Chi phí nghỉ mát hạch toán vào đâu năm 2024

Chi nghỉ mát (hay còn gọi là du lịch) được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, chi phí cho nhân viên đi nghỉ mát có được tính chi phí hợp lý không?

Chi phí nghỉ mát hạch toán vào đâu năm 2024
Căn cứ Khoản 4, Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC thì các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung tiết e điểm 2.2, tiết b điểm 2.6, điểm 2.11 và điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

4. Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC):

“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;… Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Như vậy, chi nghỉ mát được xem là khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động và để đưa khoản phúc lợi này vào chi phí hợp lý được trừ thì phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

Thứ nhất, tổng số chi nghỉ mát không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định.

- 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Trong đó:

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Thứ hai, các khoản chi này cần phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định như:

- Hợp đồng với Công ty du lịch, bảng danh sách người lao động tham gia, hóa đơn tiền phòng, ăn uống, đi lại...

- Đối với các khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng – sau đây gọi tắt là “thuế GTGT”) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Quyết định đi nghỉ mát, phê duyệt kinh phí của Giám đốc.

Ngoài ra, về vấn đề khấu trừ thuế GTGT cho khoản chi nghỉ mát:

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 4005/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi phúc lợi cho người lao động thì:

Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với các khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ sau:

- Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong quá trình đi nghỉ mát.

- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp không tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát mà chi tiên cho công nhân viên tự đi

Căn cứ vào bảng kê chi tiền cho nhân viên đi nghỉ mát:

  • Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
  • Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân ( Nếu chi tiền mặt tới mức chịu thuế )

Trường hợp 2: Doanh nghiệp tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát theo đoàn

  • Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

3) Hồ sơ chi phí nghỉ mát cho nhân viên mới nhất

3.1) Doanh nghiệp không tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát mà chi tiên cho công nhân viên tự đi.

Hồ sơ gồm có:

a) Hồ sơ quy định nội dung nghỉ mát

- Hợp đồng lao động

- Thỏa ước lao động tập thể

- Quy chế tài chính của công ty

b) Hồ sơ thanh toán

- Quyết định của giám đốc về việc chi cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tờ trình nghỉ mát

- Dự toán kinh phí nghỉ mát

- Danh sách nhân viên được tham gia nghỉ mát

- Bảng kê danh sách có chữ ký nhân viên nhận tiền nghỉ mát (nếu nhận bằng tiền mặt)

- Giấy báo nợ của ngân hàng (nếu chuyển khoản)

3.2) Doanh nghiệp tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát theo đoàn.

a) Hồ sơ gồm có:

- Hồ sơ quy định nội dung nghỉ mát

- Hợp đồng lao động

- Thỏa ước lao động tập thể

- Quy chế tài chính của công ty

b) Hồ sơ thanh toán

- Quyết định của giám đốc về việc chi cho nhân viên nghỉ mát

- Danh sách nhân viên được tham gia nghỉ mát

- Chứng từ của các khoản chi cho việc nghỉ mát. Trong đó bao gồm (hợp đồng dịch vụ đi lại, ăn, nghỉ; các hóa đơn vui chơi, ăn uống, dịch vụ; vé máy bay, giấy báo nợ…)

Lưu ý: Các chứng từ này phải là những hóa đơn hợp lý, hợp lệ, xác định rõ ràng nguồn gốc nhà cung cấp, thời gian viết hóa đơn phải trùng với thời gian nghỉ mát quy định, các khoản chi không vượt định mức, các hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản.

Chi phí bán hàng hạch toán vào đầu?

Tài khoản 641 (Chi phí bán hàng) dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, ...nullHướng dẫn tài khoản 641 (chi phí bán hàng) theo Thông tư 200/2014/TT ...thuvienphapluat.vn › phap-luat-doanh-nghiep › bai-viet › huong-dan-tai-k...null

Công tác phí hạch toán vào đầu?

  1. Chi phí công tác hạch toán vào tài khoản nào theo thông tư 133.

Nếu là bộ phận bán hàng: hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6421..

Nếu là bộ phận quản lý: hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6422..

Chi phí vận chuyển nguyên liệu hạch toán vào đầu?

Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 (Nguyên vật liệu), TK 153 (Công cụ dụng cụ) hoặc TK 156 (Hàng hóa).nullHạch toán và phân bổ chi phí vận chuyển theo từng trường hợp - UBotubot.vn › hach-toan-va-phan-bo-chi-phi-van-chuyen-theo-tung-truong-hopnull

Chi phí quảng cáo hạch toán vào đầu?

Chi phí quảng cáo có mục đích để thúc đẩy doanh số bán hàng, do đó chi phí quảng cáo là một phần trong chi phí bán hàng và được hạch toán vào tài khoản Chi phí bán hàng.nullChi phí quảng cáo là gì? Cách hạch toán và điều kiện xác định CP - UBotubot.vn › chi-phi-quang-cao-la-ginull