Kết quả của bài toán lai 2 tính ở đời F2 thì kiểu gen và kiểu hình như thế nào

1.1. Thí nghiệm của Menđen

– Thực hiện thí nghiệm

– Đối tượng thí nghiệm vẫn là đậu hà lan

– Menden thực hiện phép lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn lai với xanh, nhăn

–  Phân tích kết quả phép lai của Menđen dựa vào kết quả kiểu hình ở phép lai

– Từ kết quả phép lai:

⇒ Tỉ lệ vàng: xanh: 3: 1; Tỉ lệ trơn: nhăn: 3:1

Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng- trơn: 3 vàng- nhăn: 3 xanh- trơn: 1 xanh- nhăn 

⇒ 9: 3: 3:1

– Kết luận: qua phép lai ta thấy

  • Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 của từng cặp tính trạng là 3:1 tuân theo quy luật phân li.
  • Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó ⇒ Các tính trạng phân li độc lập.

1.2. Biến dị tổ hợp

– Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

  • Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.
  • Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.
  • Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

– Biến dị tổ hợp là: sự xuất hiện các kiểu hình khác vs bố mẹ do sự tổ hợp 1 cách ngẫu nhiên của các tính rạng phân li độc lập.

– Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính [giao phối].

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Một số vấn đề liên quan đến thị nghiệm lai hai cặp tính trạng và biến dị tổ hợp

Câu 1: Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp

A. chỉ xuất hiện ở F1                                  B. chỉ xuất hiện ở F2.

C. xuất hiện ở cả F1 lẫn F2.                       D. không bao giờ xuất hiện ở F1.

Hướng dẫn giải

– Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp xuất hiện ở cả F1 lẫn F2.

⇒ Đáp án: C

Câu 2: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

Hướng dẫn giải

– Sở dĩ tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của Menđen di truyền độc lập với nhau vì tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

– Tỉ lệ KH F2:

[vàng, trơn] x [xanh, nhăn] = [vàng x xanh] x [trơn x nhăn]

= [3:1] x [3:1] = 9: 3: 3: 1

2.2. Dạng 2: Vận dụng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng để giải thích một số kết quả hiện tượng.

Câu 1: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là F2 nhất thiết phải có:

a] Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng 3 trội: 1 lặn.

b] Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

c] Bốn kiểu hình khác nhau.

d] Các biến dị tổ hợp.

Hướng dẫn giải

– Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là F2 nhất thiết phải có tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

⇒ Chọn B.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện với hình thức sinh sản nào?

Câu 2: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

Câu 3: Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính? 

Câu 4: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:

A. Hạt vàng, vỏ trơn 

B. Hạt vàng, vỏ nhăn

C. Hạt xanh, vỏ trơn

D. Hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 2: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:

A. 9: 3: 3 :1 

B. 3: 1              

C. 1: 1

D. 1: 1: 1: 1

Câu 3: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A. AABB

B. Aabb

C. aaBB

D. Cả 3 kiểu gen vừa nêu

Câu 4: Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là:

A. AaBB

B. Aabb 

C. AABb 

D. Aabb

Câu 5: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:

A. AB, Ab, aB, ab

B. AB, Ab

C. Ab, aB, ab

D. AB, Ab, aB

4. Kết luận

Qua kiến thức bài Lai hai cặp tính trạng các em cần phải thực hiện được các kiến thức sau:

– Nêu được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.

– Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.

– Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp, cho ví dụ.

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai.

Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau:

  • Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
  • Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.

Ví dụ: Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình riêng từng cặp tính trạng như bảng sau:

Số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình chung cho cả 3 cặp tính trạng trên là:


  • Số KG = [ 1AA : 2Aa : 1aa][1Bb : 1bb][1Dd : 1dd] = 3 x 2 x 2 = 12.
  • Số KH = [3 vàng : 1 xanh][1 trơn : 1 nhăn][1 cao : 1 thấp] = 2 x 2 x 2 = 8.

Tính tỉ lệ phân li ở đời con.

- Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng lẻ của mỗi cặp gen.

- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con = Tích các tỉ lệ kiểu hình riêng lẻ của mỗi cặp gen.


Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong sinh học

- Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra => chúng ta dùng phương pháp nhân xác suất.

- Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau [Nếu trường hợp này xảy ra thì trường hợp kia không xảy ra] => chúng ta dùng công thức cộng xác suất.


Cho A- quả tròn : a- quả dài; B -quả đỏ : b - quả xanh; D- quả ngọt : d - quả chua. Biết các cặp gen PLĐL

1. Không viết sơ đồ lai, tính số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình đời F1 của các phép lai sau:

2. Xép phép lai P3: AaBbdd x aaBbDd

a. Không viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ xuất hiện ở đời F1 từng kiểu gen sau: AaBbDd ; AabbDD; aaBBDd

b. Không viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ xuất hiện ở đời F1 từng từng loại kiểu hình sau: [ A-B-C]; [aabbD-]; [A-bbD-]

Những bài bài tập sinh học về tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con là dạng bài tập có nhiều trong đề thi môn sinh trong những năm gần đây. Để giải nhanh phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm sinh học chúng ta nên sử dụng toán xác suất để tính. Hạn chế tối đa việc viết sơ đồ lai, vì nó dài dòng và rất dễ nhầm trong quá trình làm bài.

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện [bị phá huỷ] qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội [2n NST] qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  [2^k-1]2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.[2^k-1]2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba

Dạng bài tập sinh học về tính số lượng và tỉ lệ % từng loại  nuclêôtit trên cả 2 mạch của phân tử ADN [hay gen]. Để giải bài tập này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Cần nhớ: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn của ADN [hay gen] liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và ngược lại [T liên kết với A] G liên kết với X và ngược lai [X liên kết với G] Công thức Số lượng từng loại nuclêôtit + A=T; G=X => $\frac{A+G}{T+X}=1$ + N=A+T+G+X=2A+2G=2T+2X + A+G=T+X= $\frac{N}{2}$ Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit + %A=%T; %G=%X + %[A+T+G+X] = 100% => %[A+G]=%[T+X]=50%N + %A=%T=50%-%G=50%-%X; %G=%X=50%-%A=50%-%T Bài tập có đáp án về tính số lượng, tỉ lệ phần trăm [%] từng loại nuclêôtit trong gen [hay ADN] Bài tập trắc nghiệm vận dụng 1. Gen có hiệu số gữa nuclêôtit loại T với loại nucleoit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A=T=15%; G=X=35% B. A=T=35%; G=X=65% C. A=T=35%; G=X=15% D. A=T=30%; G=X=20% 2. Gen

Sinh vật bình thường có bộ NST 2n, khi giảm phân sẽ cho giao tử bình thường n. Tuy nhiên trong thể đột biến như thể ba nhiễm, thể tứ bội thì giảm phân cho ra những loại giao tử như thế nào. Ở bài này sẽ hướng dẫn các em cách viết và các định tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân của thể tứ bội [4n]. Ví dụ:  thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường sẽ tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ bằng bao nhiêu? Để viết giao tử cho thể tứ bội các em sơ đồ hình chữ nhật như bên dưới. Ở mỗi góc của hình chữ nhật ta viết mỗi alen. Ví dụ ở trên cơ thể có kiểu gen AAaa nên ta viết 2 góc có alen A và 2 góc có alen a. Sau đó ta sẽ nối các cạnh và 2 đường chéo để được số loại và tỉ lệ giao tử như sau: Số giao tử AA = 1 Số giaotử aa = 1 Số giao tử Aa = 4 Vậy cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử lưỡng bội là AA, aa và Aa với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Tất nhiên là ta chỉ xét một gen nào đó trong thể tứ bội và dạng này đề cũ

ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen] khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN [có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN] cho từng trường hợp cụ thể:

Theo cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian của ADN dạng B và quá trình nhân đôi của ADN ta có thể suy luận được một số vấn đề sau: 1. Tổng số liên hiđrô trong phân tử ADN là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 2. Khi ADN tự nhân nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 3. Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: $[2A + 3G][2^n - 1] = H.[2^n - 1] = ...$ 4. Số liên kết hiđrô được hình thành sau quá trình nhân đôi so với số liên kết hiđrô ban đầu [hình thành 2 phân tử ADN mới]. Do vậy số liên kết hiđrô được hình thành là: $2H.[2^n - 1] = 2.[2A + 3G][2^n - 1] = ...$ 5. Liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit không bị phá vỡ $\rightarrow$ khi tự sao một lần thì số liên kết cộng hóa trị tăng lên gấp đôi [hình thành 2 mạch mới của ADN con]. 6. Khi tự sao n lần số liên kết hóa trị hình thành là:  $Y[2^n - 1]$ Bài tập vận dụng * Một gen có 450 nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại T=35%. Sử dụng dữ

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. 1. Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ: Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc . Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN [gen] được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN. Giai đoạn kéo dài: + Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung [A-U, T-A, G-X, X-G] + Enzim di động theo chiều 3’ => 5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’. Giai đoạn kết thúc: + Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch k

ARN là bản sao từ một đoạn của ADN [tương ứng với một gen], ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền. 1. Thành phần: Cũng như  ADN , ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit . Mỗi đơn phân [nuclêôtit] được cấu tạo từ 3 thành phần sau: Đường ribôluzơ: $C_5H_{10}O_5$  [còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ  $C_5H_{10}O_4$ ]. Axit photphoric: $H_3PO_4$ . 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X]. Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang. 2. Cấu trúc ARN:  ARN có cấu trúc mạch đơn: Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa  $H_3PO_4$  của ribônuclêôtit này với đường  $C_5H_{10}O_5$  của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit [kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN. Có 3 loại ARN: - ARN thông tin [mARN]: sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng tr

Tìm xác suất xuất hiện số alen trội, lặn ở thế hệ con trong phép lai thuộc quy luật di truyền phân li độc lập là dạng bài tập sinh học khó . Nếu chúng ta dùng phương pháp chia riêng từng cặp gen để tính sau đó gộp lại thì  tốn khá nhiều thời gian mà dễ nhầm lẫn. Vì vậy hôm tôi cố gắng tìm công thức chung áp dụng cho mọi trường hợp của đề bài một cách nhanh chóng.  Ở dưới tôi đã đưa ra công thức chung [sẽ chứng minh công thức trong một chuyên đề khác để các bạn cần tìm hiểu chuyên sâu] có kèm theo 2 ví dụ điển hình. Sau khi hiểu công thức các bạn vận dụng để làm 5 bài tập vận dụng có đáp án kèm theo. Các bạn cần trao đổi thêm vui lòng phản hồi [comment] ở cuối bài viết. Toán xác suất trong di truyền học phân tử A. Phương pháp chung: Ở phép lai mà tổng số cặp gen dị hợp của bố và mẹ là n , thì ở đời con loại cá thể có k  alen trội chiếm tỉ lệ $\frac{C_{n}^{k-m}}{2^n}$. Trong đó m là số cặp gen đồng hợp trội ở cả bố và mẹ. Ví dụ 1: Ở phép lai AaBbdd x AabbDd, loại cá th

Video liên quan

Chủ Đề