Xây dựng thực đơn 1 tuần cho trẻ mầm non

  • Home
  • Góc Giáo Viên
  • XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẦM NON ĐẠT CHUẨN DINH DƯỠNG

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đề cao, nhất là trong môi trường giáo dục mầm non. Chính vì vậy việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cung cấp đầy đủ dưỡng chất là việc vô cùng cần thiết. Bởi không có một phụ huynh nào muốn gửi con mình tại một nơi mà con không được ăn uống đủ chất. Bài viết dưới đấy KiddiHub xin được gợi ý một số mẫu thực đơn theo chuẩn dinh dưỡng quốc gia để quý thầy cô có thể xây dựng thực đơn riêng cho đơn vị của mình.

Thực đơn cho trẻ mầm non dinh dưỡng đạt chuẩn quốc gia

Mẫu số 1

Thực đơn cho trẻ mầm non

Mẫu số 2

THỨ SÁNG TRƯA TRÁNG MIỆNG XẾ
2 Bún mộc – Sữa Mặn: Cá chiên sốt cà
Canh: Cải bó xôi thịt
Chuối cau Hủ tiếu bò kho
Yaourt
3 Soup gà nấm đông cô – Sữa Mặn: Trứng chiên thịt nấm rơm
Canh: Khoai mỡ nấu tôm
Nước cam Bún cá hành cần
Yaourt
4 Nui sao thịt trứng – Sữa Mặn : Tôm rim chua ngọt
Canh: Cải thảo hầm xương
Dưa hấu Phở bò
Yaourt
5 Mì hải sản – Sữa Mặn: Đậu hủ kho thịt sốt cà
Canh: Bí xanh nấu tôm
Đu đủ Cháo thịt bò
Yaourt
6 Phở gà – Sữa Mặn: Gà kho gừng
Canh: Cải dún thịt bằm
Thanh long Mì gói thịt bò
Yaourt
7 Soup bí đỏ – Sữa Mặn: Thịt kho trứng cút
Canh: Cá nấu ngót
Rau câu dừa sữa Bánh mì sandwich, hột gà
Yaourt âu

Mẫu số 3

Thứ2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6
Sáng Súp nấm gà.
Sữa chua uống có probiotic.
Cháu thịt rau củ.
Sữa tươi.
Bún cá diêu hồng.
Sữa chua uống có probiotic.
Bánh mì sandwich phết pate.
Sữa tươi.
Bún mọc.
Sữa chua uống có probiotic.
Trưa Thịt viên chiên bơ.Canh bí xanh nấu với thịt.

Sinh tố xoài.

Tôm rim thịt.Canh thịt bò nấu với bí đỏ.

Chuối tiêu hồng.

Thịt gà xào nấm.
Canh cá rau cải.
Sườn rút xương sốt chua ngọt.
Canh đậu thịt cà chua.
Cá quả hấp xì dầu.Canh sườn rau củ.

Đu đủ chín.

Chiều Bánh mì sandwich với dăm bông.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Bánh bông lan cuộn.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Cháo cá hồi.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Phở bò.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Bánh Crepe kiểu pháp.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.

Mẫu số 4

Thứ 2Thứ 3Thứ 4 Thứ 5Thứ 6
Bữa sáng Súp nấm gà.
Sữa chua uống có probiotic.
Cháu thịt rau củ.
Sữa tươi.
Cháo cá diêu hồng.
Sữa chua uống có probiotic.
Cháo thịt băm
Sữa tươi.
Cháo thịt đậu xanh.
Sữa chua uống có probiotic.
Bữa Trưa Cháo thịt bí xanh.
Sinh tố xoài.
Cháo thịt bò bí đỏ.
Chuối tiêu hồng.
Cháo gà nấm.
Nước ép cam.
Cháo sườn rau củ.
Thanh long.
Cháo cá rau cải.
Đu đủ chín.
Bữa Xế Cháo cá.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Cháo hải sản.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Cháo cá hồi.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Cháo thịt bò.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
Cháo sườn rau củ.
Sữa bột hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh mẫu thực đơn cách nấu món ngon của một số trường mầm non. Mời quý thầy cô cùng tham khảo ạ?

Thực đơn cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mầm non

Lời Kết

Trên đây là một số mẫu thực đơn dinh dưỡng dành cho các bé mẫu giáo được KiddiHub tổng hợp. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý hay giúp quý thầy cô xây dựng thực đơn cho các em một cách dễ dàng và phong phú hơn.

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam. KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: //kiddihub.com


#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Thực đơn trong trường là yếu tố hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm khi cho con đi học mẫu giáo. Chính vì vậy việc xây dựng một thực đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đúng theo độ tuổi và cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng? Làm sao để có một thực đơn đa dang? Làm sao sao để thực đơn hấp dẫn các bé?

Cùng tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!

1. Tại sao phải xây dựng khẩu phần và thực đơn?

Khẩu phần: Là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể [protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng].

Thực đơn: Là lương thực, thực phẩm được chế biến dưới dạng các món ăn trong từng bữa, từng ngày và hằng tuần.

Xây dựng khẩu phần và thực đơn nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và vệ sinh văn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Việc có sẵn thực đơn và khẩu phần ăn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhà bếp đi chợ.

Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ em, tùy theo tình trạng sức khỏe và trạng thái hoạt động, cần dựa vào một số nguyên tắc chính để xây dựng khẩu phần, thực đơn khác nhau phù hợp.

Tùy theo khả năng cung cấp thực phẩm ở địa phương và tùy thuộc vào thời tiết, mùa để xây dựng cho trẻ một khẩu phần hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng.

2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trường mầm non bao gồm:

  • Đảm bảo cho khẩu phần đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật, mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các loại vitamin và chất khoáng.
  • Đảm bảo khẩu phần của trẻ ở trường mầm non: lứa tuổi nhà trẻ chiếm 60-70% khẩu phần cả ngày và mẫu giáo 50-60% khẩu phần cả ngày.
  • Trong đó tỷ lệ: Bữa trưa: 30-35, Bữa chiều: 25-30%, Bữa phụ: 1/2 bữa chính
  • Thực đơn được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng và theo mùa để điều hòa thực phẩm.

Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn để hấp dẫn trẻ và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Khi thay đổi cần đảm bảo thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm [ví dụ: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm,…] hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương.

Thay đổi thực đơn trường mầm non không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi dạng chế biến trong cùng một loại thực phẩm [như, luộc, kho, rào, dán, hấp,…].

Trong cùng một bữa ăn nên sử dụng thực phẩm giống nhau cho các chế độ ăn để tiện cho cán bộ nhà bếp đi chợ, nhưng lưu ý nhu cầu của từng độ tuổi và cách chế biến phù hợp.

CHÚ Ý:

  • Có thực đơn của bữa chính, bữa phụ phù hợp với mức đóng góp.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến đồ ăn cho trẻ

3. Các bước xây dựng khẩu phần và thực đơn trường mầm non

3.1 Các bước xây dựng khẩu phần ăn

  • Tính năng lượng, lượng protein và các chất dinh dưỡng khác của khẩu phần cho một bữa chính của một trẻ theo độ tuổi tương ứng với mỗi chế độ ăn.
  • Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho một suất ăn.
  • Bổ sung vitamin và các chất khoáng bằng các loại rau.
  • Bổ sung năng lượng bằng mỡ động vật, dầu thực vật hoặc đường.
  • Thêm gia vị.

3.2 Các bước xây dựng thực đơn

  • Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần và số bữa ăn trong ngày của từng chế độ ăn [số bữa chính, bữa phụ].
  • Chọn thực phẩm giàu đạm động vật và thực vật.
  • Chọn các loại rau.
  • Chọn cách chế biến thành món ăn cho từng chế độ ăn. Chế độ ăn cơm cần đảm bảo có món canh và món mặn.
  • Cho gia vị vào các món ăn [nước mắm, hành,…].
  • Chọn món ăn cho bữa phụ.

Trên đây nguyên tắc xây dựng thực đơn và khẩu phần trường mầm non cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Các cô cũng nên thường xuyên thay đổi, sáng tạo các món mới phù hợp với chế độ dinh dưỡng và sở thích của các bé để các bé ăn ngon miệng hơn và phát triển tốt nhất.

Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu một số mẫu thực đơn phù hợp cho từng độ tuổi của các bé mầm non bạn có thể tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề