Viết đoạn văn kể về chị võ thị sáu năm 2024

“Mùa hoa Lê-ki-ma nở, ở quê ta miền Đất Đỏ. Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau….”. Những câu hát nhẹ nhàng, sâu lắng của bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” trào dâng niềm xúc động trong mỗi chúng tôi trên đường về xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quê hương người anh hùng Võ Thị Sáu, đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho cách mạng, vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 (có tài liệu ghi năm 1935), quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống cách mạng, chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, bóc lột đồng bào, tàn phá quê hương, chị sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như: giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ, chị bị bắt.

Viết đoạn văn kể về chị võ thị sáu năm 2024
Nhà lưu niệm chị Võ Thị Sáu.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Ngày 21/1/1952, chị bị đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò. Chị Sáu là nữ tù nhân đầu tiên và trẻ nhất tại Côn Đảo. Sau những chiến công tiêu diệt kẻ địch, cùng với chí khí kiên cường khi bị bắt, chị Sáu đã làm khiếp vía kẻ địch. Cho dù bị tra tấn dã man, chị cũng không hề khai báo, luôn lớn tiếng chất vấn lại luật sư và cha cố khi đụng chạm tới lý tưởng cách mạng. Ngay tại đêm trước khi lĩnh án tử, chị Sáu đã giơ tay thề trước lá cờ Đảng và trở thành người nữ đảng viên trẻ tuổi nhất vào đầu năm 1952. Và đúng sáng hôm sau, ngày 23/1/1952, chúng bí mật đưa chị ra pháp trường xử bắn. Chị Võ Thị Sáu – người thiếu nữ anh hùng của quê hương Đất Đỏ đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Ngày 02/8/1993, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định 149/KT/CTN truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” cho chị Võ Thị Sáu.

Quê hương chị Sáu, vùng quê nghèo giàu truyền thống cách mạng hôm nay đã có sự đổi thay mạnh mẽ. Hai bên đường là những vườn cây xanh mướt, những cánh đồng lúa trải dài; giao thông rộng mở, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Ngôi nhà lưu niệm liệt sỹ Võ Thị Sáu đơn sơ và nhỏ bé nằm ở ngã tư Đất Đỏ, thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ. Ngôi nhà mang kiến trúc bình dị như bao ngôi nhà khác của làng quê Việt Nam với nền nhà đất, xung quanh được che ván gỗ, mái được lợp ngói âm dương, dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài dài 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kê sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Nhà Lưu niệm Võ Thị Sáu đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ-BT ngày 27/01/1986, thuộc loại hình lưu niệm danh nhân, là nơi ghi dấu những kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu và những ngày đầu hoạt động cách mạng của nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu, một người con trung hiếu của dân tộc, một chiến sĩ cách mạng kiên cường trong chiến đấu, bất khuất bảo toàn khí tiết trong lao tù, anh dũng lạc quan trước mũi súng quân thù.

Viết đoạn văn kể về chị võ thị sáu năm 2024
Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Đảng các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bà Rịa-Vũng Tàu tưởng niệm trước Tượng đài chị Võ Thị Sáu.

Cách Nhà lưu niệm khoảng 100 m là Công viên tượng đài và Đền thờ anh hùng Võ Thị Sáu. Tượng chị được đặt ở nơi đẹp, yên bình và tĩnh lặng, bốn mùa ngát hương với hoa sứ, hoa ngọc lan, hoa lêkima. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7m, tạo theo thế chị Sáu ung dung ra pháp trường, tà áo vẫn tung bay trong gió. Một con người hiên ngang, bất khuất, kiên cường, không đầu hàng trước gian khó, hiểm nguy. Trước tượng đài chị, chúng tôi kính cẩn dâng hương và dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả của người nữ anh hùng. Chị Sáu hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tình yêu Tổ quốc, sự hy sinh anh dũng và lý tưởng sống cao đẹp của chị trở thành tấm gương sáng ngời cho thế hệ hôm nay phấn đấu học tập và noi theo. Sự hy sinh anh dũng của chị được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng 6 chữ vàng “sống anh dũng, chết vẻ vang”. Nhiều năm trôi qua, kể từ ngày chị hy sinh, tên chị luôn được các thế hệ người Việt Nam nhắc đến với tình cảm yêu thương, trân trọng và trở thành tên trường, tên đường, tên đoàn, tên đội, tên quỹ học bổng... ở khắp mọi miền đất nước.

Đền thờ chị Võ Thị Sáu trưng bày các hiện vật, giới thiệu hình ảnh về cuộc đời hoạt động của anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu cùng một số hình ảnh về quê hương Đất Đỏ. Đồng nghiệp cùng đoàn đã mua tặng tôi cuốn sách “Võ Thị Sáu – Con người và huyền thoại” của tác giả Nguyễn Đình Thống. Cuốn sách kể về cuộc đời chị Võ Thị Sáu từ tuổi thơ trên quê hương Đất Đỏ giàu truyền thống cách mạng, đến những trận đánh táo bạo của chị cùng đồng đội, những giây phút đối mặt với kẻ thù trong nhà tù thực dân đế quốc, những giây phút hào hùng nhất trong cuộc đời của chị trước lúc hy sinh, những huyền thoại trong sáng đầy tính nhân bản kể từ khi chị ngã xuống đến nay… Cuốn sách là tư liệu quý giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chị Sáu - một dấu son truyền thống về chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam.

Viết đoạn văn kể về chị võ thị sáu năm 2024
Du khách tham quan các hiện vật, giới thiệu hình ảnh về cuộc đời hoạt động của anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Chị Sáu vẫn đang sống cùng quê hương Đất Đỏ, sống mãi với đất nước và các thế hệ người Việt Nam. Tên của chị đã đi vào lịch sử, trở thành dấu son truyền thống cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Nhà lưu niệm và đền thờ liệt sỹ Võ Thị Sáu là một địa chỉ đỏ cho những người muốn tìm hiểu lịch sử về truyền thống cách mạng tại quê hương Đất Đỏ.

Võ Thị Sáu nói gì trước khi chết?

Tại pháp trường, trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu yêu cầu không bịt mắt và hô to: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Tấm gương hy sinh của chị Võ Thị Sáu thể hiện người chiến sĩ công an xung phong sẵn sàng vì nước, vì dân chiến đấu với kẻ thù đến cùng.

Võ Thị Sáu đã hy sinh như thế nào?

267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P. Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952). Những câu nói bất hủ của chị Võ Thị Sáu: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Chị Võ Thị Sáu tài giỏi và có chí lớn như thế nào?

Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện.

Trước khi chết chị Võ Thị Sáu đã hát bài gì?

Bài hát mà chị chọn ở những phút giây thiêng đó chính là Tiến quân ca - Quốc ca của nước Việt Nam độc lập! Khi chúng chuẩn bị xử bắn cũng là lúc Võ Thị Sáu ngừng hát và thét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”. Và lời hô cuối cùng của chị dành cho Bác kính yêu: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.