Sách chương trình địa phương lớp 9

SOẠN BÀI: Chương trình địa phương (Phần văn)

Câu 1: (Trang 122, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Trả lời:

Nếu đang làm việc học tập và sinh sống ở Hà Nội, các bạn có thể tìm đọc các tác phẩm viết về Hà Nội của các tác giả địa phương như:

- Tô Hoài: Chuyện cũ Hà Nội, Những ngõ phố, Người đường phố, ...

- Thạch Lam: Hà Nội băm sáu phố phường

- Ngô Tất Tố: Lều chõng

- Nguyễn Tuân: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi

- Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với Thủ đô, Những người ở lại, Luỹ Hoa, ...

- Vũ Bằng: Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai

- Nguyễn Đình Thi: Vỡ bờ, Xung kích, Mặt trận trên cao , Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng, Giấc mơ, ...

- Hồ Phương: Xóm mới, Những tầm cao, Những tiếng súng đầu tiên,...

Câu 2: (Trang 122, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Trả lời:

Dưới đây là bảng thống kê một số tác giả nổi tiếng, quê Hà Nội và có những cống hiến nổi bật cho nền văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Câu 3:

Trả lời:

Các tác phẩm hay viết về Hà Nội như đã đề cập tới ở câu 1, ngoài ra có thể kể tới các tác phẩm do các tác giả không phải người Hà Nội viết như:

- Các tác phẩm Thú ăn chơi người Hà Nội, Đường vào Hà Nội, Dòng sông Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường,... của tác giả Băng Sơn.

- Đi ngang Hà Nội - Nguyễn Ngọc Tiến

- Hà Nội cũ - Doãn Kế Thiện

- Hà Nội thanh lịch - Hoàng Đạo Thúy

- Hà Nội lầm than ­- Trọng Lang

- Chuyện Hà Nội - Vũ Ngọc Phan

Câu 4:

Trả lời:

Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cho đến cuối đời ông vẫn luôn ở Hà Nội có lẽ chính vì thế mà cái Hà Nội vẫn luôn ở trong tâm trí ông, sâu sắc, chân thực và thân thuộc. Mới đây tôi vừa sắm cho mình cuốn Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, đây là tập ký sự được ông viết và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968.

Trong lần xuất bản đầu tiên cuốn sách chỉ có 40 truyện, cho đến lần tái bản gần đây nhất thì con số đó là 114 truyện, không gian rộng lớn hơn, dòng thời gian dài hơn, cái nhìn của tác giả cũng trải hơn, đời hơn, cảm xúc tác giả cũng thay đổi khá nhiều. Với cái bìa nền vàng đậm đà có vẻ hơi chói mắt, bên dưới là hình vẽ mấy căn nhà kiểu cũ, đặc trưng của 36 phố phường, có thể thấy đây là một cuốn sách đậm mùi Hà Nội, đậm mùi "cũ" như cái tên của nó - Chuyện cũ Hà Nội. Cuốn sách là những mẩu chuyện ngắn, viết về phố phường Hà Nội cách đây 60, 70 năm về trước, viết về Hà Nội trong lúc nền văn hóa phương Tây đang trà trộn vào thủ đô. Dưới ngòi bút tinh tế, óc quan sát tỉ mỉ của tác giả, hình ảnh từng ngóc ngách Hà Nội hiện lên thật sống động, hấp dẫn. Phần đầu của tập ký sự, tác giả nói nhiều, kể về cái quang cảnh vùng ngoại ô, với cuộc sống cơ cực, bần hàn của lớp dân nghèo trong những năm tháng đất nước còn chìm trong súng đạn, chiến tranh. Phần sau tác giả kể nhiều hơn về vùng nội đô, với những câu chuyện về 36 phố phường, về Hồ Gươm, về những con người với nhiều ngành nghề, những cảnh tượng, mảnh đời khác nhau. Có khi chỉ là những chuyện vụn vặt, hay cái tâm sự của Tô Hoài lúc thấy chuyện này người kia, có khi là kể về mấy món ăn đậm chất Hà Nội, nhưng cứ bình đạm, tàng tàng như thế lại mới thấy được hết cái thủ đô trong thế nửa cũ, nửa mới. Hà Nội thời này qua ngọn bút của tác giả hiện lên với đầy đủ màu sắc, âm thanh, cảm xúc hỗn độn, vui buồn, cơ cực, ... Đủ để thấy một thành phố đa dạng, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, nhưng thế lại hay, hay vì cái nhìn bao quát, rộng lớn, cái tình cảm yêu thương quê cha đất tổ của tác giả. Tình yêu ấy phải to lớn, đậm sâu đến thế nào mới có thể giữ lại cái chất riêng biệt của thủ đô trong từng tác phẩm. Ngoài những câu chuyện dung dị thường ngày, tác giả còn kể nhiều về phong tục tập quán của Hà Nội, có những cái nay đã thất truyền hoặc là hủ tục phải bãi bỏ. Hấp dẫn lắm, đọc mà cứ muốn đọc mãi thôi.

Chuyện cũ Hà Nội như một thứ tư liệu lịch sử mà Tô Hoài là nhân chứng cho những câu chuyện đó, cũng có thể coi nó là một loại tài tiệu ghi chép điều tra xã hội học thông qua những câu chuyện mà tác giả thấy, quan sát, cảm nhận và ghi lại vào sách vở. Tôi nghĩ rằng cho dù là tầng lớp, hay lứa tuổi nào cũng nên một lần tìm đọc tác phẩm này, vừa để học hỏi lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc, hay chí ít cũng để hiểu, thời đó nhân dân ta khổ cực lắm, bây giờ chúng ta sung sướng quá, đặc biệt là các bạn trẻ lại càng cần phải đọc nhiều hơn.

Khi soạn bài Chương trình địa phương (phần văn), lớp 9 ở trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 1, các em học sinh sẽ được tìm hiểu và trau dồi thêm những kiến thức về các tác giả văn học tiêu biểu ở địa phương mình cùng với đó là những tác phẩm đặc sắc, giàu giá trị của họ đã đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt, Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng, soạn văn lớp 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9 Soạn bài Chương trình địa phương, phần Văn, bài 14 Soạn bài Chương trình địa phương, phần Tiếng Việt trang 145 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Soạn bài Chương trình địa phương: Văn và Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7

  • Sách chương trình địa phương lớp 9
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Chỉ sự vật, hiện tượng...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :

   - Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

   - Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

Quảng cáo

   - Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm :

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
BátĐọiChén
MẹMẹ
BốCha, BoBa, Tía

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa :

Từ ngữPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
HòmDụng cụ để đựng đồQuan tàiQuan tài
BổCó íchNgã
MắcTreo lênBậnĐắt

Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

Quảng cáo

   - Thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1.b), (1.c) :

(1.b) : cá quả, lợn, ngã.

(1.c) : ốm

=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 176 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.

→ Giúp khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Sách chương trình địa phương lớp 9
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Sách chương trình địa phương lớp 9

Sách chương trình địa phương lớp 9

Sách chương trình địa phương lớp 9

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Sách chương trình địa phương lớp 9

Sách chương trình địa phương lớp 9

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.