Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

Mô là:

A. tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định.

B. tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định.

C. tập hợp các tế bào giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.

D. tập hợp gồm các tế bào khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau.

Giải thích: Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

~~~~~ Chúc bạn học tốt!~~~~~

AMBIENT-ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Khi cơ thể được đặt ở vị trí giải phẫu, phát biểu nào KHÔNG đúng?
  • Dạ dày, gan, ruột, bàng quang, trực tràng và các cơ quan sinh sản được đặt trong
  • Cơ quan nào KHÔNG phải là cơ quan nội tạng của cơ thể con người?
  • Dạ dày, ruột, lá lách và gan nằm trong
  • UREKA

  • Đặc điểm nào không đúng khi nói về con người là loài động vật bậc cao, tiến hóa nhất?
  • Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tổ chức hệ cơ quan của con người?
  • Bộ não nằm trong cơ quan nào?
  • Đặc điểm phân biệt của động vật có vú là gì?
  • Năm giác quan là?
  • Hệ thống nào bao gồm xương, cơ trơn và tim?
  • Một tập hợp các cơ quan khác nhau dành riêng cho các chức năng riêng biệt cần thiết cho sự sống là .....
  • Quan sát hình, em hãy cho biết vị trí số 3 là bộ phận nào trong hệ thần kinh
  • Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết. (2) Các tế bào cơ của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường bên ngoài. (3) Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong hệ mạch.
  • Hệ thống có chức năng bao bọc, chống đỡ, vận chuyển gồm:
  • Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh thuộc hệ cơ quan nào?
  • Mũi, khí quản, phế quản, và hai lá phổi thuộc hệ cơ quan nào?
  • Ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa thuộc hệ cơ quan nào?
  • Điều nào giải thích rõ nhất tại sao tế bào gan khác với tế bào máu?
  • Một tên khác của tế bào giới tính là ......
  • Điều nào sau đây là sai khi nói về tế bào?
  • Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào là biểu hiện trao đổi chất ở cấp độ nào?
  • Đơn vị chức năng của cơ thể là cơ quan nào?
  • Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?
  • Chất tế bào (Tb) và nhân có chức năng lần lượt là:
  • Nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người là do đâu?
  • Thực chất của quá trình trao đổi chất diễn ra ở.
  • Khi nói về chức năng của tế bào, ý nào sau đây đúng:
  • Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống ?
  • Sự tăng trưởng hoặc phát triển bất thường của các mô, cơ quan hoặc tế bào là
  • Loại mô nào được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, lá lách và tủy xương?
  • Loại mô nào là chất béo?
  • Tất cả đều là mô của các mô cơ bản của con người ngoại trừ
  • Mô cơ tim có chức năng gì?
  • Giúp tim co bóp thường xuyên là chức năng của loại mô nào?
  • Một nhóm mô thực hiện một chức năng cụ thể là?
  • Một nhóm các tế bào giống nhau thực hiện một công việc là
  • Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Nước mô chứa huyết tương, hồng cầu và tiểu cầu. (2) Nước là thành phần chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong huyết tương. (3) Các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu.
  • So sánh sự khác nhau giữa mô cơ và mô thần kinh về chức năng là?
  • So sánh sự khác nhau giữa mô thần kinh và mô biểu bì về chức năng là?
  • Tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định được gọi là:

là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật. Cơ thể người động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử.

Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; calci, phosphor và chất cốt giao trong xương.

Trong cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính:

1) Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.

- Gồm hai loại:

  • Biểu bì bao phủ:
    • Vị trí: phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng: ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, khoang miệng
    • Cấu tạo: thường có 1 hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hay khác nhau
  • Biểu bì tuyến:
    • Vị trí: nằm trong cá tuyến của cơ thể
    • Chức năng: tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến nội tiết,...) hay bài xuất ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi)

2) Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau

Có hai loại mô liên kết:

  • Mô liên kết dinh dưỡng (máu và [bạch huyết]
  • Mô liên kết cơ học (mô [sụn] và xương)

Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng [dinh dưỡng] vừa có chức năng cơ học.

  • Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
  • Gồm bốn loại mô chính: mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.
  • Vị trí:
    • - mô sợi:nằm ở dây chằng
    • - mô sụn:nằm ở sụn đầu xương
    • - mô xương: nằm ở xương
    • - mô mỡ: nằm ở mỡ
  • Cấu tạo: chủ yếu là phi bào, các tế bào nằm rải rác

Máu thuộc vào mô liên kết


3/ Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.

  • Có ba loại mô cơ:
    • Mô cơ trơn: có hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,...
    • Mô cơ vân (cơ xương): tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, bám vào xương.
    • Mô cơ tim: tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
  • Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể


4/ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

  • Vị trí: ở não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
  • Mô xốp: là mô cấu tạo nên bộ phận sinh dục nam giới,nở to khi có máu

Bản mẫu:Mô

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mô&oldid=67788433”

1.1. Khái niệm mô

– Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để tạo thành các cơ quan khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc và hình dạng khác nhau. – Một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhân chức năng nhất định gọi là mô.

– Hay nói cách khác: Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

– Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết …

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

1.2. Các loại mô

Cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

a. Mô biểu bì

– Gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

– Có hai loại mô biểu bì:

  • Biểu bì bao phủ: thường có một hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hoặc khác nhau. Nó thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
  • Biểu bì tuyến: nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết) hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi).

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

b. Mô liên kết

– Thành phần chủ yếu của mô liên kết là chất phi bào, trong đó có các tế bào nằm rải rác.

– Có hai loại mô liên kết:

+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương.

  • Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng (mô mỡ, dây chằng, gân cũng là loại mô sợi đã được biến đổi).
  • Mô sụn thường nằm ở các đầu xương, có cấu tạo đặc biệt, yếu tố phi bào rất phát triển.
  • Mô xương gồm có hai loại: mô xương xốp và mô xương cứng.

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

c. Mô cơ

– Là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn.

– Có ba loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.

  • Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ (bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
  • Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
  • Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

d. Mô thần kinh

Gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định là

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?

Hướng dẫn giải

Chân giò lợn gồm:

– Mô biểu bì (da)

– Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu 

– Mô cơ vân 

– Mô thần kinh

Câu 2: Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó? 

Hướng dẫn giải

– Máu được xếp vào mô liên kết (thuộc loại mô liên kết lỏng) vì máu gồm huyết tương là dịch lỏng và các tế bào máu.

– Huyết tương của máu là chất nền (chất gian bào). Các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương. 

Câu 3: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?

Hướng dẫn giải

Cơ thể người và động vật gồm 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô liên kết, mô thần kinh, mô cơ.

Câu 4: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

Hướng dẫn giải

– Tế bào cơ trơn và tế bào cơ vân đều thuộc mô cơ.

– Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 5: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

Hướng dẫn giải

Mô liên kết phân bố rải rác khắp các bộ phận của cơ thể

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó?

Câu 2: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn?

Câu 3: Ghép ý cột 1 với các ý cột 2 để được định nghĩa về các loại mô:

Cột 1

1. Cơ vân

2. Cơ trơn

3. Cơ tim 

Cột 2

A. Là loại cơ mà trong chất tế bào không có vân ngang.

B. Là cơ có vân ngang, tham gia cấu tạo cơ quan của hệ tuần hoàn.

C. Là loại cơ có nhiều tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, có thể quan sát được dưới kính hiển vi. 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mô là gì?

A. Là tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.

B. Là tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

C. Là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

D. Là tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ. 

Câu 2: Mô biếu bì gồm

A. Các cấu trúc có cùng chức năng.

B. Các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết. 

Câu 3: Mô liên kết gồm

A. Các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

B. Các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết. 

Câu 4: Mô cơ gồm

A. Các mô cơ vân.

B. Các mô cơ trơn.

C. Các mô cơ tim.

D. Cả A, B và C. 

Câu 5: Mô thần kinh gồm

A. Các cấu trúc có cùng chức năng.

B. Các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm.

C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết. 

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

– Trình bày được khái niệm mô.

– Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của các loại mô.