Có nên mua cổ phiếu hàng không lúc này

Nhiều cổ phiếu đang có giá chưa bằng một ly trà đá - Ảnh: BÔNG MAI

Tràn ngập "cổ phiếu giá trà đá"

Thị trường chứng khoán rơi vào xu hướng giảm, chỉ số VN-Index rớt xuống mốc 1.217 điểm, tương đương mất 311 điểm kể từ đỉnh lịch sử lập vào hồi đầu năm. Trong khoảng thời gian trên, chỉ tính riêng vốn hóa sàn chứng khoán TP.HCM - HoSE cũng bị "bốc hơi" hơn 1,1 triệu tỉ đồng.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ngành thép [HPG, HSG, NKG...], ngành chứng khoán [SSI, VND, FTS...], ngành ngân hàng [MBB, TPB, TCB...] từng được tung hô hết mực vì mang đến khoản lãi bằng lần, giờ giá đã bị giảm 30 - 60% so với mốc đỉnh. Trong khi nhiều người mua trúng thời kỳ suy giảm đang phải ôm khoản lỗ lớn, cũng có không ít người chờ cơ hội mua vào.

Đáng chú ý, toàn thị trường hiện có tới 194 mã có thị giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu [sàn HoSE 20 mã, sàn HNX 28 mã, sàn UPCoM 146 mã].

Theo đó, top 3 mã có thị giá thấp nhất trên sàn HoSE đều rơi vào "họ FLC", gồm: HAI [Nông dược H.A.I, 2.090 đồng/cổ phiếu], ROS [Xây dựng FLC Faros, 2.360 đồng/cổ phiếu] và AMD [Đầu tư và khoáng sản FLC Stone].

Trong khi đó, ACM [Khoáng sản Á Cường, 1.500 đồng/cổ phiếu], LCS [Licogi 166, 2.200 đồng/cổ phiếu], BII [Louis Land - doanh nghiệp liên quan đến ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch Louis Holdings, mới bị bắt vì thao túng chứng khoán, 2.700 đồng/cổ phiếu] là ba mã chứng khoán dẫn đầu danh sách có thị giá thấp nhất sàn HNX.

Sàn UPCoM đang chứa 16 mã có thị giá dưới 1.000 đồng. Trong đó các mã đứng đầu bảng xếp hạng thị giá thấp lần lượt thuộc về DNN [Cấp nước Đà Nẵng, 200 đồng/cổ phiếu], PTG [May xuất khẩu Phan Thiết, 200 đồng/cổ phiếu], CPH [Phục vụ mai táng Hải Phòng, 300 đồng/cổ phiếu] và X77 [Thành An 77, 300 đồng/cổ phiếu].

Trong rổ cổ phiếu có thị giá chưa bằng ly trà đá, rất nhiều mã thuộc "danh sách đen". Riêng sàn UPCoM có 146 mã dưới 5.000 đồng, thì 1/3 đang trong diện "bị kiểm soát", "cảnh báo"...

Có nên gom "cổ phiếu trà đá" chờ thời?

Khi cổ phiếu rơi xuống vùng giá thấp, bên cạnh những người chỉ muốn cắt lỗ, thì vẫn có người kháo nhau mua vào.

"Giá thấp quá rồi, đang rẻ, tính gom một ít hy vọng chục năm nữa ăn bằng lần", anh T.Nam [nhà đầu tư] chia sẻ, khi thấy cổ phiếu của Tập đoàn FLC hiện rơi xuống giá 3.920 đồng, tương đương giảm 83% so với mốc đỉnh hồi đầu năm. Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ "bán chui" cổ phiếu và bị bắt giam vì thao túng chứng khoán, cổ phiếu "họ FLC" liên tục nằm sàn.

Đồng hành thị trường, ông Nguyễn Anh Vũ - giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - cho biết, một cổ phiếu có 4 loại giá: mệnh giá, giá trị sổ sách, giá thị trường và giá trị nội tại.

"Nhìn lướt qua một cổ phiếu có giá 2.000 - 3.000 đồng thì thấp, nhưng rẻ hay không cũng phụ thuộc sức khỏe doanh nghiệp trong hiện tại và tiềm lực tương lai. Nếu doanh nghiệp làm ăn sa sút, mục rỗng bên trong, sắp bị hủy niêm yết, sắp phá sản... thì 2.000 - 3.000 đồng cũng chưa chắc rẻ, nhiều khi còn đắt", ông Vũ cho hay.

Trường hợp bị hủy niêm yết, giá cổ phiếu thường lao dốc mạnh, thanh khoản chạm đáy, đôi khi không xuất hiện giao dịch, nhà đầu tư khó cắt lỗ, bị "chôn vốn". Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp phá sản thì nhà đầu tư phải chờ mòn mỏi để nhận được một phần tiền từ thanh lý tài sản.

Lựa chọn mua cổ phiếu đang bị giảm giá sâu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt, hay mua "cổ phiếu trà đá", "cổ phiếu rác", theo ông Vũ: "Tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Dĩ nhiên nếu đó là một doanh nghiệp có nội lực tốt, hoạt động trong ngành nghề hứa hẹn tiềm năng lợi nhuận cao, nếu nhà đầu tư nào đồng hành trong lúc doanh nghiệp khó khăn thì nhiều khả năng sẽ được đền đáp xứng đáng".

Với nhìn từ quỹ đầu tư, chia sẻ tại Hội nghị Invest ASEAN, ông Lê Anh Tuấn - phó tổng giám đốc đầu tư, kinh tế gia trưởng Dragon Capital - cho biết vào năm 2012 khi lạm phát cao, nền kinh tế đi xuống, VN-Index chạm đáy 350 điểm, nhiều nhà đầu tư lo lắng, nhưng hai quỹ đầu tư nổi tiếng nói rằng thị trường Việt Nam đang "ngồi trên mỏ vàng". 

10 năm sau nhiều cổ phiếu đã tăng 30-50 lần, nhận định trên đã đúng. Hiện chứng khoán Việt Nam đang rẻ hơn khu vực, nếu lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng, thị trường được nâng hạng, rõ ràng "chúng ta đang nằm trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới".

Tuy nhiên, cần lưu ý vàng ròng chỉ dành cho người biết chọn đúng cổ phiếu và đúng thời điểm, và không phải lúc nào "rác" cũng hóa thành vàng.

Cổ phiếu 'họ FLC' còn không bằng ly trà đá

BÔNG MAI

Báo cáo của Agriseco Research cho rằng khó có thể kỳ vọng các doanh nghiệp hàng không hồi phục mức lợi nhuận về gần mức trước dịch ngay trong năm 2021.

Theo báo cáo đánh giá mới đây của Chứng khoán Agriseco, ngành hàng không Việt đang gặp muôn vàn khó khăn, tuy nhiên vẫn có nhiều ánh sáng kỳ vọng phía trước khi mà việc tiêm vaccine được triển khai, các đường bay dần được mở lại, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, xét về cơ hội đầu tư, trong bối cảnh dòng tiền đang đảo lớp và có thể hướng tới các nhóm ngành hưởng lợi sau khi dịch bệnh được khống chế, Agriseco Research đánh giá các cổ phiếu ngành hàng không vẫn có nhiều dư địa tăng trưởng trong ngắn và dài hạn.

Khó phục hồi ngay trong 2021

Cũng theo báo cáo, do chịu những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, trong năm 2020 các hãng hàng không nội địa Việt Nam chỉ khai thác tổng cộng 216.000 chuyến bay, giảm hơn 33% so với 2019.

Agriseco Research nhận định ngành hàng không Việt sẽ khó phục hồi ngay trong 2021. Ảnh: Ngô Minh.

Những quy định về phòng chống dịch bệnh và cách ly đã tác động mạnh lên sản lượng khách quốc tế cập cảng hàng không và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tổng sản lượng trong năm vừa qua của đối tượng khách này chỉ đạt 3,2 triệu người, tương đương giảm hơn 80% so với 2019. Theo đánh giá từ Cục Hàng không, việc cắt bỏ toàn bộ đường bay đến Trung Quốc đồng nghĩa mức thiệt hại hơn 8 triệu lượt khách mỗi năm.

Trước diễn biến này, các hãng hàng không đã buộc phải đưa nhiều biện pháp như giảm giá dịch vụ để kích cầu du lịch.

Không những phải đối mặt với tác động chung của toàn cầu, các hãng hàng không nội địa còn chịu áp lực cạnh tranh nặng nề khi thị trường đã xuất hiện thêm những đối thủ mới, điển hình là Vietravel Airlines đã chính thức được chấp thuận hoạt động từ tháng 1 với số máy bay khai thác nội địa là 3 chiếc.

Bên cạnh đó, tay chơi mới tham gia vào thị trường khác là Bamboo Airways cũng rất được chú ý khi phát triển đội bay nhanh, tổng quy mô đội bay dự kiến nâng lên 30 chiếc vào cuối năm 2023 và bàn giao hết vào năm 2025.

Theo đó, việc giảm giá vé để giữ được thị phần nội địa đã phần nào khiến lợi nhuận các hãng hàng không đều bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong đó, đáng chú ý trong năm 2020 là Vietnam Airlines đã ghi nhận khoản lỗ hơn 12.000 tỷ đồng làm vốn chủ sở hữu giảm đáng kể.

Trong quý I/2021, Vietnam Airlines tiếp tục ghi nhận mức lỗ gần 5.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ. Ngoài ra, theo báo cáo từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước [SCIC] gửi Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2021 Vietnam Airlines có thể ghi nhận mức lỗ hơn 10.000 tỷ đồng, tương đương khoảng gần 70% tổng mức lỗ cả năm 2020.

Với Vietjet Air, hãng hàng không này ghi nhận lợi nhuận năm 2020 giảm về gần số không. Tuy vẫn ở mức dương song động lực chính lại đến từ các mảng kinh doanh không phải cốt lõi như bất động sản hoặc đầu tư tài chính. Ba tháng đầu năm 2021, Vietjet đạt lợi nhuận 123 tỷ đồng, khá thấp so với mặt bằng chung trước dịch.

Bên cạnh đó, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các hãng hàng không cũng đều động thái cắt giảm chi phí và tối giản quy mô đội bay.

Agriseco Research cho rằng xu hướng cạnh tranh giữa các hãng hàng không nội địa sẽ tiếp diễn trong năm 2021, với việc nguồn cầu thấp và dư cung như hiện tại, khó có thể kỳ vọng các doanh nghiệp hàng không có thể hồi phục mức lợi nhuận về gần mức trước dịch ngay trong năm 2021.

Báo cáo cũng nhận định còn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi các hãng hàng không ở phía trước, tuy nhiên trong ngắn hạn vẫn tồn tại một số cơ hội mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để cải thiện tình hình như áp dụng hộ chiếu vaccine có thể sẽ được Chính phủ chấp thuận vào cuối quý 3.

Ngoài ra, việc mở lại một số đường bay quốc tế và thị trường nội địa cũng dần hồi phục khi kế hoạch 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối năm sẽ giúp thúc đẩy du lịch và giúp các hãng hàng không cải thiện kết quả lợi nhuận.

Vietnam Airlines dư địa lớn, kế đến là Vietjet, Vietravel

Về cơ hội đầu tư trong ngắn hạn nhóm cổ phiếu ngành hàng không, Agriseco Research đánh giá các cổ phiếu này sẽ có nhiều cơ hội tăng giá khi dịch bệnh dần được kiểm soát, kéo theo nhu cầu du lịch được hồi phục nhờ các chính sách kích cầu.

Thống kê với 4 làn sóng dịch tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu của 2 ông lớn trong ngành là Vietnam Airlines và Vietjet Air đều có xu hướng giảm sâu khi số ca mắc mới tạo đỉnh và hồi phục ổn khi đỉnh dịch qua đi. Theo dự báo của các chuyên gia, khả năng đỉnh dịch của đợt bùng phát thứ 4 đã qua hoặc sẽ được hình thành vào đầu tháng 7.

Cùng với đó, hiện tại trong giai đoạn cao điểm của mùa du lịch, với việc tình hình dịch tại đợt bùng phát thứ 4 đang bắt đầu hạ nhiệt, các hãng hàng không có thể sẽ ghi nhận doanh thu hồi phục ổn trong quý 3 khi mà nhu cầu du lịch tháng 8 và 9 khả năng cao đột biến so với năm 2020.

Báo cáo nhận định những xúc tác trong ngắn hạn từ các gói hỗ trợ như giảm áp lực thanh toán lãi vay, chính sách cắt giảm chi phí cất hạ cánh hoặc điều chỉnh giá dịch vụ điều hành, dịch vụ mặt đất cùng với một số cơ chế riêng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không sẽ giúp các doạnh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nói về dài hạn, báo cáo của Agriseco đánh giá đây đang là giai đoạn khó khăn nhất của ngành hàng không và sẽ hồi phục trong giai đoạn 2022 – 2023. Do vậy, Agriseco kỳ vọng kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong ngành sẽ quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 trong vòng 1-2 năm tới. Điều này là có cơ sở do khả năng kiểm soát dịch bệnh rất hiệu quả tại Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ, kết hợp với việc tiêm vaccine cho người dân đang được triển khai đúng tiến độ kỳ vọng.

Theo đó, đơn vị này cho rằng giai đoạn nửa cuối năm 2021 là thời điểm phù hợp để tích lũy các cổ phiếu ngành hàng không. Báo cáo cũng lựa chọn mã cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines để đầu tư dài hạn do có triển vọng tăng trưởng từ việc tái cấu trúc và đón nhận các hình thức tăng vốn mạnh, cùng với đó là đội bay lớn cùng mạng lưới đường bay đa dạng sẽ là những nhân tố tạo nên dư địa tăng trưởng mạnh, ở mức 45%. Agriseco Research cũng đưa ra mức dự báo dư địa tăng trưởng cho cổ phiếu VJC của Vietjet và VTR của Vietravel lần lượt là 20% và 30%.

Video liên quan

Chủ Đề