So sánh quyền tác giả và quyền sở hưu năm 2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai loại quyền chính của Luật sở hữu trí tuệ. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu thêm về hai loại quyền này thông qua so sánh những điểm tương đồng và khác biệt. Từ đó, giúp bạn hiểu thêm về những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

So sánh quyền tác giả và quyền sở hưu năm 2024

Điểm giống nhau

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức; chủ thể của quyền đều có các quyền về nhân thân và tài sản. Một số đối tượng sáng tạo và chỉ dẫn thương mại trong quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng… có thể được bảo hộ dưới cơ chế của quyền tác giả. Bản chất của quyền tác giả và quyền liên quan đều là các thành quả sáng tạo trí tuệ, tinh thần của con người và tồn tại dưới dạng vô hình (không nhìn thấy) và đều không giới hạn lượng người sử dụng về thời gian và không quan (nhiều người có thể cùng sử dụng tại cùng một thời điểm và ở cùng địa điểm khác nhau).

Điểm khác nhau

Những điểm khác nhau của Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được nêu trong bảng dưới đây:

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng bảo hộ

Đối tượng quyền tác giả bao gồm:

tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Thời điểm xác lập quyền

Quyền tác giả phát sinh và được bảo hộ tự động trong một thời hạn nhất định kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh về mặt pháp lý kể từ ngày nộp đơn đăng ký và được bảo hộ kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ trong một thời hạn nhất định.

Thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ

Chỉ thẩm định hình thức, không thẩm định về nội dung trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Thẩm định về cả hình thức và nội dung trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký (Nhãn hiệu, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Chỉ dẫn địa lý) hoặc Bằng độc quyền (Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp)

Phạm vi bảo hộ

Bảo hộ, chống lại quyền sao chép trái phép, bảo vệ quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm;

Bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định trên lãnh thổ Việt Nam và các nước thuộc công ước Bern.

Thời gian bảo hộ không được gia hạn;

Sau thời gian bảo hộ, bản quyền thuộc về công chúng, tác phẩm được công chúng khai thác và sử dụng tư do, không mất phí, không phải xin phép.

Bảo hộ trong phạm vi các nội dung ( ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại) đăng ký theo Văn bằng bảo hộ;

Bảo hộ trong một thời gian nhất định và được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ;

Bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu có thể gia hạn không giới hạn số lần gia hạn; Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn;

Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Bố trí mạch tích hợp chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định (bắt buộc gia hạn hoặc duy trì hiệu lực);

Có cần thiết cấp văn bằng bảo hộ hay không?

Không cần phải có văn bằng bảo hộ.

Tuy nhiên, việc có Giấy chứng nhận đăng ký sẽ dễ dàng trong việc thực thi quyền và là lợi thế khi tranh chấp xảy ra.

Trừ tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, các đối tượng khác bắt buộc phải có Văn bằng mới được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ dài hơn so với các đối tượng SHCN:

– Tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính, kiến trúc, báo chí: thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Thời hạn bảo hộ các đối tượng SHCN thường ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, hiệu lực các Văn bằng bảo hộ SHCN như sau:

– Sáng chế: thời hạn bảo hộ là 20 năm kể từ ngày nộp đơn;

– Giải pháp hữu ích: thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn;

– Kiểu dáng công nghiệp: thời hạn bảo hộ tối đa là 15 năm kể từ ngày nộp đơn, mỗi lẫn 5 năm và được gia hạn tối đa 2 lần 5 năm;

– Nhãn hiệu: thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm;

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày sáng tạo;

– Chỉ dẫn địa lý: thời hạn bảo hộ là vô thời hạn kể từ ngày cấp Văn bằng.

Chúng ta có thể đưa ra kết luận sau để phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp:

– Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức mà không bảo hộ nội dung của ý tưởng;

– Điều kiện bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp khắt khe hơn nhiều so với quyền tác giả. Các đối tượng sở hữu công nghiệp thường có các điều kiện bảo hộ sẽ khắt khe hơn rất nhiều và phải trải qua quá trình thấm định của Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ.

– Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đòi hỏi cải tiến công nghệ để nâng cấp những công nghệ cũ, vòng đời công nghệ có xu hướng ngắn lại nên nhóm đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với quyền tác giả.

– Quyền sở hữu công nghiệp như tên gọi của nó được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, quyền tác giả thường hiện diện trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần, giải trí của con người.

– Quyền sở hữu công nghiệp thường tập trung nhiều hơn ở các sản phẩm hàng hóa hữu hình trong môi trường thực (offline) trong khi đó quyền tác giả thường tập trung nhiều trong lĩnh vực dịch vụ vô hình: nghệ thuật, giải trí, trong cả trong môi trường mạng internet (ảo/online) và môi trường thực (offline).

Để được tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH ELITE-ELITE LAW FIRM

255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051

Hotline: 0988 746 527

Email: [email protected]

Website: lawfirmelite.com

Keywords: so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, điểm giống và khác nhau giữa quyền tác giả và quyền SHCN, ELITE LAW FIRM