Vì sao ấn Độ giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân dân

An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.[2] Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.[3][4]

Những nước thiếu lương thực 'trầm trọng' [2010][1]

Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp.[5][6][7] Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu[3] và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.

Theo cách hiểu của thế giới qua nhiều lần bổ sung, phát triển thì có một số cách hiểu như:

  • An ninh lương thực là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả, theo đó,an ninh lương thực không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.[3]
  • Đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần
  • Tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động
  • An ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, hộ gia đình, khu vực và toàn cầu khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực còn hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là an ninh lương thực của đất nước phải chuyển dịch từ khả năng chỉ có lúa gạo sang các vấn đề toàn diện hơn là an ninh và cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như khả năng cung ứng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.[8]

 

Một số loại thực phẩm thiết yếu bảo đảm an ninh lương thực

 

Các sản phẩm từ cây lương thực

Theo định nghĩa như trên thì có các tiêu chí để xét đến an ninh lương thực gồm:

Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.

Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.

Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường [như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế] hoặc các hiện tượng chu kỳ [như mất an ninh lương thực theo mùa]. Các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực gồm:

  • Môi trường tự nhiên: Đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, hệ sinh thái.... đặc biệt là nguồn nước.[9]
  • Thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực. Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [IPCC], số lượng cá rạn san hô, cần thiết cho thực phẩm của người dân, có thể giảm xuống 20% ​​vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.[10]
  • Tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trường ví dụ như ô nhiễm môi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu, mất cân bằng sinh thái.
  • Tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng [có thể do thay đổi mùa vụ], đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước.[11][12]

Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng.

  • Thực phẩm thiết yếu
  • An toàn thực phẩm
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Nạn đói

  1. ^ “Maplecrof.com”. Maplecroft.com. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ "Chìa khóa" để đảm bảo an ninh lương thực”. Thanh Niên Online. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c “.: VGP News:. An ninh lương thực: Không chỉ là số lượng BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Đổi cách tiếp cận về an ninh lương thực?”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Ấn Độ thảo luận về dự luật an ninh lương thực”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 15 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Mở cửa an ninh lương thực”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Chương trình an ninh lương thực Ấn Độ đối mặt với nhiều hoài nghi”. VOA. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “GS.TS Vũ Văn Hiền: Vấn đề hôm nay”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Bảo vệ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh lương thực”. Hội Nông dân Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Khí hậu đe dọa an ninh lương thực quần đảo Thái Bình Dương”. Báo điện tử Dân Trí. 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “An ninh lương thực "bài toán" thách thức Việt Nam phát triển bền vững Chuyện đấu thầu vàng”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Lai Châu và Lào Cai sụt giảm về an ninh lương thực”. Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=An_ninh_lương_thực&oldid=68057024”

Nếu mình sai, bạn tham khảo tư liệu sau giúp mình nhé !

Một số chính sách của Ấn Độ đối với nông dân

Cách mạng xanh lần một bắt đầu từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới, thông qua các biện pháp kỹ thuật, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu và giống mới bằng lai tạo, làm tăng năng suất đáng kể cho các loại cây trồng, nhất là lúa mì và lúa gạo.

Năm 1963, Ấn Độ nhập một số chủng lúa mì mới của Mêhico và xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ, đã tạo ra giống Sharbati Sonora, hàm lượng chất dinh dưỡng và chất lượng còn tốt hơn cả chủng Mêhico tuyển chọn, ngoài ra, còn các loại giống ngô, lúa,... Ấn Độ cũng nhập khẩu phân bón phục vụ cho việc nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo hệ thống thủy nông, cung cấp lượng nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là từ một nước có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, Ấn Độ đã trở thành một nước có đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu với tổng sản lượng lương thực kỷ lục 60 triệu tấn/năm; tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.

Cách mạng xanh lần hai bao gồm việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật canh tác mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giống mới có khả năng chống chịu dịch bệnh, thích nghi với môi trường, khí hậu khắc nghiệt; quản lý và điều phối nguồn nước tưới tiêu bằng cách chuyển nước từ miền Bắc xuống miền Tây và miền Nam. Cuộc cách mạng xanh lần hai tập trung cải thiện vật tư đầu vào, dịch vụ cho nông dân, khuyến nông và phương pháp quản lý, nhằm bảo đảm thu nhập cho người dân. Nhờ đó, Ấn Độ tăng năng suất lương thực lên gấp 2 - 3 lần.

Cách mạng trắng được thực hiện ngay sau khi cuộc cách mạng xanh lần một kết thúc. Chính phủ Ấn Độ đã phát động một chương trình chăn nuôi bò sữa được gọi là Operation Flood [OF] 1971-1996 nhằm tổ chức các nhà sản xuất ở nông thôn thành các hợp tác xã, để họ có một thị trường đảm bảo, giá cả có lợi. Năm 1989, Chính phủ Ấn Độ còn phát động chương trình Technology Mission on Dairy Development [TMDD] phối hợp chương trình đầu vào và đầu ra cho ngành chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao năng suất sản xuất sữa. Để bảo hộ sản xuất sữa trong nước trước sức mạnh cạnh tranh của thị trường thế giới, Chính phủ đã áp dụng thuế nhập khẩu cao, các hàng rào thuế quan, hạn chế định lượng nhập khẩu và xuất khẩu, các quy định cấp phép nghiêm ngặt. Kết quả Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới với số lượng lên đến 500 triệu bò sữa. Phong trào chăn nuôi bò sữa của các hợp tác xã đã lan rộng khắp toàn quốc với 125.000 ngôi làng của 180 huyện ở 22 bang.

Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991 - 1999: Chính phủ đã đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp; lập quỹ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên; chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang; quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng lương thực tại miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp tác xã; thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia nhằm giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất; sửa đổi luật hàng hóa thiết yếu, kiểm soát chặt chẽ việc tích trữ và buôn bán các loại nông sản nhằm ổn định thị trường; xây dựng Chương trình quốc gia về công nghiệp hóa nông thôn triển khai ở 100 nhóm làng xã mỗi năm; từ tháng 4-1995, thực hiện kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng, theo đó, phí bảo hiểm đ¬ược phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2.

Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp lần hai từ năm 2000 đến nay: Ngày 28-7-2000, Chính phủ Ấn Độ công bố chính sách nông nghiệp mới với mục tiêu đạt tăng tưởng 4%/năm, gồm các nội dung chính: từ năm 2004-2010, đầu tư cho nông nghiệp tăng 7,5-7,7%; nâng cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa, trứng,…; ưu tiên chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp; ưu tiên điện khí hóa nông thôn và thủy lợi; thực hiện kế hoạch nhằm liên kết toàn bộ các con sông lớn của đất nước bằng hệ thống kênh, đập chắn, hồ chứa; xây dựng một chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản, giảm những tổn thất và lãng phí từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản và phân phối nông sản; bãi bỏ những hạn chế trong việc vận chuyển, dự trữ lương thực và dầu ăn, cho phép tự do xuất khẩu lúa mì, gạo,...; thành lập các khu “nông nghiệp xuất khẩu”; đầu tư 22 triệu USD vào những khu vực sản xuất nông nghiệp lớn; giành khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch;… Ở cả 25 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương của Ấn Độ đều có trường Đại học Nông nghiệp với môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao. Tích tụ ruộng đất được tiến hành thông qua các hợp đồng và chế độ cho thuê đất, vì vậy, nông dân có thể tăng cường đầu tư về kỹ thuật, vốn và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống các ngân hàng thương mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn. Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%.

Tháng 2-2002, Chính phủ ban hành Luật về hàng hoá thiết yếu, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa các bang, để nông dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nước tưới. Tháng 5-2005, lại có thêm một kế hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

Ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp: Việc áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho nền nông nghiệp Ấn Độ tăng năng suất nhanh chóng. Nhờ công nghệ sinh học, việc tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen và các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh được dễ dàng hơn. Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, Ấn Độ thực hiện thâm canh, tăng vụ; coi trọng công tác thủy lợi và sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt,... Xây dựng hệ thống kho lạnh, dây chuyền vận chuyển đến thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và giảm mức thất thoát đến mức nhỏ nhất, đặc biệt là trái cây và rau quả.

Video liên quan

Chủ Đề