Ath nghĩa là gì

ATH là một trong những thuật ngữ nền tảng và quan trọng nhất trong thị trường giao dịch. Hầu như thị trường nào cũng đề cập đến khái niệm này, từ Forex, chứng khoán cho đến Coin. Do đó trader cần phải nắm rõ để có thể giao dịch khi thị trường có các điểm ATH mới. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ATH là gì và những điều cần làm khi thấy tín hiệu ATH.

ATH là gì?

ATH là viết tắt của All-Time High, dùng để chỉ mức đỉnh điểm mọi thời đại khi được so sánh với giá trị hiện tại, của một loại tài sản nhất định (cổ phiếu, ngoại hối, crypto, vàng). ATH xuất hiện nghĩa là đợt tăng giá đã tiến lên đến một phạm vi mới, chưa từng chạm đến trước đây. Tại thời điểm này, không có tình trạng thừa cung, không có tình trạng cố gắng bán ra của đám đông. Phe mua mạnh mẽ hơn nhiều so với phe bán, chính sự mất cân bằng này có thể mang lại những mức lợi nhuận cao và nhanh chóng, vượt qua những kỳ vọng thông thường.

Khi một loại tài sản đạt đến mức ATH, nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Nghĩa là nó sẽ tiếp tục đạt được những mốc ATH mới cao hơn, hoặc chạm ngưỡng kháng cự và bắt đầu giảm về (hồi về) giá trị thấp hơn.

Ví dụ, Bitcoin có ATH là 20.000 USD vào thời điểm cuối năm 2017, nghĩa là một đồng Bitcoin quy đổi ra được 20.000 USD giá trị tiền mặt. Ngay sau khi thị trường hưng phấn quá mức, nó đã dần dần chạm đáy mới liên tục và về mức 3.500 USD vào thời điểm cuối năm 2018. Mức này là mức chia gần 6 lần so với ATH.

ATH không được xem là nền tảng để phát triển thành một phương pháp giao dịch, nhưng nó có thể phục vụ như là một tín hiêu đáng chú ý cho các chiến lược đầu tư khác nhau.

Cần làm gì khi xuất hiện ATH?

Có rất nhiều kỹ thuật và công cụ khác nhau để xác định các điểm vào hoặc ra lệnh hợp lý trong một thị trường ATH. Tuy nhiên, phần này sẽ bao quát cho bạn những công cụ căn bản nhất để biết nên làm gì cụ thể khi gặp ATH.

Đo lường động lực giá

Đo lường động lượng giá là một trong những phương pháp căn bản nhất để xác định các điểm vào lệnh khi thị trường chuẩn bị chạm đỉnh ATH. Thông thường, trước khi giá đạt đỉnh ATH, thị trường sẽ trải qua một đợt tĩnh lặng hoặc thậm chí là giảm giá để lấy đà tăng mạnh mẽ trong tương lai.

Phương pháp này hoàn toàn có thể được áp dụng trên các khung thời gian khác nhau. Hãy tưởng tượng giá thị trường lúc này như một cái lò xo vậy, để có thể bật mạnh thì nó cần phải có một động lượng nén giảm về tương đương.

Áp dụng Fibonacci mở rộng

Một trong những tỷ lệ Fibonacci phổ biến nhất đó là 100%, 61.8%, 50%, 38.2% và 23.6%. Đây là các điểm được thể hiện bằng các đường nằm ngang trên biểu đồ giúp nhận diện các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Trong biểu đồ trên đây, các giá trị cụ thể ứng với những tỷ lệ Fibonacci này là 161.99, 162.35, 162.58, 162.73, 162.98, 163.23 và 163.39.

Trong đó, điểm Fibonacci phổ biến nhất là 61.8%, ứng với giá trị 162.35 và 162.73. Sau khi xác định được đường hỗ trợ hoặc kháng cự, hãy tìm đỉnh ATH đầu tiên sau đợt đột phá giá (162.58). Nếu điểm ATH này vượt đường kháng cự ở tỷ lệ 100%, nhiều khả năng các đợt đột phá giá sẽ tiếp tục và thị trường lại tiếp tục chạm các đỉnh ATH mới. Trong trường hợp ngược lại, đột phá giá sẽ thất bại và giá đổi chiều, hồi về giá trị thấp hơn.

Sau đợt đột phá giá đầu tiên, các điểm mở rộng mới tại giá trị như 163.23 và 163.39 có thể được xem như là các kháng cự tiềm ẩn và thường được dùng để đặt mức thoát lệnh để Take Profit.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên tham khảo Fibonacci như một dự đoán biến động giá có thể có, chứ không nên áp dụng trực tiếp trong mua bán.

Đường trung bình động (Moving Average, MA)

Một trong những cách đơn giản khác là chờ đợi các tín hiệu kết thúc xu hướng tăng.

Moving Avergave sẽ giúp trader có cái nhìn tổng quát nhất về xu hướng của thị trường. Nếu giá được chốt phía dưới đường MA này, thì nhiều khả năng xu hướng tăng sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, có 1 nhược điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này đó là việc xác định khung thời gian hoặc chiều dài của đường dao động, để sao cho giá thể hiện gần đúng nhất với xu hướng của thị trường. Các loại tài sản khác nhau thường được áp bằng các khung thời gian khác nhau. Trader sẽ cần các kiến thức và kỹ thuật nâng cao hơn để có thể tìm ra khung thời gian hợp lý nhất.

Quy tắc giao dịch với ATH

Tại điểm ATH, ngưỡng kháng cự biến mất tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại nhất định tạo ra bất ngờ cho các nhà đầu tư khi phân tích. Suốt chặng đường đến ATH, thị trường đã hấp thu toàn bộ nguồn cung trên thị trường. Sau đó, giá có thể phải trải qua giai đoạn test, kéo dài hàng tuần hay thậm chí hàng tháng. Quá trình này có thể gây ra các tổn thất cho nhà đầu tư tay mơ. Do đó phải nắm những quy tắc sau đây:

Quy tắc 1: Phân tích quá trình đột phá giá

Quá trình đột phá đẩy giá lên những đỉnh cao mới thường diễn ra theo 3 giai đoạn riêng biệt.

Đầu tiên, giá sẽ được đẩy lên trên ngưỡng kháng cự, thu hút khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình.

Sau đó động lực tăng trưởng mờ nhạt dần, lực mua có vẻ yếu thế hơn dẫn đến giá giảm xuống. Đây là giai đoạn kiểm tra độ vững chắc của đột phá. Giá có thể được kích hoạt để tăng lên cao hơn mức trước đó để xác nhận xu hướng bứt phá, hoặc ngược lại, giá rớt xuống và chấm dứt đợt tăng trưởng.

Sau cùng, bạn cần phải xem xét chỉ số OBV, xác định đường đi của mức khác cự thấp nhất có ủng hộ xu hướng tăng hay không. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì khi một tài sản đạt tới mức ATH, nó sẽ tạo ra sự quan tâm rộng lớn trên thị trường và thu hút khối lượng mua một cách mạnh mẽ. Nếu điều này không xảy ra thì có lẽ xu hướng của cuộc đột phát sẽ phải bị dừng lại.

Quy tắc 2: Xem xét cấu trúc mô hình giá

Một xu hướng tăng giá thường được đánh dấu bởi mẫu hình nến cơ sở (basing pattern) ngay dưới điểm đột phá (nhưng không quá sâu). Do đó, hãy tìm những cây nến và xem xem liệu chúng có tạo ra các mô hình đáy tròn hay đáy vuông hay không để xác nhận liệu xu hướng đột phá lên có xuất hiện.

Quy tắc 3: Xác định vị trí của các mức kháng cự tiềm ẩn mới

Bây giờ hãy sử dụng Fibonacci từ mức thấp nhất của phạm vi giao dịch cho đến mức đột phá và đánh dấu các phần mở rộng tại các điểm như 1.270, 1.618, 2.000 và 2.618 giống như hình minh họa bên trên.

Đó chính là các ngưỡng kháng cự tiềm ẩn khi giá đột phá lên. Ngưỡng cao nhất là mức 2.618, tại đây đánh dấu một mức kháng cự mạnh, có thể báo hiệu cho một đỉnh. Vì vậy hãy xem xét lại mục tiêu lợi nhuận của bạn khi giá đạt đến mốc đó.

Quy tắc 4: Hãy đặt ra một mức giá giúp bảo vệ lợi nhuận của bạn

Giả sử rằng các tính hiệu đã xác nhận rằng giá sẽ đột phá lên. Việc tiếp theo cần làm là đưa ra các quy tắc để bảo vệ lợi nhuận. Hãy bắt đầu bằng việc xác định xem mức lợi nhuận tối thiểu bạn muốn đạt được và đưa ra điểm chốt lời nếu xu hướng giá lên đổi chiều quay xuống. Bạn có thể chọn con số này bằng các mức phần trăm đơn giản như 10%, 20% hay 50% hoặc sử dụng các giá trị tuyệt đối như 5000$, 10,000$ hay 25,000$.

Không có lý do gì để lãng phí lợi nhuận tiềm năng sau khi bạn đã bỏ công sức phân tích kỹ lưỡng trước đó.

Quy tắc 5: Cần xem xét kỹ lưỡng khi muốn gia tăng vị thế

Trong quá trình tăng giá, nếu bạn mua thêm, bạn có thể có thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không mua đúng thời điểm sẽ có tác dụng ngược lại, phá hỏng lợi nhuận bạn đã tạo ra. Theo nguyên tắc chung, bạn chỉ nên gia tăng vị thế khi nó đang ở vùng có tỷ lệ risk/reward thuận lợi như khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ của được MA.


CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này.