Tĩnh gia thanh hóa cách hà nội bao nhiêu km

Thị xã Nghi Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Thanh Hóa, nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 46 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 196 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài khoảng 42 km
  • Phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh
  • Phía nam giáp thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An
  • Phía bắc giáp huyện Quảng Xương.

Thị xã Nghi Sơn có diện tích 455,61 km², dân số năm 2019 là 307.304 người, mật độ dân số đạt 674 người/km².

Địa hình của thị xã thuộc loại bán sơn địa, bao gồm những hang động, đồng bằng và đường bờ biển dài. Thị xã cũng có một số hòn đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển lớn. 12% dân số là Kitô hữu.

Đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và tuyến đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu đi qua.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của trạm Tĩnh Gia (Nghi Sơn) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cao kỉ lục °C (°F) 33.5 36.4 38.2 39.8 42.4 42.0 42.2 40.1 38.3 34.6 35.5 30.8 42,2 Trung bình cao °C (°F) 20.1 20.5 22.7 27.0 31.4 33.6 33.6 32.3 30.6 28.3 25.3 21.9 27,3 Trung bình ngày, °C (°F) 17.1 17.8 20.0 23.7 27.5 29.4 29.5 28.5 27.1 24.8 21.8 18.5 23,8 Trung bình thấp, °C (°F) 15.1 16.0 18.2 21.6 24.6 26.4 26.5 25.7 24.5 22.4 19.3 16.1 21,4 Thấp kỉ lục, °C (°F) 3.0 6.8 7.8 12.7 16.6 19.5 21.6 21.3 17.1 15.0 9.7 4.3 3,0 Lượng mưa, mm (inch) 38.7 (1.524) 36.3 (1.429) 49.1 (1.933) 59.1 (2.327) 134.8 (5.307) 139.4 (5.488) 172.7 (6.799) 268.5 (10.571) 449.4 (17.693) 352.9 (13.894) 96.4 (3.795) 33.6 (1.323) 1.841,4 (72,496) % Độ ẩm 87.1 89.3 90.6 89.3 84.0 79.2 79.4 83.8 86.0 84.7 82.9 82.8 84,9 Số ngày mưa TB 10.7 12.3 14.6 11.3 10.6 9.3 10.4 14.6 14.7 13.3 8.8 6.7 138,3 Số giờ nắng trung bình hàng tháng 72.8 54.2 61.1 119.4 204.7 199.7 212.9 181.2 163.4 160.3 122.8 102.9 1.649,9 Nguồn: QCVN 02:2022/BXD

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Nghi Sơn trước đây vốn là huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Vào thời Hùng Vương, Tĩnh Gia thuộc bộ Cửu Chân, một trong 5 bộ của nước Văn Lang. Thời kỳ văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay hơn 2000 năm), các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở núi Chè (xã Mai Lâm) các công cụ bằng đồng của người Việt cổ. Thời An Dương Vương, thuộc đất Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương.

Thời thuộc Hán, Tĩnh Gia thuộc huyện Cư Phong của quận Cửu Chân. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông đặt tên là huyện Ngọc Sơn do phủ Tinh Ninh kiêm lý.

Đến Thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX (khoảng giữa đời Gia Long), huyện Ngọc Sơn bao gồm 4 tổng là: Văn Trinh, Văn Trường, Liên Trì và Duyên La gồm 220 xã, thôn, trang, phường, tộc, giáp. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), huyện Ngọc Sơn bao gồm 4 tổng nói trên và thêm 2 tổng mới do tách từ Văn Trường và Văn Trinh thành 6 tổng gồm 245 xã, thôn, phường, giáp. Năm 1838, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, một số huyện ở Thanh Hóa có sự tách nhập, thay đổi tên gọi. Các huyện Ngọc Sơn, Nông Cống, Quảng Xương gộp thành phủ Tĩnh Gia. Đến trước Cách mạng tháng Tám, tổng Văn Trinh được nhập về Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia còn 5 tổng là Văn Trường, Yên Thái, Sen Trì, Văn Trai và Tuần La bao gồm 206 làng, thôn.

Sau Cách mạng tháng Tám, bãi bỏ cấp phủ, phần đất cũ của huyện Ngọc Sơn trở thành huyện Tĩnh Gia, gồm 35 xã: Anh Sơn, Bình Minh, Các Sơn, Định Hải, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Nhân, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Hải Yến, Hùng Sơn, Mai Lâm, Ngọc Lĩnh, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tĩnh Hải, Triều Dương, Trúc Lâm, Trường Giang, Trường Lâm, Trường Minh, Trường Sơn, Trường Trung, Tùng Lâm, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Tượng Văn, Xuân Lâm.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, chuyển 7 xã: Trường Minh, Trường Trung, Trường Giang, Trường Sơn, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn về huyện Nông Cống quản lý (do tách 20 xã của huyện Nông Cống để hợp với 13 xã của huyện Thọ Xuân thành lập huyện Triệu Sơn).

Ngày 15 tháng 3 năm 1965, thành lập xã Tân Trường.

Ngày 15 tháng 3 năm 1973, thành lập xã Phú Lâm.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chuyển xã Phú Sơn thuộc huyện Như Xuân (tách ra từ xã Thanh Kỳ) về huyện Tĩnh Gia quản lý.

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, chia xã Hải Thượng thành 3 xã Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn và thành lập thị trấn Tĩnh Gia - thị trấn huyện lỵ của huyện Tĩnh Gia từ một phần các xã Bình Minh, Hải Hòa, Hải Nhân và Nguyên Bình.

Ngày 7 tháng 12 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1300/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Tĩnh Gia mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

Ngày 23 tháng 9 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 788/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hùng Sơn vào xã Các Sơn
  • Sáp nhập xã Triêu Dương vào xã Hải Ninh
  • Sáp nhập xã Hải Hòa vào thị trấn Tĩnh Gia.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Tĩnh Gia có thị trấn Tĩnh Gia (huyện lỵ) và 30 xã: Anh Sơn, Bình Minh, Các Sơn, Định Hải, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hà, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Nhân, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Nguyên Bình, Ninh Hải, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Dân, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Xuân Lâm.

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020). Theo đó:

  • Thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ 455,61 km² diện tích tự nhiên và 307.304 người của huyện Tĩnh Gia.
  • Thành lập phường Hải Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Tĩnh Gia
  • Thành lập 15 phường: Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Lĩnh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 15 xã có tên tương ứng.

Sau khi thành lập, thị xã Nghi Sơn có 16 phường và 15 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm và 15 xã: Anh Sơn, Các Sơn, Định Hải, Hải Hà, Hải Nhân, Hải Yến, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Trường Lâm, Tùng Lâm.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Nghi Sơn Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Phường (16) Bình Minh 6,40 11.471 Hải An 6,26 6.528 Hải Bình 9,54 14.774 Hải Châu 9,08 10.195 Hải Hòa 7,62 24.769 Hải Lĩnh 8,43 7.863 Hải Ninh 10,16 15.817 Hải Thanh 2,67 19.440 Hải Thượng 24,22 14.394 Mai Lâm 17,80 10.985 Nguyên Bình 33,26 10.070 Ninh Hải 6,32 6.321 Tân Dân 9,64 8.586 Tĩnh Hải 6,73 11.915 Trúc Lâm 15,52 11.125 Xuân Lâm 9,60 10.799 Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Xã (15) Anh Sơn 10,82 4.963 Các Sơn 36,06 11.326 Định Hải 26,43 3.200 Hải Hà 12,21 8.211 Hải Nhân 15,49 9.507 Hải Yến 6,79 4.260 Nghi Sơn 3,28 9.437 Ngọc Lĩnh 8,69 6.604 Phú Lâm 19,19 3.738 Phú Sơn 34,46 5.097 Tân Trường 37,29 8.357 Thanh Sơn 9,38 7.054 Thanh Thủy 9,54 5.908 Trường Lâm 30,87 9.048 Tùng Lâm 11,88 4.362

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế của thị xã Nghi Sơn bao gồm đa dạng các ngành như: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Nổi bật là Khu kinh tế Nghi Sơn và khu du lịch Bãi biển Hải Hòa.

Bãi biển Hải Hòa ở phường Hải Hòa

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 50,58% (Tính cả nguồn đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn). Trong đó, tăng trưởng nội địa đạt 7,36%. Các ngành công nghiệp, xây dựng giữ thị trường tiêu thụ và sản xuất ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 22.494 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa tính cả trong Khu Kinh tế Nghi Sơn là 705 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện được 709,1 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán tỉnh giao; 70,7% dự toán HĐND thị xã giao và tăng 9,8% so với cùng kỳ; thu ngân sách trên địa bàn đạt 182,1 tỷ đồng; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có nhiều chuyển biến. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 17.108 tấn, trong đó nổi bật sản lượng khai thác đạt 15.128,8 tấn.

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà văn Lê Minh Khuê, Đỗ Hoàng Diệu
  • Chính trị gia Nguyễn Đức Trung
  • Xạ thủ Trần Oanh
  • Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ
  • Siêu mẫu, Quán quân Vietnam's Next top Model 2011, Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 20 Miss Universe 2019 Hoàng Thùy
  • Hai anh em VĐV taekwondo Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Trọng Cường.
  • Chính trị gia Lê Huy Ngọ
  • Giáo sư Đào Văn Long

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (22 tháng 4 năm 2020). “Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  • ^ “Thanh Hóa: Huyện Tĩnh Gia được công nhận đô thị loại IV”. Báo điện tử Xây dựng. 27 tháng 9 năm 2019.
  • ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (5 tháng 7 năm 2023). “Quyết định số 2392/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, thị xã Nghi Sơn” (PDF). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  • Tổng cục Thống kê
  • Bộ trưởng Bộ Xây dựng (26 tháng 9 năm 2022). “Thông tư số 02/2022/TT-BXD ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  • Quyết định số 177-CP năm 1964
  • Quyết định 278-CP năm 1980 về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Như Xuân và huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
  • Quyết định 163-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới xã Hải Thượng và thành lập thị trấn Tĩnh Gia thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
  • “Công nhận thị trấn Tĩnh Gia mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III”. Báo điện tử Xây dựng. 1 tháng 11 năm 2016.
  • “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng huyện Tĩnh Gia trở thành thị xã”. Báo Thanh Hóa điện tử. 28 tháng 10 năm 2019.
  • “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Đỗ Hoàng Diệu sinh tại xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất, với các tác phẩm: Bóng Đè, Lưng Rồng, Hầm Mộ, Lam Vỹ...