Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

(PLVN) -Theo phong tục của người Việt Nam, ngoài lễ cúng Giao thừa và 3 ngày Tết Nguyên đán, thì lễ hóa vàng cũng được các gia đình xem trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Người ta quan niệm, sau khi đón các cụ về ăn Tết từ hôm 30 Tết, đến ngày mùng 3, con cháu lại làm lễ đưa các cụ về âm cảnh. Lễ cúng hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới hay tục “đưa ông bà”.

Theo chuyên gia phong thủy, nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào cụ thể.

Gia chủ có thể tự lựa chọn và tiến hành vào một ngày mà mình thấy phù hợp trong khoảng từ ngày mùng 3 Tết đến ngày mùng 7 Tết. Đa số các gia đình hay chọn ngày mùng 3 Tết để hóa vàng.

Năm Giáp Thìn 2024, ngày mùng 3 Tết là thứ Hai, ngày 12/2 dương lịch. Một số khung giờ hoàng đạo - giờ tốt trong ngày có thể tiến hành lễ hóa vàng: Tân Mão (5h-7h): Ngọc Đường; Giáp Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh; Bính Thân (15h-17h): Thanh Long; Đinh Dậu (17h-19h): Minh Đường.

Mùng 4 Tết: giờ Mão (5h - 7h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h).

Mùng 5 Tết: giờ Mão (5h - 7h), giờ Tỵ (9h - 11h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Tuất (19h - 21h).

Mùng 7 Tết: giờ Dần (3h - 5h), giờ Thìn (7h - 9h), giờ Tỵ (9h - 11h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h), giờ Hợi (21h - 23h).

Vật phẩm cần có trong lễ hóa vàng ngày Tết

Gia đình có thể chuẩn bị một số vật phẩm đơn giản gồm mâm ngũ quả, tiền vàng mã, hoa tươi, hương, trầu cau, bánh kẹo, rượu. Có thể cúng cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo điều kiện gia đình. Nếu cúng cỗ mặn thì không thể thiếu gà trống.

Sau khi bày biện mâm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn hóa vàng tiễn tổ tiên. Đợi hương cháy hết thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép hóa vàng mã. Khi hạ lễ, hãy hạ lễ thần linh trước, tổ tiên sau. Nơi hóa vàng phải là nơi sạch sẽ, thông thoáng. Các lễ phải được hóa riêng chứ không gộp chung, hóa tùy tiện. Đốt vàng mã cũng thực hiện thần linh trước, tổ tiên sau. Phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm sẽ được hóa cuối cùng.

Khi tiền vàng, sớ trạng cháy hết, gia chủ vẩy thêm một chút rượu. Dân gian quan niệm rằng làm như vậy thì các cụ mới nhận được đồ con cháu gửi.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của các gia đình Việt trong mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc. Vậy khi nào đốt giấy cúng ông Công ông Táo? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.

1.

Thời điểm nào nên đốt giấy cúng ông Công ông Táo?

Lễ cúng ông Công, ông Táo thường được các gia đình thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Theo phong tục, để cúng ông Công ông Táo về trời, các gia đình sẽ thực hiện các bước dưới đây:

- Chuẩn bị 3 con cá chép đỏ rồi thả vào chậu nước, đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép đó mang ý nghĩa tượng trưng cho câu nói “cá chép hóa rồng” để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

- Các gia chủ tiến hành chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo chính xác và đầy đủ nhất.

Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

- Gia chủ sẽ thắp tiếp 3 nén hương (hoặc 5,7,9 nén tùy thuộc vào nhu cầu nhưng là số lẻ) rồi vái ba vái và khấn bài cúng.

- Khi hương đã tàn được 2/3 thì hãy xin phép hạn lễ hóa vàng. Nguyên nhân cần phải đợi đến khi hương tàn hết 2/3 do quan niệm nếu hương còn thì phải hóa vàng để cho ông Công ông Táo nhận được, chờ đến khi hương cháy hết thì mới tiến hành đổ 3 chén rượu vào tro.

- Sau cùng hãy mang cá chép ra hồ nhằm phóng sinh.

- Bạn có thể làm lễ cúng ở ngay bàn thờ gia tiên, không nhất thiết phải lập thêm bàn thờ Táo quân.

2.

Bài cúng ông Công ông Táo chi tiết nhất

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Những vấn đề thờ cúng luôn là sự quan tâm lớn với nhiều gia đình. Đôi khi những lưu ý đơn giản lại là thứ chúng ta thường mắc phải nhiều nhất, đơn cử như việc nên thắp hương bao lâu thì hạ lễ. Có nhiều người thắp hương là hạ xuống ngay, nhiều gia đình lại thắp rất lâu mới hạ. Vậy câu trả lời cho vấn đề này nằm ở đâu? Hãy cùng Gốm Bát Tràng tìm hiểu nhé!

Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

(Đồ thờ men rạn tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng)

Hương khói trong tâm linh người Việt

Thắp hương là truyền thống, tập tục từ rất lâu của con người Á Đông và đặc biệt là dân tộc Việt Nam. Vào mỗi dịp lễ tết, hay đám tang, đám cưới,… không thể thiếu hình ảnh của những nén hương.

Thắp hương đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của đất Việt mang lại sự gần gũi, thiêng liêng. Hình ảnh bát hương còn được coi giống như nơi thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính đối với bề trên. Việc thắp hương vào ngày lễ tại gia đình hay chùa chiền thể hiện sự cầu may và bình an cho gia chủ. Người ta tin rằng tổ tiên sẽ thông qua nén hương mà nghe được lời cầu nguyện của chúng ta.

Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

(Đồ thờ vẽ vàng tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng)

Khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra người ta đều sẽ sắm lễ để dâng lễ và thắp hương. Các lễ ăn hỏi, cúng Mụ, động thổ, thôi nôi, … nhờ những nén hương để cầu bề trên phù hộ.

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ?

Những nén hương được đặt lên bát hương coi như là tấm lòng kính trọng và sợi dây kết nối với người đi trước. Chúng ta có thể gửi những tâm nguyện và ý niệm của mình qua việc thắp hương cho tổ tiên. Hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian làm cho lòng người cảm thấy thanh thản.

Khi hương cháy đến lúc nào thì hóa vàng năm 2024

(Bộ đồ thờ men lam tại Gốm Bát Tràng Hải Phòng)

Không cần cỗ bàn linh đình hay yến tiệc thịnh soạn, chúng ta thể hiện lòng thành qua làn khói của nén hương. Lễ vật để dâng lên thần linh và gia tiên chỉ cần đèn, nến, cây trái, nước tốt, hương thơm là đủ. Theo như nghiên cứu thì các bạn phải thắp 3 tuần hương mới được phép hạ lễ xuống. Trong đó, 1 tuần hương là thời gian cháy hết một nén hương, chừng 30 – 45 phút.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi “thắp hương bao lâu thì hạ lễ” thông qua bài viết này. Tuy nhiên gia chủ nên nhớ việc dâng hương sẽ trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn nếu có đầy đủ các vật phẩm trên ban. Chúng sẽ mang lại cho gia đình nhiều may mắn và tài tộc nhờ sự tương trợ từ ông bà tổ tiên bởi lẽ: “có thờ có thiêng”.

Gốm Bát Tràng chuyên cung cấp các sản phẩm dùng để thờ cúng bền đẹp và chuản Bát Tràng. Mọi người hãy nhanh tay tham khảo để lựa chọn được những đồ vật tốt nhất cho ban thờ gia tiên nhà mình nhé!