Thuốc điều trị tăng hồng cầu

Bệnh tăng hồng cầu là bệnh mạn tính, phát triển chậm, có đặc điểm là đỏ da, tăng tương đối số hồng cầu và lượng hemoglobin, tăng khối lượng máu và độ nhớt của máu, lách to và xu hướng nghẽn mạch.

Cho đến nay còn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có nhiều khả năng do: trạng thái thiếu ôxy mạn tính của tủy xương, ung thư, quá thừa yếu tố nội tại, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Dòng máu ngoại vi bị chậm lại do tăng độ nhớt của máu.

Biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau xương, đau viêm các dây thần kinh. Đỏ da, da dễ xanh tím nhất là ở mặt, môi, cổ và đầu chi... nhất là khi gặp lạnh. Lách to, cứng nhẵn. Nghẽn mạch. Chảy máu dạ dày, ruột. Tăng áp lực tâm thu và phì đại tim. Gan to. Có thể có phối hợp viêm bể thận - thận mạn tính, u nang thận.

Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng “huyết ứ”, “chứng tích”. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh chưa rõ, nhưng nhân tố bệnh lý cơ bản là ứ huyết, cơ chế bệnh chủ yếu là huyết ứ khí trệ.

Tùy thể bệnh với các chứng trạng tương ứng mà dùng bài thuốc để điều trị như sau:

Thuốc điều trị tăng hồng cầu

Thiên hoa phấn.

Thể ứ nhiệt

Chứng trạng: căng đau đầu, sắc mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi, lòng bàn tay tím đỏ, tự đổ mồ hôi, phiền nhiệt, dưới sườn trướng bí, mép lưỡi có ban ứ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Công ứ tiết nhiệt.

Bài thuốc: hậu phác 6g, sinh đại hoàng 10g, chỉ thực 6g, chích cam thảo 10g, hoài sơn 10g.

Thể huyết ứ

Chứng trạng: sắc mặt đỏ tối, bụng trướng đau, ăn kém, dưới 2 sườn sờ thấy khối tích, mép lưỡi có ban ứ, chất lưỡi tím tối, mạch huyền hoạt.

Phép điều trị: Hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc: tả mẫu lệ 45g, sinh kê nội kim 60g, đẳng sâm 15g, sài hồ 24g, xuyên sơn giáp 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể âm hư ứ tích

Chứng trạng: đầu váng tai ù, da niêm mạc đỏ tím, tứ chi rải rác có ban ứ, điểm ứ, miệng khát không muốn uống, rêu lưỡi nhẵn, chất lưỡi đỏ, mép lưỡi có ban ứ, mạch tế sáp.

Phép điều trị: Dưỡng âm tiêu ứ.

Bài thuốc: thiên hoa phấn 15g, ích mẫu thảo 30g, trạch lan 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần sau bữa ăn 1 giờ. Uống khi thuốc còn nóng ấm.  

Lương y  Hoài Vũ


Tăng hồng cầu thứ phát là sự tăng hồng cầu sẽ phát sinh khi các rối loạn gây ra thiếu oxy mô, tăng sản xuất erythropoietin một cách không thích hợp, hoặc tăng độ nhạy cảm với erythropoietin.

Nguyên nhân phổ biến tăng hồng cầu thứ phát bao gồm

  • Hút thuốc

  • Thiếu oxy động mạch mạn tính

  • Khối u (tăng hồng cầu do khối u)

  • Sử dụng steroid hướng thượng thận

  • Sử dụng erythropoietin

Ít phổ biến hơn là nguyên nhân bao gồm một số rối loạn bẩm sinh như

  • Các bệnh huyết sắc tố có ái lực với oxy cao

  • Các đột biến với thụ thể của Erythropoietin

  • Bệnh đa hồng cầu Chuvash (trong đó một đột biến gen VHL ảnh hưởng đến con đường nhạy cảm với sự giảm oxy)

  • Các shunt phải - trái động tĩnh mạch phổi

  • Proline hydroxylase 2 và thiếu oxy kích thích đột biến 2 alpha (HIF-2α)

Tăng hồng cầu giả có thể xảy ra với sự cô đặc máu (do bỏng, tiêu chảy, hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu).

Ở những bệnh nhân hút thuốc lá, tăng hồng cầu có thể đảo ngược chủ yếu là do thiếu oxy mô do tăng nồng độ carboxyhemoglobin trong máu; sẽ bình thường trở lại khi ngừng hút thuốc lá.

Bệnh nhân bị oxy mạn tính (nồng độ oxy máu Hemoglobin < 92%), điển hình là do bệnh phổi, các shunt tim phải sang trái, ghép thận, sống lâu ở vùng cao Bệnh liên quan đến độ cao Bệnh độ cao xảy ra do giảm oxy ở độ cao lớn. Say núi cấp tính (AMS), dạng nhẹ nhất, có đặc trưng là đau đầu cùng với một hoặc nhiều biểu hiện toàn thân (ví dụ: mệt mỏi, các triệu chứng tiêu... đọc thêm , hoặc hội chứng giảm thông khí, thường phát sinh sự tăng hồng cầu. Phương pháp điều trị đầu tiên là làm giảm nhẹ bệnh nền, nhưng liệu pháp oxy có thể giúp ích, và việc rút máu Chích huyết (rút máu) Đa hồng cầu nguyên phát (PV) là một rối loạn tăng sinh tủy mạn tính được đặc trưng bởi sự gia tăng các tế bào hồng cầu, bạch câu, tiểu cầu hình thái bình thường trong đó sinh hồng cầu là chủ... đọc thêm có thể làm giảm độ nhớt và giảm các triệu chứng. Trong trường hợp tăng Hematocrit là sinh lý, cần hạn chế rút máu (ngược với trong đa hồng cầu nguyên phát với mục đích để bình thường hóa Hct).

Tăng hồng cầu do khối u xuất hiện ở u thận, nang, u máu, u nguyên bào tiểu não hoặc u cơ trơn tử cung chế tiết erythropoietin. Điều trị loại bỏ các tổn thương chữa khỏi bệnh.

Bệnh huyết sác tố có ái lực cao với oxy rất hiếm. Chẩn đoán cần dựa trên tiền sử gia đình về tăng hồng cầu, cần đo P50 (áp suất từng phần của oxy mà ở đó độ bão hòa Hemoglobin với oxy là 50%) và, nếu có thể, xác định đường cong phân tách oxyhemoglobin hoàn toàn. Điện di huyết sắc tố có thể bình thường nhưng không thể loại trừ được nguyên nhân gây tăng hồng cầu.

Các xét nghiệm được thực hiện khi chỉ có tăng hồng cầu

  • Độ bão hòa oxy động mạch

  • Định lượng erythropoietin huyết thanh

  • P50 để loại trừ bệnh huyết sắc tố có ái lực với oxy cao

Nồng độ erythropoietin tăng cao ở bệnh nhân thiếu oxy gây tăng sản xuất hồng cầu (hoặc nồng độ bình thường không thích hợp với mức tăng Hematocrit) và bệnh nhân có tăng hồng cầu liên quan đến khối u. Bệnh nhân tăng nồng độ erythropoietin (và không có dấu hiệu thiếu oxy) hoặc tiểu máu vi thể được thực hiện bằng chẩn đoán hình ảnh vùng bụng, thần kinh trung ương, hoặc cả hai để tìm tổn thương thận hoặc các khối u khác chế tiết erythropoietin.

P50 đo ái lực của Hb đối với oxy; nếu kết quả bình thường loại trừ Hb ái lực cao (bất thường gia đình) là nguyên nhân gây ra tăng hồng cầu.

Thuốc điều trị tăng hồng cầu

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.