Tại sao lại mọc mụn nước ở tay

//cdn.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/05/13.mp3?_=1

Khi bạn bị nổi các mụn nước trên cơ thể, có thể báo hiệu rằng bạn đang gặp vấn đề gì nhất định. Để hiểu hơn những trường hợp gì có thể xảy ra, cũng như cách xử lý khi có triệu chứng trên, hãy cùng theo dõi bài viết này của bác sĩ Đinh Gia Khánh để trang bị cho mình các kiến thức đúng đắn nhất về nổi mụn nước. 

Mụn nước là gì?

Mụn nước là những cấu trúc nổi gồ trên bề mặt da, bên trong là dịch trong hoặc là dịch mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi các cấu trúc này có kích thước lớn hơn sẽ được gọi là bóng nước. Các mụn hay bóng nước này có thể xuất hiện rải rác khắp nơi trên cơ thể [Mặt, tay chân, bụng…]. Bên cạnh đó, mụn hay bóng nước này có thể kèm theo các triệu chứng tại chỗ như ngứa, nóng rát hoặc triệu chứng toàn thân như: sốt, uể oải, đau nhức cơ,… 

Để có thể phát hiện cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn nước. Xem ngay 5 nguyên nhân gây mụn nước ở video bên dưới nhé!

Nguyên nhân gây mụn nước

Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài

Đây là biểu hiện của phản ứng dị ứng bình thường và không gây lây lan nghiêm trọng. Các tác nhân đó có thể là:

  • Mỹ phẩm: thường do mỹ phẩm hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc. Đôi khi ngay cả mỹ phẩm lành tính nhưng với người có cơ địa dễ dị ứng cũng có thể khiến nổi mụn nước tại tay chân, vị trí bôi mỹ phẩm. Lúc này bệnh nhân có thể kèm mẩn đỏ, nặng thậm chí khó thở, nôn ói.
  • Côn trùng: tay chân bị côn trùng cắn có biểu hiện đặc trưng nhất là mụn nước. Chất tiết ra từ côn trùng như một chất lạ tiết vào cơ thể kích hoạt miễn dịch ở da.
  • Hóa chất, bụi bẩn, nước ô nhiễm
  • Kim loại nặng: bao gồm Niken, Coban,…
  • Môi trường: đối trường hợp cơ thể không kịp thích ứng với thời tiết thay đổi, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm,…

Nguyên nhân do bệnh nhiễm bên trong

Nếu không tiếp xúc với các tác nhân trực tiếp kể trên, bạn cần xem xét các dấu hiệu bất thường khác trên khắp cơ thể. Vì có thể mụn nước chỉ là một trong những biểu hiện bệnh lý mà cơ thể đang báo hiệu cho bạn.

9 bệnh thường gặp có thể mọc mụn nước trên da khi mắc phải

Mụn nước không phải bệnh mà là triệu chứng. Vậy nổi mụn nước là dấu hiệu của bệnh gì? Ta có thể điểm qua 9 bệnh có thể mọc mụn nước trên da khi mắc phải như: 

Nhiễm virus Herpes simplex 

Nhiễm Herpes simplex virus có đặc điểm là môi bị nổi mụn nước và xung quanh miệng và ở cơ quan sinh dục. Các mụn nước còn có đặc điểm là nằm trên nền da sưng đỏ và đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể vỡ ra, bội nhiễm vi trùng và rất đau.

Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau nhức cơ, sưng nổi hạch. Sau khi bệnh ổn định có thể có nhiều đợt tái phát sau đó.

Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm khi bạn có những biểu hiện kể trên nhé. 

Chàm – dị ứng

Nổi mụn nước là một giai đoạn trong bệnh chàm, thường sau quá trình nổi mẩn đỏ ở da. Những trường hợp này, bạn cần đến thăm khám bác sĩ da liễu là hợp lí nhất. Trong trường hợp cần thiết, thuốc bôi hoặc uống chống dị ứng đơn giản sẽ tỏ ra có hiệu quả. 

Chàm dị ứng

Thuỷ đậu

Thủy đậu hay còn được gọi với cái tên dân dã là bệnh trái rạ. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm, do nhiễm virus Varicella Zoster gây ra. 

Triệu chứng ban đầu có thể biểu hiện đặc điểm chung của nhiễm siêu vi: 

  • Đau đầu, đau cơ. 
  • Chán ăn. 
  • Sốt, đau họng. 
  • Mệt mỏi, uể oải. 

Sau đó bạn có thể bị nổi các mụn nước rải rác khắp cơ thể. Tập trung nổi nổi mụn nước ở tay, vùng lưng, cánh cẳng tay, bẹn đùi, mặt và có thể quanh các lỗ tự nhiên nhiều hơn.

Các mụn bóng nước to dần, thường hoại tử tạo chấm đen ở giữa. Khi bạn bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ thành mụn mủ. Bệnh có thể gây nên cảm giác rất ngứa và có thể nổi dọc bên trong ống tiêu hoá, làm loét miệng và đau họng rất nhiều, ăn uống lúc này cũng sẽ rất khó khăn. 

Bệnh triệu chứng rầm rộ nhưng nhìn chung thường tự giới hạn. Một số hiếm thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi thuỷ đậu và viêm não thuỷ đậu. Người lớn sẽ có nguy cơ cao hơn trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thuốc đặc trị và hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nên cần cách ly với cộng đồng. Thăm khám bác sĩ truyền nhiễm hoặc da liễu sớm để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất nhé.

Hình ảnh sang thương của bệnh thuỷ đậu

Zona thần kinh

Zona thần kinh hay còn được gọi với cái tên dân dã là giời leo. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bạn có tiền sử bị thuỷ đậu, những siêu vi này có thể bùng lên trở lại gây triệu chứng. Bệnh thường biểu hiện là phát ban và nổi mụn nước trên người thành từng dải. Kèm theo triệu chứng là rất đau, nóng rát và khó chịu.

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ và chán ăn uể oải. Tuy zona thần kinh đa phần biểu hiện triệu chứng nổi mụn trước và đau nhức kể trên.

Một số trường hợp Zona xuất hiện ở mắt, ở tai có thể gây suy giảm thị lực, thính lực. Ngoài ra, zona vẫn mang đến nguy cơ gây viêm phổi, viêm gan như thuỷ đậu. Những trường hợp này cần điều trị ngay tức khắc để tránh những biến chứng không mong muốn.

Bệnh bóng nước tự miễn 

Bệnh bóng nước tự miễn có tên chuyên ngành được gọi là bệnh Pemphigus. Bệnh gây ra do kháng thể tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc. Có nhiều loại Pemphigus khác nhau được phân chia tuỳ thuộc vào nguồn gốc và vị trí của tổn thương. 

Những trường hợp này thường có triệu chứng rầm rộ: 

  • Bóng mụn nước kích thước thay đổi, thường lớn.
  • Phân bổ nhiều nơi, một vài dạng tập trung ở thân trên, ở nếp gấp tứ chi, vị trí tiết mồ hôi.
  • Dễ vỡ, bong tróc da, nhầy nhụa và đau nhiều.
  • Nền da đỏ tấy nhiều hoặc cũng có thể bình thường.

Một số liên quan đến việc sử dụng thuốc trước đó. Có thể kèm thêm các triệu chứng cơ quan khác như: 

Nhìn chung đây là nhóm bệnh lý khó và phức tạp với nhiều phân loại khác nhau. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu ngay khi có dấu hiệu khi ngờ nhé. 

Bạn có những thắc mắc sức khỏe khác cần tư vấn? Hãy theo dõi ngay fanpage YouMed VN để cùng đọc tin tức, đặt câu hỏi cho bác sĩ giải đáp miễn phí và tìm hiểu về YouMed VN – Ứng dụng quản lý Sức khỏe đang thịnh hành.

Hình ảnh dấu hiệu nhận biết của một dạng Pemphigus

Nổi mụn nước, bóng nước là một trong những dấu hiệu không nên chủ quan. Nguyên nhân có thể là đơn giản từ phản ứng dị ứng hay chàm da cho đến những vấn đề khác như thuỷ đậu hoặc tự miễn. Không nên coi thường biểu hiện này và hãy tìm đến sự thăm khám và chăm sóc y tế ngay nhé. Điều trị sớm bao giờ cũng cho kết quả khả quan hơn rất nhiều. 

Rôm sảy

Rôm sảy thường bắt gặp ở trẻ em khi thời tiết nóng bức do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện. Lúc này, mồ hôi, bụi bẩn bị bít tắc khiến da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Đôi khi tình trạng này cũng do trẻ mặc quá nhiều bí bách khi thời tiết nóng.

Rôm sảy là những nốt mụn nước kèm mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm. Mụn nước này thường xuất hiện ở đầu, cổ, ngực, lưng,… gây ngứa rát và dễ làm da viêm nhiễm.

Ghẻ nước

Ghẻ nước đặc trưng bởi da nổi mụn nước, đồng thời xuất hiện các rãnh ghẻ. Rãnh này có chiều dài khoảng 2 – 4 mm là nơi cái ghẻ đào hang và đẻ trứng. Ghẻ nước khiến bạn rất ngứa nhất là vào ban đêm.

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và phổ biến ở trẻ em. Mụn nước sẽ xuất hiện vào giai đoạn toàn phát với đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Mụn nước do tay chân miệng thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Chúng không gây đau, không ngứa, sờ thấy cộm và có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da.

Ngoài ra bạn sẽ gặp thêm các triệu chứng như ói, loét miệng. Nặng hơn là tay chân run rẩy, tim đập nhanh, rối loạn tri giác, khó thở, mê sảng, co giật.

Tình trạng nhẹ có thể hết sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng sốt kéo dài hơn 48 giờ thì nên đến gặp bác sĩ.

Pemphigus

Pemphigus vulgaris cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn nước ở khắp cơ thể như ở miệng, da đầu, niêm mạc, cơ quan sinh dục. Mụn nước do pemphigus thường xuất hiện riêng lẻ, không tập trung thành đám như những bệnh khác. Dịch trong mụn có màu vàng chanh và gây ra mùi hôi khó chịu. Dịch này sau khi vỡ hình thành các vết trợt được trên miệng vết mụn.

Đối tượng nguy cơ của bệnh là người ở độ tuổi 40 – 60 có kèm theo các bệnh nền. Bệnh nhân có kèm theo triệu chứng sụt cân, ngứa, đau miệng khi ăn. Sau đó các mụn nước này sẽ tiếp tục mọc ngày càng nhiều. Mụn nước có thể kéo dài từ 1 đến vài năm theo bệnh nếu không được điều trị.

Bị nổi mụn nước trên da nên làm gì tại nhà?

Với mụn nước nổi do các tác nhân kích ứng bên ngoài thì mụn nước sẽ tự hết sau một thời gian khi ngừng tiếp xúc với tác nhân đó. Bạn có thể giảm ngứa do mụn nước tại nhà bằng cách:

  • Giữ ẩm cho da bằng việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính hoặc đắp thêm nha đam. Mục đích giúp giảm sưng tấy và tránh khô da nếu mụn nước bị vỡ.
  • Nếu đã nổi mụn nước thì hạn chế các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đồ cay nóng để giảm gây ngứa.
  • Rửa nhẹ nhàng tay chân với nước muối sinh lý để loại bỏ một số yếu tố gây nổi mụn nước và hạn chế nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Sử dụng một số loại thuốc đặc trị của các bệnh nguồn gây mụn nước

Bị nổi mụn nước khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu mụn nước xuất hiện khắp cơ thể và không có dấu hiệu giảm nhẹ chứng tỏ là một tình trạng nghiêm trọng. Đó là các trường hợp dị ứng hoặc mắc 1 trong 9 bệnh kể trên. Trường hợp này thì muốn loại bỏ mụn nước ta phải điều trị dứt điểm các bệnh nguồn. Và bạn nên đi khám và được tư vấn tại các chuyên khoa da liễu để được điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, nếu mọc mụn nước ở những vị trí nhạy cảm và khó điều trị như môi, bộ phận sinh dục, bạn cũng nên gặp bác sĩ vì tự điều trị dễ làm bệnh nặng hơn.

Lưu ý cần nắm rõ khi bị nổi mụn nước trên da

Khi bị nổi mụn nước,bạn cần xác định đúng nguyên nhân bệnh để điều trị hợp lý. Trường hợp cần thiết nên được bác sĩ tư vấn để chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu được bác sĩ chỉ định thuốc thì cần tuân thủ điều trị theo lộ trình. Tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi. Bạn cũng cần chú ý chế độ ăn, hạn chế các thực phẩm cay nóng, chất kích thích và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề