Soạn văn lớp 7 bài mạch lạc trong văn bản năm 2024

Qua bài giảng mạch lạc trong văn bản giúp các em hiểu được tính mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. Bên cạnh đó, bài học rèn cho các em kĩ năng nói, viết mạch lạc. Hy vọng bài giảng giúp quý thầy cô và các em có thêm những tiết học sôi động, hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.

Soạn văn lớp 7 bài mạch lạc trong văn bản năm 2024

Tóm tắt bài

1.1. Mạch lạc trong văn bản

  • Khái niệm: Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối các câu, các đoạn, các ý trong văn bản một theo một trình tự hợp lý

→ Văn bản rất cần sự mạch lạc

1.2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

  • Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản
    • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài
    • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản xoay quanh một chủ đề thống nhất.
    • Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người tiếp nhận.

1.3. Ghi nhớ (SGK/ 32)

  • Văn bản cần phải mạch lạc
  • Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
    • ​Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
    • Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Tìm tính mạch lạc trong văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan.

Gợi ý làm bài

1. Chủ đề chung và xuyên suốt toàn bộ văn bản

  • Chủ đề: Tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng và niềm tin yêu bao la của người mẹ hiền đối với đứa con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con người.
  • Nội dung từng đoạn xoay quanh chủ đề
    • Đoạn 1. Từ đầu..."ngày đầu năm học":Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
    • Đoạn 2. Còn lại: Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ.
  • Sự việc chính trong truyện là đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho việc thể hiện sự việc đó.
  • Nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là hai mẹ con.

2. Giữa các phần được tiếp nối theo một trình tự hợp lý

  • Hành động của con trước ngày khai trường
  • Hành động và tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con.
  • Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của bản thân
  • Từ nền giáo dục của Nhật Bản, người mẹ liên hệ tới nền giáo dục của Việt Nam và nêu vai trò của nhà trường đối với giới trẻ. Từ đó khích lệ con đến trường.

→ Nội dung văn bản và trình tự giữa các phần nhất quán và rõ ràng

⇒ Làm cho văn bản có tính mạch lạc

Để hiểu được tính mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản, các em có thể tham khảo

4. Hỏi đáp Bài Mạch lạc trong văn bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn Văn 7: Mạch lạc trong văn bản ngắn gọn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về mạch bài và những yêu cầu về Mạch lạc trong văn bản để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Mạch lạc trong văn bản

I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc trong văn bản

Câu 1a trang 31 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

Mạch lạc trong văn bản gồm có các tính chất"

  • Trôi chảy thành dòng, thành mạch
  • Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản
  • Thông suốt, liên tục không đứt đoạn

Câu 1b trang 31 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

  • Em tán thành với ý kiến đó.
  • Bởi vì: mạch lạc trong đoạn văn chính là sự tiếp nối các câu theo trình tự hợp lí và các câu luôn xoay quanh một chủ đề chung.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

Câu 2a trang 31 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời

  • Sự việc chính: Hai anh em phải xa nhau về địa lí, nhưng nhất quyết không để tình cảm anh em bị xa cách, chia lìa
  • "Sự chia tay" và "những con búp bê" đóng vai trò là sự kiện của truyện
  • Hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính trong truyện

Câu 2b trang 32 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời

  • Các từ ngữ, chi tiết được lặp đi lặp lại đó chính là chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.
  • Điều đó được xem mạch lạc của văn bản

Câu 2c trang 32 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

Các đoạn được nối với nhau bởi các mối liên hệ sau:

  • Liên hệ thời gian
  • Liên hệ không gian
  • Liên hệ tâm lí
  • Liên hệ ý nghĩa

→ Mối liên hệ giữa các đoạn rất tự nhiên và hợp lí

II. Luyện tập Mạch lạc trong văn bản

Câu 1 trang 32 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

  1. Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi được trình bày theo các ý:
  • (1): Lí do người bố viết thư: phê bình, trách giận người con vì thiếu lễ phép với mẹ
  • (2): Vai trò to lớn, tình yêu thương vô bờ bến và những hi sinh cao cả mà người mẹ dành cho con vô diều kiện.
  • (3): Yêu cầu người con tự kiểm điểm để có hành động đúng đắn.

→ Chủ đề xuyên suốt: tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho con cái, và sự kính trọng cần có của con cái dành cho cha mẹ → Liên kết mạch lạc.

b.

- Tính mạch lạc của Văn bản Lão nông và các con:

  • 2 câu đầu: Giá trị lao động
  • 14 câu tiếp: Hành trình lao động
  • 4 câu cuối: Lời kết khẳng định "lao động là vàng"

→ Cả ba phần đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề "lao động là vàng" → có tính mạch lạc.

- Tính mạch lạc của đoạn trích Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả (Tô Hoài):

  • Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng.
  • Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng.
  • Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó.

→ Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa" → có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.

Câu 2 trang 34 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

- Không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn không làm mất đi sự mạch lạc của văn bản, trái lại nhờ vậy, sự mạch lạc của văn bản được tăng cao.

- Bởi vì:

  • Chủ đề chính, xuyên suốt tác phẩm là nỗi đau khổ, buồn bã đến cùng cực của hai anh em phải xa nhau, và quyết tâm dù xa nhau về địa lí, nhưng vẫn gắn kết, giữ gìn tình anh em thương yêu sâu đậm.
  • Hai nhân vật chính của câu chuyện là 2 anh em Thành và Thủy
  • Bố mẹ li hôn chỉ là tình huống để kể về hai nhân vật chính nên không cần xoáy sâu vào, nếu kể quá nhiều sẽ làm mất đi tính mạch lạc khi kể về 2 anh em Thành và Thủy

----------

Trên đây là bài soạn Mạch lạc trong văn bản bản đầy đủ, mời các bạn tải bản đầy đủ tại đây: Soạn văn 7: Mạch lạc trong văn bản. Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chuyên mục Soạn Văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm hệ thống đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7. Lời giải được trình bày ngắn gọn xúc tích giúp các em học sinh tiếp thu và ghi nhớ nội dung bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn.