Yếu tố kì ảo trong truyện Bánh chưng, bánh đây

*Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có chi tiết tưởng tượng kì ảo là :

-Đang trong giấc ngủ , Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy thần về chỉ bảo cho mình về cách làm bánh .

*Ý nghĩa :

-Lời mách bảo của thần tiên đã làm gió giá trị của hương vị đồng quê , giá trị của hạt giạo . Bánh chưng , bánh giầy là chủ yếu vì nó mang đậm bản sắc hương vị dân tộc : Bánh chưng tượng trưng cho hình đất , Bánh giầy tượng trương cho hình trời . Bày tỏ niềm kính mến đối với đất trời , đó là nguyên do tại sao bánh của Lnag Liêu lại được chọn , 1 chi tiết tưởng tượng kì ảo đã tạo nên 1 cốt truyện tuyệt vời.

Em hãy viết đoạn văn nêu ra ý nghĩa của yếu tố thần kỳ trong “Bánh chưng bánh giầy”

Bài làm

      Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần Tiên, Bụt Phật,… đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Đó là những nhân vật đại diện cho tư tưởng công bằng của nhân dân. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Truyện kể rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua". Tuy chưa đúng hoàn toàn, nhưng chi tiết thần linh cũng phần nào thể hiện khát vọng đổi đời và công bằng của nhân dân ta. Có thể nói, một phần nhờ vào yếu tố thần kỳ mà truyện đã biểu lộ được vẻ đẹp của hương vị đất nước, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà, nhân văn. Và đó chính là bản sắc, tư tưởng tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam. 

Loigiaihay.com

(5 điểm )

Yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”: Lang Liêu mồ côi mẹ từ nhỏ, cuộc sống vất vả hơn các Lang nên được thần báo mộng: “Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo …ăn không biết chán”

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 12

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

+ Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Bánh chưng, bánh giầy là g2i ạ, nêu ý nghĩa của các chi tiết đó
+ Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Thánh Gióng là g2i ạ, nêu ý nghĩa của các chi tiết đó

Em hãy tìm chi tiết kì ảo trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy? Ý nghĩa của chi tiết đó là gì?


Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Tìm yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong truyện “Bánh chưng ,bánh giầy"

Trong truyện “Bánh chưng bán giầy” có nhiều những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian, đó là những chi tiết nào?