đều vừa vặn với tất cả các loại bút tiêm tiểu đường hiện có. Hãy nói chuyện với bác sĩ để quyết định loại bút nào là tốt nhất cho bạn

Cách sử dụng bút tiêm insulin

Để sử dụng bút tiêm insulin một cách hiệu quả, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bởi bút tiêm của các hãng khác nhau có thể có những khác biệt nhỏ về quy trình sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chung về cách sử dụng bút tiêm insulin.

Hướng dẫn tiêm insulin bằng bút tiêm tiểu đường:

  • Lấy bút ra khỏi tủ lạnh trước khi tiêm 30 phút để insulin trong bút về nhiệt độ phòng, nếu sử dụng bút mới.
  • Kiểm tra ngày hết hạn và loại insulin (nếu có nhiều bút).
  • Kiểm tra insulin đảm bảo không bị vón cục, và insulin tác dụng nhanh trong và không màu.
  • Lăn bút trong lòng bàn tay, sau đó nghiêng nhẹ bút nếu đó là insulin hỗn hợp.
  • Tháo nắp bút và làm sạch phần đầu bút bằng băng tẩm cồn.
  • Gắn kim vào bút. Sử dụng kim mới cho mỗi lần tiêm.
  • Xoay vòng số để chọn liều lượng thích hợp. Kiểm tra kỹ liều lượng trước khi tiêm.
  • Dùng bông tẩm cồn làm sạch vị trí tiêm và để khô. Không tiêm lại vị trí tiêm cũ, hoặc vùng có vết thương hay vết bầm tím.
  • Tháo nắp kim và giữ kim ở góc 90°, trừ trường hợp bác sĩ hướng dẫn làm khác.
  • Nhấn nút để tiêm insulin và đợi 5 đến 10 giây để chắc chắn rằng tất cả insulin đã được hấp thụ.
  • Tháo kim và vứt bỏ kim đã sử dụng đúng cách.

Nếu bạn vô tình sử dụng liều lượng quá cao, bút insulin có thể giúp bạn khắc phục lỗi một cách nhanh chóng và dễ dàng. Một số loại bút sẽ đẩy insulin dư thừa ra ngoài kim, từ đó insulin sẽ không xâm nhập vào da nữa, trong khi những loại khác có tùy chọn đặt lại bút về mức 0 đơn vị và bắt đầu lại từ đầu.

Cách bảo quản bút tiêm insulin

Tương tự như lọ insulin, bút tiêm insulin không cần làm lạnh liên tục sau khi đã mở mà chỉ cần bảo quản lạnh trước khi sử dụng lần đầu. Sau lần sử dụng đầu tiên, để bút ở nơi sạch sẽ, khô ráo trong nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp.

Bút insulin thường dùng được từ 7 đến 28 ngày sau lần đầu sử dụng, tùy thuộc vào loại insulin chứa trong đó. Tuy nhiên, nếu ngày hết hạn in trên bút hoặc hộp đựng insulin đã qua, không nên sử dụng chúng.

Ưu điểm của bút tiêm insulin

Bút tiêm tiểu đường insulin là một lựa chọn tiện lợi giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những chiếc bút có kích cỡ nhỏ đi kèm với ống thuốc và kim tiêm, tất cả trong một thiết bị, khiến chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho những người hay di chuyển, dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài.

Cách sử dụng bút tiêm cũng đơn giản và kín đáo. Tất cả những gì phải làm là gắn kim mới, quay đúng liều lượng, tiêm và vứt bỏ kim tiêm. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về bút insulin dùng một lần có thể vứt bỏ thuận tiện sau mỗi lần sử dụng.

Bút insulin có nhiều loại được đánh mã màu để giúp người dùng dễ dàng nhận biết loại insulin mình đang sử dụng. Hiện nay, bút tiêm insulin ngày càng "thông minh" hơn, một số loại thậm chí có thể kết nối với ứng dụng trên smartphone qua Bluetooth, cho phép theo dõi lượng đường trong máu trên điện thoại và nhận lời nhắc về thời điểm dùng lại liều.

Nhược điểm của bút tiêm insulin

Giá thành cao. Mặc dù bút insulin mang lại nhiều lợi ích nhưng sự tiện lợi này sẽ đi kèm với mức giá cao. Bút tiêm có giá thành cao hơn bơm tiêm insulin truyền thống. Nếu bạn đang có ý định chuyển sang sử dụng dạng bút tiêm, hãy thảo luận với bác sĩ và công ty bảo hiểm của bạn về chi phí của các lựa chọn quản lý bệnh tiểu đường khác.

Kém tiện lợi khi phải tiêm insulin thường xuyên. Không giống như máy bơm insulin, bút insulin yêu cầu tự tiêm và tiêm insulin thường xuyên trong ngày. Nếu bạn lo ngại về việc phải tự theo dõi mức đường huyết và tiêm insulin nhiều lần trong ngày, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy bơm insulin thay vì bút hoặc ống tiêm. Lưu ý rằng việc sử dụng máy bơm insulin không hẳn tốn ít thời gian hơn so với bút tiêm, vì người dùng vẫn phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào và nhập thông tin này lên máy bơm để cung cấp liều insulin.

Các rủi ro tiềm ẩn

Nếu không kiểm tra tình trạng thuốc hoặc ngày hết hạn của insulin, insulin có thể hoạt động không bình thường. Insulin hết hạn sẽ không hoạt động tốt như insulin chưa hết hạn.

Nếu phát hiện trong insulin có bất kỳ loại cặn nào, đừng sử dụng nó. Những cặn này có thể làm tắc kim và cản trở việc tiêm, dẫn đến tiêm không đủ liều.

Chọn liều quá cao hoặc không kiểm tra kỹ liều lượng có thể dẫn đến việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít insulin. Nếu điều này xảy ra, hãy theo dõi chặt chẽ mức đường huyết sau khi tiêm. Quá nhiều insulin có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, hay quá ít insulin có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên mức cao nguy hiểm.

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi