Bệnh viện nào đo xương phát triển của trẻ năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Chứng đau xương tăng trưởng sẽ gây ra cảm giác đau tức, mỏi ở chân của trẻ đang độ tuổi dậy thì, cơn đau tập trung ở các khớp hoặc đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng, ban ngày hoàn toàn bình thường, chỉ đến đêm cơn đau mới xuất hiện. Quá trình đau sẽ xảy ra trong vài ngày rồi sau đó tái diễn...

Theo thống kê thì có khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển đều mắc phải chứng đau tăng trưởng, chứng bệnh này thường bắt đầu từ khi trẻ được 3 tuổi và có khi kéo dài đến hết tuổi dậy thì, rõ nhất trong giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi và từ 8 đến 12 tuổi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau tăng trưởng

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra chứng đau cơ tăng trưởng ở trẻ một cách rõ ràng, mặc dù nó hiện diện mỗi ngày ở một số đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Đau tăng trưởng không trùng hợp với giai đoạn phát triển mạnh của trẻ và nó cũng không có sự liên quan tới các vị trí tăng trưởng. Chính vì thế, một số các rối loạn thần kinh và cảm xúc được cho là yếu tố dẫn đến tình trạng đau này.

Ngoài ra, có một vài nguyên nhân gây chứng đau tăng trưởng ở trẻ cũng được đề xuất như: có thể là do trẻ vận động quá mức tại các chi, sự mệt mỏi...

Một số khảo sát trên một số lượng dân số lớn cho thấy, chứng đau xương tăng trưởng của trẻ cũng có liên quan tới một số chứng đau tái diễn khác như đau bụng, đau đầu... Theo đó, có khoảng 25% trẻ bị đau đầu tái diễn kèm theo chứng đau tăng trưởng. Ngoài ra, những trẻ bị đau tăng trưởng thì cũng có ngưỡng chịu đau thấp hơn trẻ khác.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau xương tăng trưởng

Chứng đau xương tăng trưởng hay đau cơ, đau khớp tăng trưởng ở trẻ có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn sang bệnh lý khác, cha mẹ nếu không có kiến thức về chứng bệnh này thì sẽ rất dễ điều trị không đúng cách cho trẻ và làm tình trạng trầm trọng hơn.

Thực tế, đau cơ tăng trưởng, đau khớp tăng trưởng hay đau xương tăng trưởng đều là những cơn đau lành tính với những biểu hiện như:

  • Đau chân hoặc đi kèm với đau nhức mỏi tay, đau bụng.
  • Cơn đau có cảm giác không rõ ràng, không tìm được vị trí đau, thường là ở mặt sau bắp chân, mặt trước đùi hoặc mặt sau của gối.
  • Cơn đau tăng trưởng thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến trẻ thức giấc, khóc.
  • Cơ thể trẻ vẫn bình thường và không bị ảnh hưởng.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt và không có triệu chứng cụ thể.
  • Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi có thể mô tả cơn đau như chuột rút, mỏi, tê.
  • Khi được xoa bóp thì trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
    Bệnh viện nào đo xương phát triển của trẻ năm 2024

Cơn đau tăng trưởng thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến trẻ thức giấc, khóc

3. Chẩn đoán đau xương tăng trưởng bằng cách nào?

Việc chẩn đoán đau xương tăng trưởng ở trẻ có thể dựa vào các đặc điểm lâm sàng khi đứa trẻ chỉ bị đau vào ban đêm còn ban ngày hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ không có biểu hiện gì bất thường thì không cần thiết phải chụp chiếu hay tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Tiêu chuẩn để xác định trẻ bị đau tăng trưởng bao gồm các yếu tố sau:

  • Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm, khiến trẻ bị thức giấc.
  • Đau không liên quan đến cơ hoặc khớp.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt liên tục và càng đau nhiều nếu ban ngày trẻ hoạt động nhiều.
  • Khi thăm khám không thấy bất thường.

Ngoài ra, nếu cha mẹ vẫn lo lắng về sức khỏe của trẻ thì có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt để loại trừ trẻ bị đau do các bệnh lý như:

  • Rối loạn chuyển hóa
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Các loại nhiễm trùng
  • Hoại tử xương
  • Chấn thương
  • Khối u xương hoặc ung thư máu
  • Thiếu mạch máu nuôi

4. Phòng ngừa đau xương tăng trưởng bằng cách nào?

Đau xương tăng trưởng là chứng bệnh thường gặp và được đánh giá là lành tính, do đó cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi con mình mắc phải tình trạng này. Để phòng ngừa và giảm tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ thì cha mẹ có thể:

  • Hạn chế cho trẻ hoạt động quá sức, chỉ nên chơi những trò chơi vừa sức.
  • Khi trẻ bị đau thì xoa bóp, chườm nóng, kéo duỗi để giúp trẻ thoải mái hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý hiệu quả và an toàn.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì Trẻ

XEM THÊM:

  • Trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, có phải thiếu canxi?
  • Công dụng thuốc Celecoxib Stada 200 mg
  • Phải làm gì khi trẻ bị đau xương ống chân?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Tại sao trẻ em còi xương?

Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu Vitamin D, dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Cho bé ăn gì để không bị còi xương?

Chú ý bổ sung đủ vitamin D và canxi cho trẻ: Trẻ cần bổ sung khoảng 400-600 IU vitamin D và khoảng 700-1.000 mg canxi mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi như sữa tươi, trứng, cá, bơ, dầu cá, nấm, pho mát, đậu nành, hạt và rau xanh.

Trẻ thiếu vitamin D cần bổ sung gì?

Bổ sung vitamin D cho các bé thông qua những loại thực phẩm bao gồm: Dầu gan cá; Lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật; Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ... Các loại đồ uống từ ngũ cốc, hoặc nước trái cam ép đã được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tại sao trẻ em lại có nhiều xương hơn người lớn?

Kết luận: Trẻ em có nhiều xương hơn bởi chúng cần phải lớn lên. Xương dính vào nhau khi chúng ta lớn dần lên là nguyên nhân khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ khó có thể cao hơn được bởi lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết.