Tại sao ăn nhiều không béo

Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến cơ thể “mập lên” hay “ốm đi”.

Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng “ăn hoài không mập”. Đó có thể là vì “cơ địa”, vì hệ tiêu hóa hoạt động kém hoặc vì bạn đang mắc phải một số bệnh lý nào đó.  

Cùng tìm hiểu nhiều hơn qua những chia sẻ bên dưới nhé!

Khả năng hấp thu dinh dưỡng kém  

Kém hấp thu được hiểu là khi thức ăn nạp vào cơ thể, dinh dưỡng trong thức ăn không được đường ruột hấp thu hết mà đào thải ra ngoài. Điều này dẫn đến cơ thể bị gầy gò, ốm yếu, xanh xao.  

Tình trạng kém hấp thu không phải là một bệnh lý riêng biệt nên khó có thể xác định được nguyên rõ nguyên nhân.  

Nhưng theo các chuyên gia về sức khỏe, thì về cơ bản đây là hậu quả của nhiều yếu tố sinh hoạt và cơ địa tạo nên như:  

  • Sự tổn thương niêm mạc ruột do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn dung nạp lactose và một số bệnh như tuyến tụy suy yếu.
  • Đau dạ dày tá tràng. 
  • Do thiếu hụt enzym tiêu hóa.
  • Do một số ký sinh trùng gây bệnh như giun đũa, giun móc, Giardia lamblia.

Quá trình chuyển hóa năng lượng cao  

Chuyển hóa năng lượng cao nghĩa là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày cao hơn so hơn với người khác.  

Chẳng hạn, một người bình thường trung bình sẽ tiêu hao từ 1.200 – 1.400 kcal/ngày; nhưng bạn lại có mức tiêu hao năng lượng lên tới 1.600 – 1.800 kcal/ngày.  

Điều này khiến bạn, dù ăn cùng một lượng thức ăn, sinh hoạt y chang như người khác nhưng sẽ nhanh thấy đói hơn hoặc ăn nhiều mà vẫn không mập.  

Biểu hiện của chuyển hóa năng lượng cao rất dễ nhận thấy, bạn chỉ cần sờ vào da lúc nào cũng thấy da nóng hay nhịp tim đập nhanh hơn. Nên dù ăn bao nhiêu đi chăng nữa cũng rất khó để tăng cân.  

Để quá trình chuyển hóa năng được diễn ra bình thường, trong thực đơn hàng ngày bạn nên xen kẽ những thức ăn có tính mát để dung hòa. Hạn chế nước ngọt và các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

Cường giáp  

Tuyến giáp hoạt động quá mức, hay còn gọi là cường giáp, gây ra tình trạng dư thừa hormone tuyến giáp trong cơ thể. Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm đối với nhiều yếu tố trong quá trình trao đổi chất, bao gồm cả việc điều chỉnh tốc độ trao đổi chất.

Những người bị cường giáp có quá trình trao đổi chất hoạt động quá mức và thường đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày. Nếu không có thuốc thích hợp, cường giáp có thể gây khó tăng cân, ngay cả khi lượng thức ăn tăng lên.

Bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại tình trạng tự miễn dịch, trong đó cơ thể phá hủy các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Insulin là hormone chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose. Khi bệnh tiểu đường loại 1 diễn ra không được kiểm soát, lượng glucose trong máu sẽ trở nên cao hơn, sau đó bài tiết qua nước tiểu. Quá trình bài tiết glucose dư thừa này có thể dẫn đến giảm cân.

Bệnh viêm ruột  

Bệnh viêm ruột [IBD] là một thuật ngữ chung để chỉ một loạt các tình trạng đặc trưng bởi tình trạng viêm ruột. Những tình trạng này, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể có tác động tiêu cực đến khả năng duy trì cân nặng của một người nào đó.

Những điều kiện này có thể hạn chế các loại và số lượng thực phẩm mà một người có thể ăn. Chúng cũng có thể gây tiêu chảy thường xuyên, có thể làm giảm cân trong một số trường hợp.

Ăn uống thất thường, bỏ bữa

Sai lầm khác của người gầy là ăn quá nhiều gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa quá tải và không thể chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất được, dẫn đến kết quả ăn hoài không mập.

Ngoài ra, thói quen ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn vặt hoặc chỉ ăn những món mình thích mà không chú tâm đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng dẫn đến việc cơ thể rất khó để tăng cân.

Có nhiều người ăn mãi không béo do bỏ bữa sáng để có sức ăn nhiều vào các bữa khác, đặc biệt là bữa tối vì nghĩ ăn tối nhiều giúp tăng cân nhanh. Tuy nhiên bữa sáng lại là bữa quan trọng nhất. Không ăn sáng khiến bạn tăng nguy cơ mắc đau dạ dày do bỏ đói dạ dày thời gian dài mà không có gì để co bóp.

Độ nhạy hormone cao

Hormones đóng một quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua, vai trò trong việc điều chỉnh trọng lượng cơ thể.  

Ví dụ, những người có độ nhạy leptin cao hơn có xu hướng giảm cân và kiểm soát cảm giác thèm ăn dễ dàng hơn. Leptin, còn được gọi là "hormone đói", là một loại protein thông báo cho não biết rằng liệu bạn có đủ năng lượng dự trữ để hoàn thành các quá trình trao đổi chất bình thường như thở, lưu thông máu, ... 

Khi mức leptin cao, cơ thể đốt cháy năng lượng ở mức bình thường, nhưng khi ở mức thấp, cơ thể sẽ bảo toàn năng lượng và kích thích cảm giác đói.  

Nguồn: healthline.com, thedailymeal.com

Xét nghiệm gen để kiểm tra khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cùng eDoctor!

Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.

Tải ngay ứng dụng eDoctor: //dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày. 

Bữa ăn không đảm bảo năng lượng, giờ giấc thất thường, mắc các bệnh lý liên quan… là những nguyên nhân phổ biến khiến ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Trưởng Nutrihome Lê Đại Hành, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến một người khó tăng cân ngay cả khi họ ăn nhiều. Để khắc phục hiệu quả bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra chỉ định điều trị, thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học.

Nhiều người gặp phải tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân. Ảnh Shutterstock

Theo đó, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng khuyến cáo có 7 nguyên nhân phổ biến cản trở sự tăng cân của một người.

Bữa ăn không đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ăn hoài không mập ở nhiều người do các bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể cần, dù bạn có vẻ ăn số lượng nhiều. Khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng từ thực phẩm, cơ thể sẽ tự động chuyển sang sử dụng lượng glucose dự trữ trong gan, cơ bắp hoặc chuyển hóa các tế bào mỡ và protein thành năng lượng để sử dụng. Do đó, nếu việc sử dụng năng lượng dự trữ xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể gầy ốm, không thể tăng cân, giảm khả năng miễn dịch, sức chịu đựng kém.

Chế độ ăn uống thất thường

Thói quen ăn uống thất thường của một người được biểu hiện qua việc: thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, ăn uống giờ giấc không cố định, ăn quá nhiều trong một bữa. Ăn uống thất thường làm chênh lệch nồng độ đường huyết và các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể ở những thời điểm khác nhau. Khi bị đói, cơ thể sẽ sử dụng nguồn glucose, mỡ và protein dự trữ; nhưng khi ăn quá no, năng lượng dư thừa có xu hướng chuyển thành mỡ xấu trong cơ thể.

Mắc các bệnh lý

Một người nếu có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và chia đều chúng trong các bữa ăn hàng ngày nhưng ăn hoài vẫn không mập hoặc không duy trì được cân nặng như mong muốn có thể nghi ngờ mình đang mắc một trong các bệnh lý: cường giáp, đái tháo đường [hay tiểu đường], bệnh viêm ruột, rối loạn ăn uống.

Bệnh cường giáp làm tăng mức chuyển hóa, đốt calo nhiều hơn bình thường nên có thể khiến bạn ăn nhiều không tăng cân. Ảnh Shutterstock

Quá trình chuyển hóa năng lượng cao

Những người có "cơ địa" ăn nhiều nhưng không tăng cân thường có quá trình chuyển hóa năng lượng cao, khiến cơ thể khó tăng cân. Nói dễ hiểu, chuyển hóa năng lượng cao là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày cao hơn so hơn với người bình thường. Dấu hiệu để nhận biết người ăn nhiều không tăng cân là da luôn nóng, tim đập nhanh... Để hạn chế quá trình này, bạn cần tránh nước ngọt, các chất kích thích và bổ sung những thực phẩm có tính hàn, mát trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Khó chuyển hóa năng lượng thành cân nặng

Đây là một nguyên nhân ít người biết đến. Người có "cơ địa" gầy khó hấp thu, gầy kinh niên thường có tốc độ chuyển hóa năng lượng thành cân nặng chậm hơn người bình thường, dẫn đến khó tăng cân.

Lười vận động và tập thể dục thể thao

Bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng thông tin, trong suy nghĩ của một số người, hạn chế vận động sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng từ đó giúp tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Luyện tập thể dục thể thao sẽ kích thích và điều hòa quá trình chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tăng sự dẻo dai và khối lượng cơ bắp của cơ thể.

Ngoài ra, luyện tập còn giúp tăng mật độ xương của cơ thể, góp phần tăng cân, hạn chế tình trạng loãng xương trong tương lai.

Lười vận động là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó tăng cân. Ảnh Shutterstock

Uống thuốc gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Theo bác sĩ Duy Tùng, một số loại thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh điều trị bệnh có thể gây tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng như hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, ảnh hưởng đến cân nặng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do tập luyện quá sức; thói quen sinh hoạt chưa khoa học [sử dụng chất kích thích và các đồ uống có cồn, thiếu ngủ...]; nhiễm ký sinh trùng giun sán; di truyền và do cơ địa...

"Nếu rơi vào tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân trong thời gian dài, bạn có thể đến khám dinh dưỡng để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị dinh dưỡng phù hợp, giúp tăng cân trở lại và duy trì cân nặng ổn định", bác sĩ Duy Tùng cho biết.

Bác sĩ Tùng lưu ý thêm, mỗi người nên tránh tùy tiện sử dụng thuốc tăng cân. Các loại thuốc tăng cân hay thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không có nghiên cứu khoa học rõ ràng sẽ dễ gây hại cho sức khỏe, khiến cơ thể giữ nước, tích tụ mỡ thừa và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như suy tế bào gan, suy chức năng thận.

Bình An

Video liên quan

Chủ Đề