Ví dụ về trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tâm lý học

+ Tai sao lại sử dụng khái niệm trừu tượng để gắn với khái niệm tâm lý. Nó có liên quan đến việc toán học hóa mô hình mạng liên kết. mà động tới toán học là động tới khái niệm trừu tượng. xin nói cụ thể sau kể cả việc tại sao lại lấy mô hình mạng liên kết làm căn cứ mà không xuất phát từ lý thuyết cấu trúc và hành vi của cấu trúc. Vì phải có cách để tránh điểm yếu  của phương pháp tiên đề trong toán học. nhưng lý thuyết cấu trúc và hành vi cấu trúc vẫn là tư tưởng xuyên suốt nội dung của mọi suy luận. đại thể thứ lý thuyết đó nghiên cứu tất cả các loại cấu trúc có trong tự nhiên, từ các hạt  vật chất, tới cấu trúc vũ trụ, từ các cấu trúc không gian trừu tượng của toán học tới các cấu trúc não bộ cụ thể của con người và cấu trúc xã hội sinh thể và hành vi của cấu trúc là khái niệm gắn bó chặt chẽ và cá thể hóa trên một cấu trúc xác định, nghĩa là hành vi luôn luôn là hành vi của một cấu trúc vật chất xác định.

+ với một phân tử hóa học thì hành vi của nó chính là hóa tính của phân tử đó, hành vi của cấu trúc các liên kết neuron trong não chính là khái tinh thần của người và động vật. các cấu trúc liên kết cụ thể luôn luôn gắn với một con số để chỉ mức độ liên kết [trọng số liên kết] và cấu hình liên kết. biểu diễn nó thì có nhiều cách nhưng nói chung gọi nó là: bậc của cấu trúc. Bậc cấu trúc này phản ánh mức độ tiến hóa của cấu trúc. Tức là thế giới là đa dạng các cấu trúc tương tác với nhau, và có xu hướng liên kết để có cấu trúc phức tạp hơn [tuy nhiên khái niêm entropy tăng vẫn đúng, nó đi cùng với hiện tượng cái chết cấu trúc]. Còn về khía cạnh lý thuyết thông tin thì gắn với mỗi cấu trúc luôn là hành vi cụ thể của nó, hành vi ở đây tương ứng chính xác với khái niệm thuật toán của cấu trúc khi kết nối vật lý với lý thuyết thông tin [Việc kết nối này là có được là từ khái niệm entropy]. Như thế thì các quá trình tâm lý mang ý nghĩa là các quá trình  xử lý thông tin trong não  và tương tác của nó với môi trường ngoài. Quá trình thông tin này tương đương với những quá trình vật lý cụ thể của cấu trúc vật chất. rốt cục lại tất cả là vật lý và tất cả cũng là thông tin.

+ và từ khía cạnh của tiến hóa ta có một tiên đề cố định: hành vi cấp cao chi phối hành vi cấp thấp, tương ứng trong lý thuyết thông tin thì thuật toán cấp cao chi phối điều khiển thuật toán cấp thấp. hành vi hay thuật toán luôn luôn là của một cấu trúc vật lý cụ thể, không có cái chung chung. Dựa vào tất cả những nhận định trên ta sẽ đi tới những khái niệm tinh thần sau đây: cái tôi, logic, cảm xúc, đạo đức, cái đẹp… và tìm hiểu cụ thể tính chất của nó là gì? Nó từ đâu tới? và có cách nào làm nó giàu lên, nghèo đi hay khác đi không? sau đó tôi sẽ trình bày khái niệm xã hội cũng từ mô hình mạng kết nối này.  rồi từ đó đi tới những vấn đề cụ thể như văn hóa, tôn giáo… và có một điểm mới là nó khơi gợi ra được rất nhiều khái niệm khác lạ như: bậc cấu trúc của cái tôi, hay pha tiến hóa trừu tượng của xã hội người, cái chết thông tin, vũ trụ thông tin, đầu thai thông tin… lý thuyết  dự đoán nhiều thứ dựa trên khái niệm tiến hóa cấu trúc.

+ nói thì nhiều nhưng  tựu chung lại chính là mô hình sau đây:

Trong hình vẽ trên các số chính là bậc của cấu trúc. nó không trừu tượng mà nó gắn với một node nhất định, ví dụ cấu trúc bậc 3 gắn với node có màu vàng. Điều đó cho phép chúng ta đi tới một kết luận rất căn bản: mỗi bản thân một node bao giờ cũng gắn với một bậc cấu trúc xác định. nghĩa là bên trong cấu tạo của nó lại là một cấu trúc liên kết con trong đó. Nó kiểu như là một hình học fractal. Toán học hóa lý thuyết cấu trúc và hành vi cấu trúc chính là dùng toán để dự đoán được hành vi của mạng kết nối này. và cấu trúc trong lý thuyết đó phải được biểu diễn qua các liên kết cụ thể trong mô hình này. thứ toán học đó phải dự đoán được khi nào thì một cấu trúc thay đổi bậc của nó. Bậc lớn lên tức tiến hóa, nhưng cấu trúc luôn luôn sống trong môi trường bao quanh nó tức là có hiện tượng bậc cấu trúc nghèo đi, tức là dự đoán khi nào thì bậc cấu trúc giảm để đảm bảo sự liên kết toàn thể của một cấu trúc thống nhất không bị nghèo đi. Cái quan trọng khi kết nối với lý thuyết cấu trúc thì khái niệm môi trường cũng là một loại mạng liên kết. nó ở ngoài tức là nó không cùng bản thể cấu tạo, môi trường thay đổi nhanh nhiều và khó dự đoán cấu trúc của nó, nhưng khi đã nói nó là một cấu tạo mạng liên kết thì cái mạng này có thể biểu diễn thông qua khái niệm mạng xác suất. tức là các liên kết tạo ra rất ngẫu nhiên. Cụ thể thì mỗi node sẽ có thêm một số nào đó tác động liên tục trong thời gian. Và tuân theo một phân bố xác suất nào đó. Cái số tác động này sẽ tác động vào hành vi của node đó trong tiến hóa của bản thể thống nhất. cho đến khi nào nó thay đổi bậc cấu trúc cùng với các tác động từ trong nội bộ bản thể. [khái niệm bản thể ở đây dùng theo ý là các node là  cấu trúc bên trong chứ không phải bên môi trường ngoài, ở một mức độ không đột biến thì bản thể của các node trong chi phối mạnh hơn môi trường các node bên ngoài].

+ tại sao ta lại dùng mô hình này. vì nó dễ dàng trừu tượng hóa các đối tượng và mối quan hệ giữa chúng bằng các liên kết qua toán học, bản thân mỗi đối tượng cấu trúc bên ngoài đời thực có cấu tạo bên trong tương đương với khái niệm bậc cấu trúc trong mô hình. thứ hai là mô hình này rất gần các lý thuyết thông tin. Ví dụ như lý thuyết đồ thị, mạng thần kinh nhân tạo, lý thuyết tác tử. nguyên tắc của mô hình rất giản dị và trong sáng mà cái gì giản dị thì rất có khả năng là một chân lý gần gũi. Ví dụ thế này các liên kết hóa học có thể mô hình hóa bằng các kết nối giữa các node là các nguyên tử, các neuron thần kinh cũng vậy, và trong nguyên tử thì các lực tương tác giữa các hạt chính là một liên kết, các tế bào trong cây cối trao đổi với nhau là liên kết với nhau, các hành tinh liên kết qua lực hấp dẫn, thâm chí các từ vựng liên kết với nhau qua ngữ pháp, và bản thân các từ vựng cũng là một cấu trúc mạng liên kết thông tin được tạo ra từ các giác quan “giao nhau”.

+ vậy ta đi tới một nhận định. nếu các cấu trúc là các neuron thần kinh thì hành vi của cấu trúc kết nối đó chính là các trạng thái tinh thần cụ thể của động vật và con người. trong mỗi bậc cấu trúc thì luôn luôn song hành cùng với một loại hành vi cụ thể, cấu trúc tiến hóa trong môi trường theo thời gian, thì hành vi cũng tiến hóa trong môi trường thông tin tương ứng, cấu trúc và hành vi luôn ở trong trạng thái đối thoại liên tục, tương tác với nhau trong thể thống nhất song hành. Và như thế thì xã hội chính là trừu tượng các kết nối giữa các cá thể với nhau. các cá thể với tinh thần và cái tôi luôn luôn có một bậc cấu trúc xác định, tức là bậc cấu trúc cái tôi, về mặt thông tin thì nó chính là khả năng điều chỉnh và điều khiển hệ cấu trúc cá thể của nó. Không có xã hội chung chung chỉ có một nhóm các cá thể kết nối như thế nào đó với nhau, nếu các kết nối bền chặt [trọng số liên kết lớn] như việc cùng chung lợi ích, đam mê chẳng hạn thì ngay lập tức cái cấu trúc kết nối đó nó tạo ra một trạng thái tinh thần chung chi phối toàn bộ các node cá thể trong nó. Và về khía cạnh nào đó thì nó chính là một cái tôi tập thể với bậc cấu trúc thông tin cụ thể. Và ta tiếp tục mở rộng khái niệm này ra thì đi tới các khái niệm hội đoàn, giai cấp, dân tộc… và tương ứng với mỗi bậc cấu trúc lớn đó sẽ có thứ tinh thần tương ứng đó là văn hóa, là tôn giáo, tâm linh… tất cả đều gắn với khái niệm bậc cấu trúc của cái tôi. Và nếu như theo con mắt tiến hóa thì chúng ta đang trong một pha tiến hóa mới mà cấu trúc tiến hóa xã hội người được khoa học thông tin liên kết theo một dạng rất khác ở đó các cá thể tương tác trực tiếp với nhau hơn, nhạy cảm hơn, việc hình thành các cấu trúc thành phần dễ dàng hơn, đa dạng và rộng lớn hơn. việc liên kết này sẽ tạo ra một bậc cấu trúc mới của xã hội người và tôi tạm gọi đó là pha tiến hóa trừu tượng của xã hội người. trong pha tiến hóa này, tinh thần người, động vật, môi trường, máy móc sẽ tương tác trực tiếp với nhau, cảm nhận được nhau. và nếu như nó đã nâng bậc cấu trúc thì thứ tinh thần của nó cũng sẽ khác, đó là một loại văn hóa nhân loại yêu thích sự trừu tượng toán học, sự hài hòa của hình học và các con số, mỹ học cũng là một lý thuyết toán học.

+ và khi suy luận tới chỗ này thì xin đào sâu hơn về cái tôi sau đây để ta hiểu rõ ràng xương sống của tất cả những triết lý. Cái tôi thực ra đó là một thứ để đánh dấu sự duy nhất của một cấu trúc, tức là nó luôn luôn có một bậc, một môi trường tương tác xác định. không có bất kỳ hai electron nào giống nhau, không có cái tôi nào như cái tôi nào. Cái tôi biểu hiện rõ nhất khi bậc cấu trúc nuôi dưỡng nó càng cao. Thường thì đó là các sinh vật. như vậy thì tất cả các động vật ở một mức độ tiến hóa nhất định của hệ thần kinh, hay có một cơ chế điều hòa và kiểm soát nào đó đều có cái tôi. Con mèo cũng có cái tôi của nó, và trong môi trường xã hội không có con mèo nào giống con mèo nào cả. nó tương tác với môi trường thông tin và chịu ảnh hưởng đặc sắc của dấu ấn địa phương của nó. Như vậy thì bản thân mỗi tổ chức xã hội nhất định ví dụ như hội toán học chẳng hạn thì đều có văn hóa riêng, đó là cái tôi của hội đoàn đó. Và đặc trưng của tất cả cái tôi là: sự tự phản hồi, và xung nhịp thời gian. Ví dụ cái tôi cá thể của bạn. sự tự phản hổi ở đây là một thuật toán cao nhất biểu diễn qua ngôn ngữ tự nhiên chạy trong cấu trúc não, nó liên tục xử lý thông tin từ môi trường, và trong nội bộ cấu trúc, điều tiết các quá trình để nó có thứ tự thực hiện tối ưu hơn, sự tự phản hồi sinh ra để nó kịp nhận ra những sai lệnh và điều chỉnh kịp thời, và tự phản hồi chính bản thân nó để tự nhân đôi nó tự biết nó. Nếu không tự biết nó thì không thể được gọi là cái tôi. Còn khái niệm xung nhịp thời gian. Thì nó giống như một cái bóng đèn tín hiệu đỏ nhấp nháy liên tục trong môi trường xử lý thông tin. Nó cho phép các phép đo thông tin được thực hiện có kết quả, phân biệt được trình tự trước sau. nếu không có thời gian sự kiện thì cái tôi không biết được mình tồn tại hay không vì không có sự kiện thì thời gian không chảy, không biết trước sau, không phân biệt được cái tôi trước cái tôi sau, nghĩa là quá trình phản hồi thông tin không có kết quả rõ rệt đo được. thứ hai là ngôn ngữ tự nhiên, cái tôi không tách ra khỏi nó, ngôn ngữ là một khái niệm rất trừu tượng, nó hoàn toàn không tách ra khỏi cái tôi, nó hình thành cùng với cái tôi. Nhưng giả sử trong tình huống là bạn để cho não thư giãn không sử dụng bất kỳ tý ngôn ngữ nào để điều chỉnh và chỉ đạo tinh thần thì cái tôi có còn đó không. nó còn đó, nhưng không biểu diễn rõ ràng. Hiểu về mặt ngôn ngữ thì cái tôi chính là một loại thuật toán tự phản hồi ở mức độ cho phép cao nhất, nó có ưu tiên nhất khi các giác quan mở, vì phải như thế thì nó mới điều chỉnh để cấu trúc cơ thể của nó tương tác tương đối hài hòa với môi trường. không thể triệt tiêu được cái tôi. Nó tồn tại trong tất cả các môi trường thông tin từ siêu thức, ý thức, tới tiềm thức, vô thức, tĩnh thức,… nó liên tục điều chỉnh, xử lý thông tin. Cái tôi luôn luôn song hành với cái logic, cái logic là thứ tự của thuật toán, nó hình thành từ rất nhiều quá trình thử và sai khi xử lý thông tin giữa cái tôi và môi trường. cái logic được kích hoạt từ các giác quan, nó tuân thủ chặt chẽ các định luật vật lý, mà các quy luật vật lý của môi trường tác động qua giác quan tương ứng với quá trình thông tin đi kèm. Cái tôi hình thành từ tự nhiên trải qua quá trình tiến hóa bậc cấu trúc và nó ngày càng tối ưu hơn trong pha tiến hóa trừu tượng của xã hội người.

+ tiếp theo là khái niệm cảm xúc. Con người có bao nhiêu loại cảm xúc, về cơ bản để phân biệt thì ta có thể đếm được, nhưng cái quan trọng là trạng thái tổng hợp mà nó mang tới. nói chung là cảm xúc yêu đương, sợ hãi, tự hào, cái đẹp… một vài cái nữa. con người sống trong trạng thái hòa trộn giữa các loại cảm xúc cơ bản đó. Vì thế cảm giác hạnh phúc là một trạng thái tổng hợp chứ không phải là cảm xúc cơ bản. cảm xúc nó hình thành từ đâu, và tại sao nó lại có mặt như thế mà không phải thế khác? Liệu trong quá trình tiến hóa chúng ta có thêm hay mất đi các loại cảm xúc không? có lúc nào đó con người chỉ tồn tại là một dạng cấu trúc logic thuần túy không có chút cảm xúc nào không? với lý thuyết cấu trúc và hành vi biểu diễn qua mô hình mạng. thì tất cả các câu hỏi trên đều có lý. Có nghĩa là có thể trả lời được. cảm xúc là một quá trình ban thưởng của logic. Rất nhiều chu trình logic của cái tôi, khi tương tác với môi trường, trong xã hội. nếu nó thực hiện thành công thì đó là một lần cơ chế tự điều chỉnh của cấu trúc thần kinh ban thưởng cho thuật toán thành công đó, mỗi lần như thế là một lần trọng số liên kết của một cấu trúc xác định được nâng cao, bền chặt hơn. sự ban thưởng tích tụ trong tiến hóa tinh thần, nó cho phép một mức độ nào đó bỏ qua các bậc thứ tự logic xác định để tối ưu xử lý thông tin trong khoảng thời gian và không gian nhỏ nhất. điều này là để đảm bảo sự toàn vẹn của cấu trúc tinh thần và xã hội qua sinh thái biến động phức tạp, mà không phải lúc nào cũng tuần tự logic có thể làm được. nghĩa là nó cho phép logic của cái tôi bỏ qua gì đó khi cần thiết. cảm xúc là một chu trình tổng thể tích tụ của rất nhiều thuật toán logic của cái tôi. Nó như sự công nhận, hay một dấu đỏ để đóng dấu vào logic, cho phép nó bỏ qua các thủ tục khi đối mặt với môi trường phức tạp của hiện tại và sự tồn tại trong tương lai.  cảm xúc mạnh hơn và chi phối tinh thần cơ bản hơn rất nhiều so với logic. Cảm xúc được hình thành và cũng có thể mất đi phụ thuộc vào môi trường mà cái tôi tương tác. Nếu sống từ bé trong những tội lỗi thì con người sẽ không thể có cảm xúc về đạo đức được. nó không hiểu đạo đức là gì? Lòng tốt là gì? Nó chỉ có logic và tôi ưu logic đó và sự giết chóc. Cảm xúc của nó là sự giết chóc. đạo đức không cho phép logic của cái tôi tối ưu xử lý thông tin trong môi trường đó. Và cũng có thể dùng các chất kích thích thần kinh để tiêu diệt cảm xúc, ví dụ như cảm xúc yêu đương. Vẫn nhớ mình hành động thế nào nhưng lại không có một chút rung động nào. [các tập đoàn dược phẩm đang định thử thứ thuốc này trên cơ thể xã hội, nó đang định làm méo mó loài người].

+ MỘT CHÚT KẾT LUẬN. trong tất cả các trình bày trên từ khái niệm tự phản hồi của cái tôi, đến cơ chế ban thưởng của cảm xúc. Tất cả những thủ tục này đều có thể trừu tượng hóa thành những cái đo đạc được thông qua một ngôn ngữ toán học nhất định. Vì thế mới gọi là tâm lý học trừu tượng. và nếu thành công thì chúng ta có thể tạo ra được những cấu trúc vật lý nhất định và cấy vào đó cái tôi, và cảm xúc cho nó. Tất cả trong tay ta là mô hình mạng liên kết, cấu trúc là cấu trúc trong mạng đó, hành vi là hành vi trong nó, thế giới này là một mạng lưới khổng lồ các cấu trúc liên kết có các bậc cấu trúc khác nhau tương tác thông tin với nhau. đó là hiện thực, không có cái gì thoát khỏi nó để về với chúa, hay cõi niết bàn tách bạch mông lung.

Video liên quan

Chủ Đề